Các tỷ số tài chính dự kiến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần điện lực dầu khí nhơn trạch 2 (Trang 161)

2.3.2 .Phương pháp xử lý dữ liệu

3.3.4. Các tỷ số tài chính dự kiến

Bảng 3.61 Các tỷ số tài chính dự kiến

Tỷ số

Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn (lần)

Tỷ số khả năng thanh tốn nhanh (lần)

Vịng quay các khoản phải thu của khách hàng (lần) Kỳ thu tiền bình quân (ngày) Nợ trên tổng tài sản (lần) Nợ trên vốn chủ sở hữu (lần) ROA (%)

ROE (%)

(Nguồn: Tác giả tính tốn)

Từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự báo và bảng 3.61 nêu trên, ta có một số nhận xét như sau:

- Dự báo kết quả kinh doanh những năm tiếp theo của PV Power NT2khó có khả năng để đạt mức tăng trưởng ấn tượng như giai đoạn 2012-2016. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân giai đoạn 2017-2020 dự kiến là 18,08%, giảm so với giai đoạn 2014-2016 (31%). Năm 2017, lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm mạnh (335.124 triệu đồng) so với năm 2016 chủ yếu do sản lượng điện giảm khi Công ty phải ngừng máy 45 ngày để thực hiện đại tu. Mặt khác, kết quả kinh doanh dự báo trên còn chưa xét tới các ảnh hưởng từ lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá. Với dư nợ ngoại tệ tại 31/12/2016 là 78.408.979 USD và 70.845.796 EUR thì tỷ giá tăng/giảm khoảng 3% thì lợi nhuận trước thuế của PV Power NT2 giảm/tăng 134 tỷ đồng. Điều này đặt ra cho Ban Lãnh đạo Cơng ty phải có biện pháp để giảm thiểu rủi ro từ biến động tỷ giá, đồng thời tăng cường quản trị chi phí để đảm bảo duy trì được kết quả kinh doanh khả quan.

- Về tình hình biến động và cơ cấu tài sản: Nếu trước thời điểm 31/12/2017, EVN thơng qua PV Power NT2 hồn thành nghĩa vụ trả nợ khoản hồi tố chênh lệch

giữa giá khí miệng giếng và giá thị trường cho PV Gas (khoảng 2.000 tỷ đồng) thì dự báo quy mơ tổng tài sản của Cơng ty sẽ giảm mạnh so với giai đoạn trước (dự báo cuối năm 2017, tổng tài sản là 10.381.948 triệu đồng). Cơ cấu tài sản tiếp tục

diễn biến theo xu hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn. Trong đó, phải thu của khách hàng bình quân cả giai đoạn dự kiến vẫn chiếm đến hơn 21% tổng tài sản. Kỳ thu tiền kéo dài và dự kiến Cơng ty sẽ mất bình qn khoảng 3,5 tháng để thu hồi được tiền khách hàng còn nợ. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của PV Power NT2. Kết quả phân tích tài chính giai đoạn 2012-2016 cũng đã cho thấy cơng tác thu địi tiền bán điện của Công ty tỏ ra kém hiệu quả hơn các doanh nghiệp nhiệt điện khác. Vì vậy, trong thời gian tới, PV Power NT2 cần rà soát kỹ lưỡng lại nguyên nhân dẫn đến chậm trễ cũng như có kiến nghịvớicác cơ quan có thẩm quyền để khắc phục vấn đề tồn tại này.

- Về cơ cấu nguồn vốn và khả năng thanh toán: Về tổng thể, Cơng ty sẽ dần ít phụ thuộc vào vay nợ hơn, tỷ số nợ trên tổng tài sản cũng như tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu diễn biến theo xu hướng giảm. Theo đúng tiến độ trả nợ thì đến năm 2021, tồn bộ 06 hợp đồng vay tài trợ dựán nhà máy điện Nhơn Trạch 2 ban đầu sẽ tất tốn. Các tỷ số tài chính về khả năng thanh tốn của Cơng ty dự kiến cũng được cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2017-2021. Tuy nhiên, cần lưu ý đối với các khoản vay có gốc ngoại tệ, nếu tỷ giá hối đối tăng 0,41% mỗi quý (như đang giả thiết) thì tiền chi trả nợ gốc vay mỗi năm tăng gần 9 tỷ đồng, chưa kể đến rủi ro về lãi suất do 06 khoản vay đều là lãi suất thả nổi.

