Nội dung phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần điện lực dầu khí nhơn trạch 2 (Trang 31 - 47)

5. Kết cấu luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính

1.2.4. Nội dung phân tích tài chính

Tiếp cận theo quan điểm của Lê Thị Xuân (2013), “sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp, trong dài hạn, sẽ phụ thuộc vào tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”, trình tự và các nội dung phân tích tài chính bao gồm: (i) Phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, (ii) Phân tích khái qt tình hình tài chính qua các mối quan hệ trên bảng cân đối kế tốn, (iii) Phân tích các tỷ số tài chính, (iv) Phân tích lưu chuyển tiền tệ, (5) Dự báo tài chính, cụ thể như sau:

1.2.4.1. Phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh a) Phân tích mơi trường và chiến lược kinh doanh

Để phân tích cụ thể các vấn đề về tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhà phân tích cần hiểu rõ bối cảnh mơi trường kinh doanh trong đó doanh nghiệp hoạt động và chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Phân tích chiến lược là “một điểm khởi đầu quan trọng cho việc phân tích tài chính” (Palepu và cộng sự, 2007). Nội dung phân tích bao gồm phân tích ngành, phân tích chiến lược kinh doanh, qua đó cho phép nhà phân tích thăm dị kinh tế của cơng ty ở cấp độ định tính để phân tích kế tốn và tài chính kế tiếp dựa trên thực tế kinh doanh.

Phân tích ngành kinh doanh:

Mức độ cạnh tranh sẽ quyết định khả năng tạo ra được siêu lợi nhuận của các hàng trong một ngành. Ngành kinh doanh có duy trì được tiềm năng sinh lợi hay khơng phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng cũng như sức mạnh trong đàm phán của doanh nghiệp với khách hàng và nhà cung cấp của mình.

Hình 1.1 Cấu trúc ngành kinh doanh và khả năng sinh lời

MỨC ĐỘ CẠNH TRANH HIỆN TẠI VÀ TIỀM NĂNG Cạnh tranh từ các đối thủ

hiện tại

Tăng trưởng ngành Mức độ tập trung Sự khác biệt Chi phí chuyển đổi

Tính kinh tế/khả năng học hỏi nhờ quy mơ

Chi phí cố định - biến đổi Năng lực dư thừa

Các rào cản rời bỏ ngành

KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÀNH

SỨC MẠNH ĐÀM PHÁN TRÊN THỊ TRƢỜNG ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA Sức mạnh đàm phán của ngƣời mua

Tăng trưởng ngành Mức độ tập trung Sự khác biệt Chi phí chuyển đổi

Tính kinh tế/khả năng học hỏi nhờ quy mơ Chi phí cố định - biến đổi

Năng lực dư thừa

Các rào cản rời bỏ ngành

Theo đó, khả năng sinh lợi trung bình của một ngành kinh doanh bị ảnh hưởng bởi 05 “áp lực cạnh tranh”, bao gồm:

Thứ nhất, cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại: Bản chất mối quan hệ cạnh

tranh giữa các hãngsẽ quyết định mức sinh lợi bình quân của ngành.Để xác định mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành, ta cần phân tích các nhân tố sau:

- Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh: Một ngành kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh thì các hãng sẽ khơng cần tranh giành thị phần của nhau để tăng trưởng. Ngược lại, đối với các ngành kinh doanh đã bão hòa, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ suy giảm sản phẩm tiêu thụ, chạy đua về giá hoặc phải đầu tư để cạnh tranh trên những khía cạnh như sự đổi mới hay hình tượng sản phẩm.

- Mức độ tập trung và sự cân bằng giữa các đối thủ cạnh tranh: Thể hiện ở số lượng doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh và quy mô tương đối của doanh nghiệp trong ngành. Nếu một ngành kinh doanh bị phân mảnh, cuộc cạnh tranh về giá có thể sẽ rất gay gắt.

