Khái niệm Bao thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển dịch vụ bao thanh toán tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu luận văn

1.3 Dịch vụ Bao Thanh toán của Ngânhàng Thƣơng mại

1.3.1 Khái niệm Bao thanh toán

1.3.1.1 Quan điểm của FCI

Theo Hiệp hội BTT quốc tế (FCI) thì BTT là một dịch vụ tài chính trọn gói kết hợp với việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi cơng nợ và thu hồi nợ. Đó là thỏa thuận giữa đơn vị BTT và người bán, trong đó đơn vị BTT sẽ mua lại khoản phải thu của người bán, thường là không truy địi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chi trả của người mua. Nếu người mua phá sản hay mất khả năng chi trả vì những lý do tín dụng thì đơn vị BTT sẽ thay người mua trả tiền cho người bán. Khi người mua và người bán ở hai nước khác nhau thì dịch vụ này được gọi là BTT quốc tế.

Theo điều 1 – Những quy định chung về dịch vụ BTT quốc tế ấn bản tháng 6 năm 2004 của FCI (General Rules for International Factoring Version June 2004): Hợp đồng BTT là hợp đồng mà theo đó nhà cung cấp sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hay một phần của các khoản phải thu) cho một đơn vị BTT, có thể vì hoặc khơng vì mục đích tài trợ, để thực hiện ít nhất một trong các chức năng sau: kế toán sổ sách các khoản phải thu, thu hộ các khoản phải thu, bảo hiểm rủi ro nợ xấu…

1.3.1.2 Theo công ước UNIDROIT

Điều 2 chương 1 Công ước UNIDROIT về BTT quốc tế (UNIDROIT Convention on International Factoring) còn bổ sung thêm một chức năng nữa của BTT là tài trợ của người bán, bao gồm việc cho vay lẫn việc cung ứng tiền thanh toán trước.

1.3.1.3 Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN

BTT là một hình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng thông qua việc mua lại khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua – bán hàng.

Từ những định nghĩa, quan điểm của các tổ chức trong và ngồi nước, ta có thể thấy BTT được hiểu như sau:

 BTT là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn của các TCTD. Theo đó, dịch vụ BTT phải gắn trực tiếp với chức năng tài trợ tín dụng, các nghiệp vụ quản lý sổ sách, quản lý thu nợ không được coi là một chức năng độc lập trong dịch vụ BTT.

 Dịch vụ BTT dựa trên quan hệ về quyền mua bán, quyền tài sản và quyền đòi nợ, trong đó quyền địi nợ là một loại tài sản được xác định từ một giao dịch thương mại cụ thể nên khi thực hiện BTT, đơn vị BTT phải tiến hành phân tích tồn diện và trực tiếp các giao dịch làm phát sinh các khoản phải thu, tình hình tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng. Bên bán hàng phải chuyển giao toàn bộ giấy tờ liên quan đến giao dịch mua bán để xác lập và chuyển giao quyền đòi nợ cho bên BTT.

Trong dịch vụ BTT thơng thường có sự xuất hiện của ít nhất ba bên: tổ chức BTT (Factor), khách hàng của tổ chức BTT (Client hay Seller) và con nợ của tổ chức BTT (Debtor hay Buyer)

Người mua nợ hay đơn vị BTT (Factor): là NH, Cơng ty Tài chính

chuyên thực hiện việc mua bán nợ và các dịch vụ khác liên quan đến mua bán nợ. Nếu tham gia dịch vụ BTT quốc tế thì sẽ có hai đơn vị BTT, một đơn vị BTT tại nước của nhà xuất khẩu và một đơn vị BTT tại nước của nhà nhập khẩu  Người bán nợ hay nhà xuất khẩu (Client hay Seller): là các DN sản

xuất hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ có những khoản nợ chưa đến hạn thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển dịch vụ bao thanh toán tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w