Thế nào là quán niệm về thọ?

Một phần của tài liệu BaoVuLan2020 (Trang 30 - 31)

Chữ thọ là nhận lãnh, cảm giác về sự vui, buồn, sướng khổ, do vật chất hay tinh thần mang lại. Pháp quán này nhằm đối trị bịnh

tham lam ăn sâu trong lòng chúng sanh đã trải qua nhiều kiếp.

Khi ta ngồi sẽ có những cảm giác phát sinh, như mỏi mệt, đau nhức, ngứa ngáy, ... trong

lúc ta đang theo dõi sự phồng xẹp, ta liền

miệm: ỀCó một cảm giác đau nhức đang phát

sinh hoặcỂ ỀCó sự đauỂ. Sau khi niệm như vậy xong, ta liền trở về sự Ềphồng xẹpỂ của bụng. Tất cả những cảm giác đều trải qua tiến trình: Phát sinh, tăng trưởng, suy yếu, tan biến, chỉ có nhanh hoặc chậm mà thôi. Sau một thời gian, cảm giác đó bị biến mất thì ta niệm: ỀCái

đau đã hếtỂ. Nếu cảm giác đau không hết mà

lại tăng thêm thì ta niệm: ỀCảm giác đau tăngỂ rồi trở lại quán niệm Ềphồng xẹpỂ. Nếu cái đau tăng thêm khiến ta chịu khơng nổi ta có thể lấy tay gỡ chân ra hoặc sửa đổi tư thế ngồi nhưng

phải làm thật chậm và giữ chánh niệm:

− Trước khi muốn lấy tay gỡ chân ra niệm: Muốn, muốn, muốn.

− Khi nhắc tay lên niệm: Nhắc, nhắc nhắc. − Khi tay đụng chân niệm: Đụng.

− Khi tay nắm chân, gỡ ra niệm: Gỡ, gỡ gỡ. − Khi gỡ ra xong, rút tay về niệm: Rút, rút

rút.

− Khi rút tay về xong để lại chỗ cũ niệm: Để,

để để.

Trên đây là nhằm giúp chúng ta giữ chánh

niệm nhưng khi đã thuần thục rồi không cần

niệm như vậy nữa mà chỉ cần giác tỉnh quán sát từng cử động trong từng sát na. Muốn được

vậy các động tác phải là rất chậm. Hơn nữa,

trong cuộc sống hằng ngày khi lục căn tiếp xúc với lục trần ta phải tập niệm:

− Khi mắt thấy một vật gì, ta khơng cần biết nó đẹp hay xấu chỉ cần niệm: ỀThấy, thấy, thấyỂ.

− Khi có một tiếng động lọt vào tai, ta không cần biết dở hoặc hay chỉ cần niệm: ỀNghe, nghe, ngheỂ. Thỉnh thoảng ta cần nhắc nhở mình bằng cách tự hỏi:

− Thân ta bây giờ ở trong tư thế nào và đang làm gì?

− Tâm ta hiện đang nghĩ gì? − Có nghe thấy gì khơng? − Có cảm giác gì khơng?

Cứ như thế, ta phải luôn giữ chánh niệm trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi hay tiếp xúc bất kỳ

một ai đều có thể tu tập được cả. Điều đáng

nói là việc tu thiền này khơng có gì mong cầu và tránh đàm luận vơ ắch.

Một phần của tài liệu BaoVuLan2020 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)