Trong Tứ Niệm Xứ, niệm tâm là phương pháp diệt trừ vọng tưởng, tức là quán sát ghi nhận một cách khách quan những hoạt động của
tâm, đó là những tư tưởng hay ý nghĩ chợt
khởi, chợt biến, nên gọi là tâm vô thường. Nếu tâm là thường thì khơng có sanh tử, dù tu hành cũng không tăng trưởng như người dốt cứ dốt, người dữ cứ dữ, khơng có nhân quả, kẻ ngu và người trắ như nhau, không thay đổi. Vì chấp
tâm là thường nên nhân loại tạo ra không biết bao nhiêu là đau khổ cho bản thân và đồng loại như nói tánh tơi tham lấy của người, thắch cờ bạc, rượu chè, gái đẹp, ca hát, ăn nhậu, đánh
lộn, săn bắn ... Đây là lối bào chữa, cho rằng
không phải lỗi họ mà do bản ngã chắc thật lâu
đời của họ không làm sao sửa đổi được.
Đức Phật dạy chúng ta phải biết quán tâm vô
thường đổi cái tâm mê lầm là thường ra cái
tâm giác ngộ giải thoát.
Vậy trong khi hành thiền theo dõi sự Ềphồng xẹpỂ của bụng, bỗng có một ý nghĩ thiện hay ác khởi lên trong tâm, ta liền ghi nhận và niệm ỀCó một ý nghĩỂ. Niệm như vậy đủ để ý nghĩ đó tan biến và ta phải lập tức trở về với sự
Ềphồng xẹpỂ, không cần suy tư xem tốt hay xấu. Nếu sau đó ý nghĩ đó trở lại, hoặc có một
ý nghĩ khác thì ta cũng phải niệm: ỀCó một ý nghĩỂ. Niệm một câu ngắn gọn như vậy đủ làm cho ta giác tỉnh và không chạy theo vọng tưởng. Nhiều lúc ta bị ý nghĩ đưa đi xa rồi sau
đó mới sực tỉnh, khi ấy ta niệm: ỀĐó là một ý
nghĩỂ, tức khắc ý nghĩ diệt ngay. Thực hành như vậy lâu ngày ta sẽ khơng cịn bị ý tưởng
đem đi quá xa nữa mà sẽ nhận ngay khi chúng
vừa nảy sinh. Ngoài ra, trong đời sống hằng
ngày, khi có những ý nghĩ tốt hoặc xấu khởi lên ta phải nhanh trắ nhận ra chúng ngay rồi thản nhiên tiếp tục giữ chánh niệm. Quan trọng là ta phải luôn quán niệm cái tâm vô thường:
Ề Tâm ta vốn vơ thường, Trong lịng cứ vấn vương. Đêm ngày cứ lo nghĩ,
Hết ghét rồi lại thương.Ể