Các phương pháp dự báotài chính phổ biến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần điện lực dầu khí nhơn trạch 2 (Trang 49 - 56)

5. Kết cấu luận văn

1.3. Cơ sở lý luận về dự báotài chính

1.3.4. Các phương pháp dự báotài chính phổ biến

Theo Nghiêm Sĩ Thương (2011, trang 302), trong thực tiễn, việc hoạch định tài chính thường được tiến hành theo 02 phương pháp, đó là:

- Phương pháp dự báo tài chính theo tỷ lệ % doanh thu; - Phương pháp dự báo tài chính theo ngân sách.

1.3.4.1. Phương pháp dự báo tài chính theo tỷ lệ % doanh thu

Các giả thiết của mơ hình dự báo tài chính theo tỷ lệ % doanh thu:

Thực chất của mơ hình dự báo tài chính này là xây dựng các báo cáo tài chính tương lai trên cơ sở ước tính một số khoản mục chi phí, tài sản và nguồn vốn theo tỷ lệ phần trăm doanh thu với các giả thiết được đặt ra như sau:

- Cơng nghệ và trình độ tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp vẫn tiếp tục được duy trì như hiện nay. Vì vậy, khi doanh thu tăng thì chi phí kể cả chi phí bằng tiền sẽ tăng cùng với tỷ lệ của doanh thu.

quản lý bán hàng vẫn tiếp tục duy trì như hiện nay, vì vậy, mức tăng dự kiến của các tài sản ngắn hạn cũng như tài sản cố định đều bằng với mức tăng trưởng doanh thu.

- Công tác quản lý nợ phải trả và nợ định kỳ vẫn duy trì như tình trạng hiện nay nên các khoản mục nguồn vốn này cũng sẽ tăng cùng tỷ lệ với doanh thu. Đây chính là các nguồn vốn tự động hình thanh trong quá trình kinh doanh (cịn gọi là vốn tự phát) thường được coi như các nguồn vốn “khơng chịu chi phí” mà doanh nghiệp nên tận dụng.

a) Dự báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Dự báo doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Việc xây dựng bất kỳ một bộ dự báo báo cáo tài chính nào cũng đều bắt đầu bằng việc dự báo mức tăng trưởng dự kiến của doanh thu. Doanh thu có được dự báo một cách tương đối chính xác thì mới có thể dự báo đúng các chỉ tiêu tài chính tiếp theo. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ dự báo đượcxác địnhtheo công thức sau:

D =

Trong đó: D là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ dự báo; qti là số lượng sản phẩm loại i dự kiến tiêu thụ trong kỳ dự báo; gi là đơn giá bán dự kiến của sản phẩm i trong kỳ dự báo; n là số loại hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp dự kiến bán.

(Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển, 2010, trang 345)

Lưu ý, khiước tính số lượng và đơn giá bán từng loại sản phẩm phục vụ cho dự báo doanh thu, ta cần xem xét thật kỹ lưỡng và cố gắng lượng hóa các nhân tố có thể ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo như: định hướng phát triển, tiềm lực của doanh nghiệp, diễn biến mơi trường kinh doanh bên ngồi… (Chi tiết đã trình bày tại Mục 1.3.2).

Dự báo các chỉ tiêu còn lại trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Căn cứ vào tình hình cụ thể tại từng doanh nghiệp và dựa vào số liệu phản ảnh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua nhiều kỳ (ít nhất 5 kỳ liền kề trước kỳ dự báo), ta xem xét mối quan hệ của doanh thu với các chỉ tiêu rồi tiến

hành phân loại và dự báo theo 03 nhóm sau:

- Nhóm 1: Những chỉ tiêu có quan hệ cùng chiều với doanh thuthuần từbán hàng và cung cấp dịch vụ và chiếm một tỷ lệ nhất định so với doanh thu thuần.

+ Bao gồm các chỉ tiêu sau: Giá vốn hàng bán, Chi phí bán hàng. Ngồi ra, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể, có một số chỉ tiêu như: Doanh thu hoạt động tài chính, Chi phí tài chính, Chi phí lãi vay, Chi phí quản lý doanh nghiệp có thể xếp vào Nhóm 1.