- Về nhu cầu vốn bổ sung: Bảng cân đối kế toán dự báo cho thấy tổng nguồn vốn dự báo nhỏ hơn tổng tài sản dự báo, tức dự kiến Công ty thiếu hụt nguồn vốn và cần có kế hoạch để huy động thêm các nguồn vốn khác nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vốn, hoặc có các biện pháp quản trị thích hợp để giảm nhu cầu vốn.

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA PV POWER NT2

4.1. Định hƣớng phát triển và các mục tiêu của Công ty giai đoạn 2017-2020

Chiến lƣợc phát triển trung và dài hạn:

- Xem xét đầu tư xây dựng nhà máy điện mới sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xem xét khả năng đầu tư điện mặt trời tận dụng mặt bằng, trang thiết bị sẵn có tại khu vực nhà máy điện Nhơn Trạch 2.

Các mục tiêu chủ yếu của PV Power NT2:

- Phát triển Công ty trở thành nhà cung cấp, sản xuất điện đáng tin cậy, đáp ứng tối đa nhu cầu điện năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước;

- Phấn đấu sản xuất kinh doanh tăng trưởng bền vững nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho cơng ty, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.

- Kiện tồn, nâng cao cơng tác quản trị tạo sự chuyển biến rõ rệt và nâng cao hình ảnh PV Power NT2 trên thị trường điện và thị trường chứng khốn.

- Đẩy mạnh cơng tác đào tạo nhân lực theo hướng tập trung, chuyên sâu và nâng cao năng lực phục vụ cơng tác quản lý. Tăng cường các khóa đào tạo Quản lý kỹ thuật, thị trường phát điện cạnh tranh cho các bên trực tiếp vận hành;

- Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn sản xuất; chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng, có tác phong cơng nghiệp và kỷ luật cao;

- Tập trung chỉ đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tiết kiệm, hiệu quả, an toàn trong thị trường phát điện cạnh tranh; phối hợp chặt chẽ, tăng cường quan hệ với EVN/EPTC, PVGas… và các đơn vị liên quan nhằm đảm bảo công tác vận hành nhà máy liên tục an toàn, hiệu quả;

an sinh xã hội.

4.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phầnĐiện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 trong thời gian tới Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 trong thời gian tới

4.2.1. Các giải pháp ngắn hạn

4.2.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn

Qua q trình phân tích và dự báo tài chính nêu trên, ta có thể thấy cơ cấu tài sản hiện nay của PV Power NT2 khá hợp lý, tuy nhiên cịn có một số vấn đề lớn cần phải lưu ý: Thứ nhất, là công tác quản lý công nợ:phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, một số khoản công nợ lớn tồn đọng chưa được đối tác xác nhận và chưa rõ ngày thu hồi. Thứ hai, hiệu quả sử dụng tài sản của PV Power NT2 đang bị ảnh hưởng bởi khoản đầu tư kém hiệu quả tại Công ty Cổ phần Bê tông Công nghệ cao. Điều này đặt ra cho Công ty trong giai đoạn sắp tới cần phải có những giải pháp để cải thiện tình hình trên, cụ thể như sau:

Tăng cƣờng cơng tác thu địi các khoản phải thu: - Một là,thu tiền bán điện từ EVN/EPTC:

Doanh thu của PV Power NT2 chủ yếu từ bán điện. Tuy nhiên, việc thu hồi cơng nợ tiền điện với EVN/EPTC thường hết sức khó khăn và kéo dài. Theo hợp đồng mua bán điện giữa PV Power NT2 và EVN/EPTC thì ngày thanh tốn là ngày 9 của tháng kế tiếp gửi hồ so thanh toán tiền điện, nhưng EVN/EPTC thường thanh toán cho PV Power NT2 chậm so với thời hạn quy định là 20 ngày, điều này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Power NT2. Xem xét kỹ nguyên nhân gây ra chậm trễ chủ yếu là do thời gian lập và kiểm tra Hồ sơ thanh toán khá lâu, chưa phù hợp với thời hạn thanh toán trong Hợp đồng mua bán điện. Về phía PV Power NT2, để cơng tác thu tiền điện nhanh, hiệu quả, Cơng ty có thể chủ động trong một số công việc, cụ thể:

+ Cơng tác lập hồ sơ thanh tốn: Chất lượng hồ sơ thanh toán tiền điện phải chính xác khơng có sai sót, cơng tác chào giá điện trên thị trường, công tác xác nhận công tơ đo đếm điện năng, công tác chạy thử nghiệm thu, xác nhận sự kiện thị trường, công tác dừng máy, khởi động lại máy đều phải có sự xác nhận của các bên

liên quan theo quy định của Hợp đồng mua bán điện.

