V. Lợi ắch thiết thực của việc đi chùa
1. Đời Thanh Tịnh
Đức Phật có dạy các Thầy Tỳ Kheo: ăn, mặc, ở, ba thứ thường đừng đầy đủ.
Sự sinh hoạt về vật chất của người xuất gia là lạt thọ dụng, đậm trắ tuệ, bớt ăn mặc, thêm từ
bi. Đạm bạc thọ dụng thì tất nhiên hướng gần trắ giác, không phảỉ người xuất gia tự khổ sở mình, khơng phải tiêu hao thân thể. Sự sinh hoạt đạm bạc như vậy cốt để tránh bớt những
phiền phúc vô lý, có hại. Người đời phàn nàn
về đời sống đạm bạc ấy có hại cho sức khỏe.
Dẫu có như thế nhưng chắc chắn tăng phần nghị lực.
Sự sinh hoạt đạm bạc tước bớt những ham
muốn say mê về hưởng thọ, mà tăng thêm những dẻo dai cương nghị về lợi tha. Xưa nay
đời và đaọ, những sự nghiệp vĩ đại nhất phần
nhiều là ở bộ áo tầm thường và bữa ăn đạm
bạc. Một điều nữa sự sinh hoạt đơn giản ấy
giúp người xuất gia gần sát với người lao khổ, cảm thông nỗi cơ hàn của họ. Đó là động lực
chánh của lòng từ bi.
Sự sinh hoạt đậm đà chỉ đậm thêm dục vọng,
thọ dụng đạm bạc thì đậm màu giác tha.
Đó là sự sinh hoạt về vật chất, cịn về tinh thần
thì người xuất gia cốt luyện cho trắ tưởng nhận xét đúng sự thật của sự vật. Tập cho sự nhận
xét ấy trở thành thói quen ngần nào là tiến tới trên đường chánh giác ngần ấy.
Tất cả ranh giới người xuất gia và người thế gian chỉ ở chỗ hiểu đúng hay hiểu sai ấy mà
thôi, và phân biệt là gốc của tất cả sự đen tối. Quán trắ trái lại là thể của hết thảy sự sáng tươi. Nên Khế Kinh có dạy: Ề Người xuất gia phải ngày đêm tư duy tuỂ
Tóm lại đời sống thanh tịnh của người xuất gia là đời sống chan hịa cá nhân vào đồn thể như sữa với nước. Sự sống ấy tạo thành một cái gì
trong người xuất gia như một động
cơ mạnh, thúc đẩy người xuất gia vào công
việc giác tha và sống như vậy. Mục đắch của
người xuất gia chỉ cần điều ấy mà thôi.