- Mức độ khác biệt và chi phí chuyển đổi: Thể hiện mức độ mà doanh nghiệp có thể làm khác biệt hóa sản phẩm của mình. Nếu sản phẩm trong ngành có tính chất rất giống nhau thì quyết định tiêu dùng sẽ thuần túy trên cơ sở mức giá. Chi phí cho việc chuyển đổi cũng quyết định khuynh hướng di chuyển từ sản phẩm này sang sản phẩm khác của người tiêu dùng.

- Tính kinh tế/khả năng học hỏi nhờ quy mô và tỷ lệ chi phí cố định trên chi phí biển đổi: Quyết định việc doanh nghiệp có động cơ giảm giá nhằm tận dụng tối đa cơng suất lắp đặt của mình hay khơng?

- Năng lực dư thừa và các rào cản của việc ra khỏi ngành: Nếu cung vượt quá cầu, doanh nghiệp sẽ buộc phải giảm giá nhằm phát huy hết năng lực sản xuất của mình. Rào cản rời bỏ ngành sẽ là cao nếu các tài sản có tính đặc thù cao hoặc có những quy định khiến cho việc rời bỏ ngành trở nên tốn kém.

Thứ hai, mối đe dọa từ những người mới gia nhập ngành: Mức độ dễ dàng

mà các hãng mới có thể gia nhập ngành kinh doanh là một nhân tố quyết định đến khả năng sinh lợi của ngành. Các nhân tố quyết định rào cản gia nhập ngành gồm:

- Tính kinh tế nhờ quy mơ: Khi có tính kinh tế nhờ quy mơ, những đối thủ mới gia nhập ngành sẽ phải chịu sự bất lợi về chi phí so với các hãng hiện tại.

- Lợi thế của người đi đầu: Những người gia nhập ngành trước có thể cản trở những người gia nhập tương lai nếu họ có lợi thế của người đi đầu như: khả năng đặt ra tiêu chuẩn của ngành, đạt được những thỏa thuận đặc biệt với nhà cung cấp để có được nguyên vật liệu với giá rẻ, lợi thế về chi phí chuyển đổi…

- Tiếp cận đến các kênh phân phối và các mối quan hệ: Chi phí cao cho việc phát triển kênh phân phối cũng như các mối quan hệ sẵn có giữa các doanh nghiệp và khách hàng trong một số ngành (kiểm tốn, quảng cáo…) sẽ khiến những doanh nghiệp mới khó khăn hơn khi gia nhập ngành.

- Các rào cản pháp lý: Bản quyền pháp lý hay các quy định trong việc cấp phép sẽ hạn chế sự gia nhập mới.

Thứ ba, sự đe dọa của các sản phẩm thay thế: Nhiều hay ít phụ thuộc vào giá

tương đối và khả năng hoạt động tương đối của sản phẩm thay thế cũng như phụ thuộc vào sự sẵn sàng thay thế của khách hàng.

Thứ tư, sức mạnh đàm phán của người mua: Quyết định bởi 02 nhân tố sau:

- Sự nhạy cảm về giá: Người mua sẽ nhạy cảm hơn với giá cả nếu sản phẩm ít có sự khác biệt và chi phí chuyển đổi thấp.

- Sức mạnh đàm phán tương đối: Được xác dịnh từ số người mua so với số người bán trong ngành đó, số lượng mua của một người mua và số lượng sản phẩm thay thế sẵn có trên thị trường và chi phí chuyển đổi.

Thứ năm, sức mạnh đàm phán của người bán: Người bán sẽ có nhiều quyền

lực nếu chỉ có ít người bán và ít sản phẩm thay thế sẵn có trên thị trường.  Phân tích chiến lƣợc kinh doanh:

Khả năng sinh lời của một doanh nghiệp không chỉ bị ảnh hưởng bởi cấu trúc ngành mà còn chịu ảnh hưởng của những lựa chọn chiến lược mà doanh nghiệp thực hiện để định vị bản thân trong ngành đó.Có 2 kiểu chiến lược chủ yếu:

- Chiến lược dẫn đầu về chi phí: Là chiến lược nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như các đối thủ cạnh tranh nhưng với mức chi phí thấp hơn.

- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: Là chiến lược cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên một số khía cạnh quan trọng được người tiêu dùng đánh giá cao.

b) Phân tích khái quát kết quả kinh doanh

Là việc tìm hiểu tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó thơng qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, qua đó có được cái nhìn tổng qt về những thay đổi trong doanh thu chi phí và lợi nhuận thời gian qua.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng so sánh ngang:

Báo cáo so sánh theo hàng ngang thể hiện sự thay đổi của các chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bằng cả số tuyệt đối và

số tương đối. Khi phân tích, cần lưu ý:

Thứ nhất,ngồi việc so sánh số liệu của năm này với năm trước, nội dung

phân tích cịn bao gồm việc nghiên cứu thay đổi trong hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua báo cáo so sánh của nhiều năm liên tiếp (Báo cáo tỷ lệ % khuynh hướng).

Thứ hai, khi phân tích cần cân nhắc những thay đổi của các chỉ tiêu một cách

riêng rẽ, hoặc trong mối tương quan với nhau (nếu các chỉ tiêu có liên hệ trực tiếp), nếu có thể thì xác định xem sự thay đổi đó là tích cực hay tiêu cực và nguyên nhân của các thay đổi là gì.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng dọc:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng dọc (hay còn gọi là báo cáo đồng quy mô) thể hiện tỷ lệ phần trăm doanh thu thuần đã phải chi cho các loai chi phí như thê nào và phần lợi nhuận cịn lại là bao nhiêu.Khi phân tích, cần lưu ý:

Thứ nhất, so sánh các báo cáo đồng quy mô giữa các năm với nhau để cho

thấy được sự tăng lên hay giảm đi trong tỷ lệ doanh thu chi cho các chi phí.

Thứ hai,quy số liệu về dạng tỷ lệ phần trăm so với doanh thu thuần để có mặt

bằng chung để so sánh với các đối thủ cạnh tranh và mức trung bình ngành. c) Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp

Phân tích doanh thu và thu nhập khác:

- Phân tích khái quát về tình hình doanh thu và thu nhập khác: Là việc xác định tỷ trọng từng loại doanh thu hay thu nhập khác trong tổng số thu nhập của doanh nghiệp và so sánh cơ cấu thu nhập của năm hiện tại với các năm trước hay so sánh với cơ cấu thu nhập của các doanh nghiệp khác cùng ngành.

- Phân tích doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ:Gồm:

+ Thứ nhất,phân tích quy mơ và tốc độ thay đổi của doanh thu thuần trong

thời gian qua so với kế hoạch và mức tăng trưởng bình quân của ngành.

+ Thứ hai,xác định nguyên nhân biến động. Doanh thu thay đổi phụ thuộc

vào cả sự thay đổi khối lượng tiêu thụ lẫn mức giá bán của sản phẩm. D =

Trong đó: D là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp; qti là số lượng sản phẩm loại i tiêu thụ trong kỳ;

gi là đơn giá bán sản phẩm i

n là số loại hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp tiêu thụ.  Phân tích chi phí:

- Phân tích giá vốn hàng bán: Phân tích giá vốn trước tiên là xem xét mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu thuần thông qua việc so sánh tốc độ thay đổi của giá vốn với doanh thu thuần. Thứ hai, khi phân tích chi phí nói chung và giá vốn hàng bán nói riêng, cần chú ý tới ảnh hưởng của việc thay đổi các chính sách kế tốn (nếu có) như: phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, phương pháp tính khấu hao tài sản cố định lên số liệu báo cáo của doanh nghiệp.

- Phân tích các chi phí khác:

+ Chi phí tài chính: Khi phân tích cần liên hệ với chính sách tài trợ và đầu tư của doanh nghiệp cũng như diễn biến cụ thể của các thị trường tài chính.

+ Chi phí bán hàng: Khi phân tích cần lưu ý tới: (i) Đặc thù của sản phẩm, (ii) Hệ thống kênh phân phối và chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp, (iii) So sánh tốc độ thay đổi của chi phí bán hàng với doanh thu thuần.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Việc phân tích được thực hiện trên cơ sở so sánh với doanh thu thuần. Nhìn chung, một doanh nghiệp có bộ máy quản lý hiệu quả sẽ kiểm sốt được tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu và khiến tỷ lệ này ổn định hoặc giảm đi trong dài hạn.