+ Công tác phân công rõ ràng bộ phận và cá nhân trong việc thu hồi công nợ. +Công tác vận chuyển và gửi hồ sơ thanh toán phải nhanh và chuyển đến đúng nơi cần xử lý.

+Công tác xác nhận và đối chiều công nợ giữa hai bên phải rõ ràng.

+ Công tác phối hợp của đơn vị bán điện với các bộ phận của EPTC, A0, A2, EVN… tận tình chu đáo.

- Hai là, quản lý và thu hồi các khoản công nợ khác:

Công ty cần quản lý chặt chẽ và đôn đốc các khoản phải thu, phải trả, trả nợ vốn vay đầu tư theo đúng cam kết, đảm bảo tình hình tài chính của Cơng ty ổn định, có uy tín với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Trong thời gian tới, PV Power NT2 cần đẩy mạnh cơng tác thu địi cơng nợ để tránh thất thoát vốn, hạn chế rủi ro, nhanh chóng thu hồi theo một số hướng sau:

+ Tập trung thu hồi công nợ, giải quyết dứt điểm các khoản cơng nợ dây dưa, khó địi. Cơng ty cần quyết liệt đưa ra nhiều biện pháp xử lý những khoản công nợ tồn đọng từ các năm trước đây, bao gồm: Lãi phạt chậm trả dự thu EVN/EPTC là 42,15 tỷ đồng, Phải thu dài hạn của EVN thể hiện khoản tiền điện bổ sung theo giá điện chính thức của nhà máy điện Nhơn Trạch 2 cho giai đoạn 01/5/2012 đến 31/12/2013 (kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng) là 164,49 tỷ đồng; Phải thu dài hạn khác là phần chi phí đền bù giải phóng mặt bằng với số tiền là 37,65 tỷ đồng.

+ Mặt khác, PV Power NT2 cần theo dõi chặt chẽ những khoản nợ đến hạn thu, nhằm xác định những khoản nợ có khả năng thu hồi và những khoản nợ khó địi, để từ đó có biện pháp tính tốn trích lập dự phịng nhằm đề phịng những tổn thất có thể xảy ra, tránh đột biến trong kết quả kinh doanh của Công ty.

Xử lý khoản đầu tƣ kém hiệu quả tại Công ty Cổ phần Bê tông Công nghệ cao (Sopewaco):

Sopewaco là chủ đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy sản xuất cọc bê tông ly tâm công nghệ cao để cung cấp cho các cơng trình cơng nghiệp và cầu cảng lớn. Sau một thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, từ năm 2011 đến nay,

do bối cảnh chung tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam có những diễn biến khơng thuận lợi: giá dầu giảm sâu khiến cho các dự án trong ngành dầu khí đều dừng hoặc giãn tiến độ; các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn cũng tạm dừng hoặc giãn tiến độ nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Sopewaco bị sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến tình trạng ngày càng thua lỗ, tình hình tài chính rất khó khăn.Tính đến thời điểm cuối năm 2015, Sopewaco lỗ 82,61 tỷ đồng và lỗ lũy kế đến 31/12/2015 là 347,84 tỷ đồng (trong khi vốn góp của chủ sở hữu là 64,34 tỷ đồng). Tài sản của Sopewaco đã thế chấp cho các ngân hàng để đảm bảo cho các khoản vay. Hiện nay, Oceanbank đã phong tỏa tài khoản để thực hiện tái cơ cấu và thu nợ. Năm 2016, Sopewaco tiếp tục lỗ trên 82 tỷ đồng và năm 2017 sẽlà năm thứ 7 liên tiếp thua lỗ.

