THÚC ĐẨY VÀ TĂNG CƢỜNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM AUSTRALIA GIAI ĐOẠN 2012-
3.1.1. Triển vọng tăng trưởng thương mại toàn cầu
Sau khủng hoảng tài chính 2008-2009, nền kinh tế thế giới tiếp tục rơi vào trì trệ những năm 2010-2011. Năm 2012, mặc dù đã có những dấu hiệu phục hồi nhưng kinh tế thế giới vẫn cịn nhiều khó khăn và bất ổn. Trong khó khăn, xu hướng cơ cấu lại thể chế, các ngành, lĩnh vực kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia. Trong quan hệ kinh tế quốc tế, mặc dù chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng xu hướng tăng cường quan hệ hợp tác thương mại thông qua ký kết các hiệp định, hiệp ước thương mại song phương và đa phương vẫn chiếm vị trí chủ đạo. Tiềm năng của hội nhập kinh tế sâu hơn và lợi ích kinh tế thu được sẽ lớn hơn.
Theo dự báo của IMF, tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ phục hồi chậm từ 4,5% trong năm 2012 đến 4,7% năm 2016. Trong đó tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển dao động ở mức 2,4-2,6%/năm, ở các nước đang phát triển dao động ở mức 6,5-6,8%/năm. Khu vực ASEAN được dự báo sẽ là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong giai đoạn 2011-2016 với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,4- 8,6%/năm. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo hoạt động thương mại toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng 3,7% trong năm nay, sau khi làm thất vọng các nhà kinh tế với mức tăng chỉ 5% trong năm 2011. Lý do được đưa ra là khủng hoảng nợ cơng châu Âu vẫn đang kìm hãm nhu cầu thương mại tồn cầu. Cũng theo WTO, các nền kinh tế đang phát triển sẽ dẫn dắt hoạt động thương mại toàn cầu trong năm nay với mức tăng dự báo 5,6% trong hoạt động xuất khẩu. Trong khi đó, con số này tại các nước phát triển được dự báo ở mức 2%. WTO cũng hy vọng thương mại toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2013 với tăng trưởng sau khi loại trừ những ảnh hưởng sai lệch từ tỷ giá hối đoái và giá hàng hóa là khoảng 5,6%. Giá trị của thương mại tồn cầu
tính theo USD đã tăng tới 19% trong năm 2011, lên mức kỷ lục 18,2 nghìn tỷ USD, vượt cả đỉnh 16,1 nghìn tỷ USD trong năm 2008. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do giá hàng hóa nguyên liệu tăng cao. Giá thị thương mại dịch vụ đã tăng 11% lên 4,2 nghìn tỷ USD. Dự báo cho năm 2012 của WTO được dựa trên giả định tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 2,1%, giảm so với 2,4% trong năm ngoái.
Thương mại thế giới giai đoạn 2011-2020 được dự báo tăng trưởng nhanh hơn với tốc độ trung bình 7,5%/năm, sẽ chiếm 45% GDP thế giới vào năm 2020. Tự do hóa thương mại, chi phí vận tải và viễn thơng giảm, nguồn vốn di chuyển giữa các quốc gia ngày càng thuận lợi hơn là những nguyên nhân chính thúc đẩy thương mại thế giới phát triển. Nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục xu hướng vận động mạnh mẽ theo hướng chuyển dịch từ Tây sang Đông. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trong đó có Đơng Nam Á) từ chỗ chỉ chiếm gần 21% tỷ trọng thương mại quốc tế năm 1990 đến nay đã được coi là khu vực phát triển sôi động nhất thế giới và chiếm tỷ trọng tới 35% tỷ trọng thương mại toàn cầu. Dự báo khu vực này sẽ tiếp tục đóng vai trị động lực trong tăng trưởng thương mại tồn cầu thời kỳ tới. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục duy trì vai trị là nhân tố hàng đầu, đồng thời Ấn Độ và khối ASEAN (trong đó có Việt Nam) sẽ đóng vai trị ngày càng quan trọng hơn ảnh hưởng tới thương mại trong khu vực. Do nhận thức về lợi ích của hội nhập trong khu vực phát triển năng động về kinh tế, hội nhập kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ diễn ra với tốc độ nhanh và ngày càng sâu rộng hơn. Nằm trong khu vực năng động này, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng những ngoại ứng tích cực.
Tự do hóa thương mại tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương xuất hiện ngày càng nhiều. Việc cắt giảm các hàng rào thương mại thông qua các hiệp định được ký kết trong khu vực cũng như trên toàn cầu sẽ giúp cho hoạt động thương mại được mở rộng hơn. Tại Đông Nam Á và Đông Á, liên kết kinh tế đang được phát triển trên cả chiều rộng và chiều sâu sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các quốc gia trong khu vực trong đó có Việt Nam mở rộng hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế.