KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tam Trinh - Khoá luận tốt nghiệp 233 (Trang 29)

1.3.1. Khái niệm, vai trò và chức năng của ngân hàng thương mại

❖Khái niệm Ngân hàng thương mại

Ở các quốc gia khác nhau có các định nghĩa về NHTM khác nhau.

- Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính

và hoạt động trong ngành cơng nghiệp dịch vụ tài chính.

- Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền của cơng chúng dưới hình thức ký thác hoặc dưới hình thức khác và sử dụng tài ngun đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính.

- Ở Việt Nam: “Luật các tổ chức tín dụng” số 47/2010/QH12 được Quốc hội Khóa XII, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày16 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, quy định:

“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh tốn.

Vai trị của ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế và có các vai trị sau:

- NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế

- NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường

- NHTM là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. - NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.

Chức năng của ngân hàng thương mại

NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc thù hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng giữ vai trị trọng yếu trong việc điều hoà vốn của cả nền kinh tế. NHTM được thành lập theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và quy định của Luật pháp để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung

nhận tiền gửi để cấp tín dụng và các dịch vụ thanh tốn khác. Để thực hiện được vai trò trên, NHTM phải thực hiện các chức năng quan trọng sau.

> Chức năng tạo tiền:

Là một chức năng riêng của NHTM, chức năng này được thực hiện thông qua hoạt động cho vay và đầu tư các NHTM trong mối quan hệ với ngân hàng Trung ương. Chức năng tạo tiền có ý nghĩa kinh tế lớn, hệ thống tín dụng năng động là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế theo một hệ số tăng trưởng vững chắc.

> Trung gian tín dụng:

NHTM là trung gian tài chính là cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn. Thông qua việc huy động vốn, khai thác các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay cấp tín dụng trong nền kinh tế. Nhờ chức năng trung gian tín dụng mà ngân hàng đã thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp trong sản xuất lưu thơng hàng hố từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thêm việc làm của cải cho nền kinh tế góp phần vào nâng cao đời sống nhân dân.

> Trung gian thanh toán:

Bên cạch chức năng trung gian tín dụng NHTM cịn thực hiện chức năng quan trọng là đưa ra các cơ chế thanh toán và thực hiện cơ chế đó.

> Những chức năng khác:

- Làm dịch vụ uỷ thác: Với dịch vụ này NHTM có trách nhiệm sử dụng vốn để đầu tư và quản lý vốn, kể cả việc phân phối thu nhập theo các điều khoản của các hợp đồng uỷ thác.

- Bảo quản an tồn vật có giá: Với lợi thế là nơi kiên cố để bảo quản tiền bạc và vật có giá của mình, các NHTM bản thân có điều kiện thực hiện các chức năng bảo quản vật có giá của khách hàng.

1.3.2. Đặc điểm hoạt động của ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến kiểm soát

nội bộ

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy khi thiết kế hệ thống kiểm sốt nội bộ cần lưu ý những vấn đề sau:

- Các ngân hàng thường có số lượng lớn các nghiệp vụ và giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt, chứng từ có giá.. .Điều này dẫn đến rủi ro cao về thất thoát tài sản và gian lận cả trong công việc bảo quản tài sản cũng như thực hiện giao dịch. Do đó, các

ngân hàng thường thiết lập những quy trình hoạt động và kế tốn thống nhất, hạn chế quyền hạn cá nhân và duy trì hệ thống KSNB hữu hiệu.

- Các ngân hàng thường có số lượng lớn các nghiệp vụ và giao dịch cả về số lượng và giá trị. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải thiết lập hệ thống kế toán và KSNB phức tạp cùng với việc sử dụng rộng rãi hệ thống máy vi tính.

- Các ngân hàng thường có mạng lưới hoạt động rộng lớn với nhiều chi nhánh và phòng ban nên đòi hỏi phải phân cấp trách nhiệm và quyền hạn trong các chức năng kế toán và giám sát.

- Các ngân hàng thường thực hiện nhiều cam kết và bảo lãnh lớn. Đây là những nghiệp vụ cần được báo cáo trong “Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế tốn” các nghiệp vụ này thường khó phát hiện nếu chúng khơng được ghi chép đầy đủ trong hệ thống sổ sách và kế toán của ngân hàng.

- Các ngân hàng thường phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của cơ quan quản lý nhà nước hữu quan và hoạt động trong môi trường pháp lý được quy định chặt chẽ. Tuy nhiên, những quy định này cũng thường xuyên được thay đổi và điều chỉnh.

1.3.3. Kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại

❖ Mục tiêu và nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại

> Mục tiêu của kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại

Tại các tổ chức tín dụng, kiểm sốt nội bộ là tổng thể hệ thống các văn bản và qui định về ngân hàng, các cơ chế kiểm soát được thiết kế trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điều hành của ngân hàng, hệ thống thông tin báo cáo. Cơ chế kiểm soát nội bộ được thiết lập do nhu cầu kiểm soát các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm sốt những rủi ro có thể phát sinh trong qui trình nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng. Những mục tiêu chủ yếu của q trình KSNB đó là:

- Hiệu quả và an toàn trong hoạt động: Bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế, an tồn có hiệu quả.

- Bảo đảm hệ thống thơng tin tài chính và thơng tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời.

- Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.

- Ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ.

Các thủ tục kiểm soát phải được thiết kế sao cho có thể hướng mọi nghiệp vụ kinh tế xảy ra đúng các nguyên tắc quy định, nhằm ngăn chặn kịp thời các sai sót, nhầm lẫn vơ tình hay cố ý có thể gây thất thốt tiền bạc hoặc tài sản của ngân hàng, gây ra thiệt hại trong kinh doanh.

- Bảo vệ ngân hàng trước những thất thốt tài sản có thể tránh.

Ngân hàng phải giữ gìn một lượng tiền mặt lớn đủ loại bao gồm tiền mặt và các phương tiện chuyển nhượng, chúng đòi hỏi phải được bảo quản về mặt vật chất cả trong khâu lưu trữ cũng như khi chuyển tiền. Chính vì vậy ngân hàng cần phải thiết lập các quy trình hoạt động, xác định rõ giới hạn tự do cá nhân và lập ra một hệ thống KSNB chặt chẽ đối với tài sản.

Ngoài đặc trưng trên, hầu hết các tài sản của ngân hàng đều không thể kiểm đếm được. Những tài sản này phần lớn bao gồm một giá trị lớn các khoản phải thu (phải thu tiền vay, phải thu tiền lãi, khoản dự phịng nợ khó địi) và các tài sản ngoại bảng (cam kết bảo lãnh, cam kết cho vay...) đòi hỏi ngân hàng càng phải đặc biệt chú trọng đến việc thiết lập một quy trình chặt chẽ đảm bảo kiểm sốt được đầy đủ các tài sản Nợ và tài sản Có của ngân hàng.

- Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh. Cơ chế KSNB cần được thiết lập bao gồm tất cả thủ tục để đảm bảo chính sách kinh doanh của ngân hàng được mọi nhân viên ngân hàng chấp hành. Chẳng hạn, cần phải thiết kế các biện pháp kiểm tra để đảm bảo các cán bộ tín dụng sẽ thực hiện các khoản cho vay đúng theo quy trình của ngân hàng: các kế tốn giao dịch thực hiện đúng các quy trình ngân hàng đã quy định về mở tài khoản chuyển tiền.

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng

thương mại

Những rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của NHTM phải được nhận dạng, đo lường, đánh giá thường xuyên, liên tục, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Khi có sự thay đổi về mục tiêu kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh mới, NHTM phải rà soát, nhận dạng rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy trình, quy định kiểm soát nội bộ phù hợp.

Hoạt động của hệ thống KSNB là một phần không tách rời các hoạt động hàng ngày của NHTM. Hệ thống KSNB được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ tại tất cả các đơn vị, bộ phận của NHTM dưới nhiều hình thức như:

- Phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; bảo đảm tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong NHTM.

- Quy định về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện giao dịch;

- Quy trình thẩm định, chấp thuận và phê duyệt cho phép thực hiện giao dịch; bảo đảm một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 02 cán bộ tham gia, một người thực hiện giao dịch và một người kiểm soát giao dịch, khơng có cá nhân nào có thể một mình thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức được NHTM cho phép phù hợp với quy định của pháp luật;

Phân cấp ủy quyền phải được thiết lập, thực hiện hợp lý, cụ thể, rõ ràng, tránh xung đột lợi ích; bảo đảm một cán bộ khơng đảm nhiệm cùng một lúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau; đảm bảo mọi cán bộ trong NHTM khơng có điều kiện để thao túng hoạt động, khơng minh bạch thông tin phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc che giấu hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ của NHTM.

Bảo đảm chấp hành chế độ hạch toán, kế tốn theo quy định và phải có hệ thống thơng tin nội bộ về tài chính, về hoạt động, về tình hình tn thủ trong NHTM và tình hình kinh tế, thị trường bên ngoài hợp lý, tin cậy, kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành hiệu quả.

Hệ thống thông tin, công nghệ thông tin của NHTM phải được giám sát, bảo vệ hợp lý, an tồn và phải có cơ chế quản lý dự phịng độc lập nhằm xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ, bao gồm cả thiên tai, cháy, nổ, hệ thống bị xâm nhập, đảm bảo tuân thủ các quy định về an tồn, bảo mật hệ thống cơng nghệ thông tin của ngành ngân hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh thường xuyên, liên tục của NHTM.

Bảo đảm các cán bộ, nhân viên của NHTM đều phải hiểu được tầm quan trọng của hoạt động kiểm sốt nội bộ; vai trị của từng cá nhân trong q trình kiểm sốt nội

bộ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ đuợc giao và phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quy định, quy trình kiểm sốt nội bộ có liên quan.

Nguời điều hành bộ phận, đơn vị nghiệp vụ và cá nhân có liên quan phải thuờng xuyên xem xét, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; các tồn tại, bất cập của hệ thống kiểm soát nội bộ phải đuợc báo cáo kịp thời với cấp quản lý trực tiếp; các tồn tại, bất cập lớn có thể gây tổn thất hoặc nguy cơ rủi ro phải đuợc báo cáo ngay cho Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát.

Cá nhân, bộ phận ở tất cả các cấp của NHTM phải thuờng xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ đuợc giao truớc NHTM và truớc pháp luật.

Lãnh đạo đơn vị, bộ phận của NHTM báo cáo về kết quả tự đánh giá về hệ thống kiểm sốt nội bộ tại đơn vị mình; đề xuất các biện pháp xử lý đối với những tồn tại, bất cập (nếu có) gửi lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp theo định kỳ hoặc đột xuất, theo yêu cầu của lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp.

Ket luận Chương 1

Bên cạch nội dung chính của chương là hệ thống hóa một cách cụ thể lý thuyết căn bản về kiểm soát nội bộ cũng như làm rõ các vấn đề liên quan khác của kiểm sốt nội bộ, Chương 1 đã đưa ra cái nhìn cụ thể về tình hình cũng như yêu cầu kiểm soát nội bộ tại các NHTM hiện nay. Đây là khung sườn quan trọng để các chương sau dựa vào đề đánh giá về tình hình kiểm sốt nội bộ của Agribank Tam Trinh.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM TRINH

2.1. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH TAM TRINH

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Được thành lập tháng 06/2003 theo quyết định số 153/QĐ/HĐQT - TCCB của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam với:

- Tên gọi: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Tam Trinh - Địa chỉ: 409 Nguyễn Tam Trinh, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

- Slogan: Mang phồn thịnh đến với khách hàng - Điện thoại: 024 3634 2236

- Fax: 024 3634 2272

- Email: info@agribanktamtrinh.com.vn

Agribank Tam Trinh là đơn vị được xếp hạng loại II hạng I, trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam. Hồ cùng nhịp độ phát triển của đất nước, qua 7 năm xây dựng và trưởng thành; đặc biệt từ khi mới thành lập trở lại đây thực hiện đề án phát triển hoạt động kinh doanh trên địa bàn đô thị loại I. Chi nhánh NHNo&PTNT Tam Trinh đã có những bước đi vững chắc trên con đường đổi mới hoạt động, chuẩn bị hội nhập và đã gặt hái được những thành quả đáng mừng trên mọi phương diện, cụ thể là:

- Về mạng lưới, ngoài Hội sở đến nay Ngân hàng đã có 6 phịng giao dịch và 1 điểm

giao dịch trực thuộc trên địa bàn thành phố.

- Về công nghệ, Ngân hàng đã áp dụng chương trình hiện đại hố ngân hàng và hệ thống thanh toán theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới, nhằm cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo cho khách hàng.

Từ năm 2005 đến nay họat động kinh doanh của Ngân hàng đã có bước tăng trưởng khá. Nguồn vốn tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 40%, dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm 25%, lợi nhuận tăng trưởng bình quân hàng năm 20%/năm. Họat động thanh tóan quốc tế và kinh doanh ngọai tệ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%, chi nhánh đã có quan hệ thanh tóan với trên 100 quốc gia và vùng lãnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tam Trinh - Khoá luận tốt nghiệp 233 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w