Với khoản đầu tư kém khả quan như trên, để tránh tiếp tục ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của Cơng ty, PV Power NT2 cần khẩn trương triển khai thối tồn bộ vốn góp tại Sopewaco. Trong trường hợp này do Sopewaco chưa niêm yết trên sàn chứng khốn, để cơng tác thối vốn đảm bảo công khai và minh bạch, PV Power NT2 cần nghiên cứu kỹ lưỡng và vận dụng các quy định của Nhà nước như: Quyết định số 51/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước và Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 15/NQ-CP ngày 06/3/2014 để thoái vốn dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách kế tốn. Trình tự thực hiện thối vốn đối với khoản đầu tư chưa niêm yết trên sàn chứng khốn có thể thực hiện như sau:

- Thuê đơn vị tư vấn độc lập thực hiện định giá và lập phương án thối vốn; - Trình các cấp thẩm quyền (Chủ sở hữu, Đại hội đồng cổ đơng) phê duyệt phương án thối vốn của PV Power NT2 tại đơn vị;

- Lập hồ sơ đấu giá nộp Ủy ban chứng khốn Nhà nước, gồm: Bản cơng bố thơng tin, Báo cáo thối vốn, hồ sơ của đơn vị thoái vốn;

- Thành lập Ban tổ chức đấu giá;

- Ban tổ chức đấu giá ban hành quy chế đấu giá, Mẫu biểu để nhà đầu tư đăng ký đấu giá, Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng;

- Thực hiện thông báo trên website, đăng báo (tối thiểu 03 số báo Trung ương và 03 số báo địa phương) và niêm yết thông tin về cuộc đấu giá tối thiểu trong vòng 20 ngày;

- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký đấu giá, nhận tiền cọc, tổng hợp kết quả đăng ký đấu giá và phát phiếu tham dự đấu giá;

- Tổng hợp danh sách nhà đầu tư hợp lệ theo quy chế đấu giá, công bố kết quả đăng ký đấu giá của nhà đầu tư;

- Tổ chức buổi đấu giá;

- Công bố kết quả đấu giá, thông báo cho nhà đầu tư kết quả đấu giá, nhận tiền mua cổ phần của nhà đầu tư trúng đấu giá, hoàn trả tiền đặt cọc cho nhà đầu tư không trúngđấu giá;

- Chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư mới.

Trong trường hợp tổ chức bán đấu giá không thành công, PV Power NT2 cần phối hợp chặt chẽ với các cổ đông khác có vốn góp tại Sopewaco tiến hành các thủ tục giải thể hoặc phá sản để cắt lỗ, tránh tiếp tục ảnh hướng xấu đến tình hình tài chính của Cơng ty.

4.2.1.2. Nâng cao khả năng sinh lợi

Dự báo về kết quả kinh doanh giai đoạn 2017-2020 của PV Power NT2 cho thấy Công ty đang đối mặt với nguy cơ suy giảm về tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Điều này sẽ tác động rất lớn đến tâm lý các nhà đầu tư. Vì vậy, Cơng ty cần có giải pháp để nâng cao khả năng sinh lợi. Điều này thông thường sẽ chịu ảnh hưởng của hai nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí. Như vậy, để nâng cao khả năng sinh lợi, PV Power NT2 cần phải có các giải pháp để kiểm sốt, tiết giảm chi phí và gia tăng doanh thutrong điều kiện bối cảnh đặc thù của ngành điện tại Việt Nam.

Kiểm soát, tiết giảm chi phí:

- Một là, kiểm sốt chi phí sản xuất:

Như đã phân tích ở trên, chiếm tỷ trọng bình qn khoảng 73,5% trong cơ cấu chi phí sản xuất điện của PV Power NT2là chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên, do yếu tố chính là giá nhiên liệu đầu vàođã bịkhống chế bởi chính

sách quản lý của Nhà nước nên trong thời gian tới, Cơng ty có thể chủ động thực hiện tiết giảm chi phí sản xuất điện bằng một số giải pháp sau:

+Quản trị chi phíthơng qua hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật: Các định mức kinh tế kỹ thuật chính có thể áp dụng trong sản xuất điện tạinhà máy tubin khí chu trình hỗn hợp, bao gồm: Suất hao nhiệt, tỷ lệ sử dụng điện tự dùng, định mức tiêu hao vật tư, định mức hóa chất cơng nghiệp, định mức khai thác và sử dụng máy móc, thiết bị, định mức lao động… Để quản lý mức tiêu hao, PV Power NT2 cầnxây dựng và áp dụnghệ thống định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp cho từng giai đoạn vận hành của nhà máy. Các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, hóa chất sử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần điện lực dầu khí nhơn trạch 2 (Trang 161)