Phân tích lợi nhuận:

Lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Do đó, khi đã hiểu rõ về sự thay đổi của doanh thu và chi phí, ta có thể dễ dàng đánh giá được sự thay đổi của lợi nhuận, nguyên nhân biến động và triển vọng của nó trong tương lai.

1.2.4.2. Phân tích khái qt tình hình tài chính qua các mối quan hệ trên bảng cân đối kế tốn

a) Phân tích khái qt sự biến động của tài sản, nguồn vốn  Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản:

-Phân tích sự biến động tài sản: Là việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối của tổng tài sản, từng chỉ tiêu tài sản. Qua đó đánh giá khái quát sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá chi tiết sự biến động của từng chỉ tiêu tài sản.

-Phân tích cơ cấu tài sản: Là việcxác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản và so sánh tỷ trọng từng loại tài sản giữa cuối kỳ với đầu kỳ. Qua đó, đánh giá cơ cấu và sự biến động của cơ cấu tài sản từ khái qt đến chi tiết.

Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn:

- Phân tích sự biến động nguồn vốn: Là việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối của tổng nguồn vốn, từng chỉ tiêu nguồn vốn. Qua đó, đánh giá khái quát về khả năng huy động vốn của doanh nghiệp và đánh giá chi tiết sự biến động từng chỉ tiêu nguồn vốn

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Là việc xác định tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số, đồng thời so sánh tỷ trọng từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ. Qua đó đánh giá chính sách huy động vốn của doanh nghiệp đồng thời thấy được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng nguồn vốn của chủ sở hữu càng nhỏ chứng tỏ sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.

b) Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Việc phân tích mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán thực chất là xem xét sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp, qua đó đánh giá cách thức tài trợ cho các loại tài sản của doanh nghiệp là hợp lý hay không hợp lý.

Các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán được thể hiện qua 03 chỉ tiêu sau: Bảng 1.2 Các chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ trên bảng CĐKT

TT Cách tính 1 Vốn lƣu động thƣờng xuyên (VLĐTX) VLĐTX = Nguồn vốn dài hạn - TSDH = TSNH - Nguồn vốn ngắn hạn Trong đó:

TT

hạn + Vốn CSH

2 Nhu cầu vốn lƣu động (Nhu cầu VLĐ)

Trong đó: -

Phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các TSNH khác. -

khoản nợ từ bên thứ ba.

3 Vốn bằng tiền (Ngân quỹ ròng)

(Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu Lê Thị Xuân, 2011, trang 169-172)

1.2.4.3. Phân tích các tỷ số tài chính

Tỷ số thanh khoản:

Tỷ số thanh khoản làtỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phân tích phổ biến bao gồm:

(1) Tỷ số thanh khoản ngắn hạn (Tỷ số thanh khoản hiện thời): Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn khơng. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.

Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

(Lê Thị Xuân, 2013, trang 203)

(2) Tỷ số thanh khoản nhanh (k1): Thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn sau khi đã trừ đi giá trị hàng tồn kho. Tỷ số này cho biết liệu cơng ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Qua thực tế nghiên cứu: k1< 0,75 thấp; 0,75 ≤ k1 ≤ 2 trung bình; k1> 2 cao (Nguyễn Năng Phúc, 2011, trang 185).

Tỷ số thanh khoản nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

(Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển, 2010, trang 380)

(3)Tỷ số thanh khoản tức thời (k2): Thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất của doanh nghiệp là tiền và các khoản tương đương tiền. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng thanh toán tốt, tuy nhiên quá cao và kéo dài dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm. Chỉ tiêu này quá thấp và kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp khơng có đủ khả năng thanh tốn cơng nợ ngắn hạn, có dấu hiệu rủi ro tài chính. Qua thực tế nghiên cứu: k2< 0,5

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần điện lực dầu khí nhơn trạch 2 (Trang 31 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w