+ Dự báo: Xác định trị số dự báo bằng cách lấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ dự báo nhân với tỷ lệ % của từng chỉ tiêu so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm trước.

- Nhóm 2: Những chỉ tiêu khơng thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thay đổi.

+ Bao gồm các chỉ tiêu sau: Thu nhập khác, Chi phí khác, Lợi nhuận khác. Ngồi ra, các chỉ tiêu như: Doanh thu hoạt động tài chính, Chi phí tài chính, Chi phí lãi vay, Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có thể xếp vào Nhóm 2, tùy theo tình hình cụ thể của doanh nghiệp.

+ Dự báo: Những chỉ tiêu này rất khó dự báo. Vì thế, các chỉ tiêu này được giữ nguyên trị số kỳ trước trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này.

- Nhóm 3: Những chỉ tiêu được xác định trên cơ sở các chỉ tiêu Nhóm 1 và Nhóm 2.

+ Bao gồm các chỉ tiêu sau: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế.

+ Dự báo: Xác định dựa trên kết quả dự báo các chỉ tiêu Nhóm 1 và Nhóm 2. Trong trường hợp có các tình hình dự báo (là những tình huống chắc chắn xảy ra trong tương lai như: thay đổi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, tỷ lệ chỉ trả cổ tức cổ phần ưu đãi…), việc dự báo phải căn cứ vào tình huống dự báo để xác định trị số của những chỉ tiêu này.

Khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thay đổi, một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán cũng thay đổi cùng chiều với sự thay đổi của doanh thu. Vì thế, thơng qua suy luận và nghiên cứu mối quan hệ qua nhiều năm giữa các chỉ tiêu phản ánh trên Bảng cân đối kế toán với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ta sẽ xác định được mối quan hệ của doanh thu với chỉ tiêu rồi tiến hành phân loại và dự báo theo 02 nhóm sau:

- Nhóm 1: Những chỉ tiêu có khả năng thay đổi cùng chiều và chiếm một tỷ lệ nhất định so với doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ:

+ Các chỉ tiêu trong nhóm: Thường bao gồm những chỉ tiêu sau: Các khoản mục bên Tài sản

- Tiền và các khoản tương đương tiền - Phải thu khách hàng

- Trả trước cho người bán - Thuế GTGT được khấu trừ - Hàng tồn kho…

+ Dự báo: Xác định trị số dự báo bằng cách lấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ dự báo nhân với tỷ lệ % của từng chỉ tiêu so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm trước.

- Nhóm 2: Các chỉ tiêu cịn lại trên Bảng cân đối kế tốn mặc dầu có thể có quan hệ cùng chiều với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ song mối quan hệ không rõ ràng, thay đổi không cùng chiều với doanh thu. Các chỉ tiêu này được giữ nguyên giá trị kỳ trước trong Bảng cân đối kế toán kỳ này.

- Xác định nhu cầu vốn và nguồn vốn: Căn cứ vào tổng số nguồn vốn dự báo và tổng số tài sản dự báo, tính ra số vốn thừa hoặc thiếu ứng với mức doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mới.

c) Dự báo dòng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

Xác định mối quan hệ giữa tiền và tương đương tiền với các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán theo đẳng thức sau: Tiền và tương đương tiền = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu - Tài sản dài hạn - Đầu tư tài chính ngắn hạn - Phải thu ngắn hạn - Hàng tồn kho - Tài sản ngắn hạn khác.

Nội dung của phương pháp hoạch định tài chính theo ngân sách đó là xây dựng báo cáo tài chính tương lai trên cơ sở dự báo doanh thu, xây dựng kế hoạch sản xuất, lập ngân sách mua sắm tài sản, ngân sách chi phí và tổng hợp vào ngân sách tiền mặt. Sau đó, chuyển đổi các dữ liệu từ báo cáo thu nhập và ngân sách tiền mặt được phối hợp để hình thành bảng cân đối kế hoạch dự báo.

Hình 1.2 Quy trình hoạch định tài chính theo kế hoạch ngân sách

Dự báo doanh số Kế hoạch sản xuất Kế hoạch chi phí Các ngân sách hỗ trợ khác Ngân sách tiền mặt Báo cáo thu nhập dự toán

Bản cân đối kế toán hiện tại

Bảng cân

đối kế toán

(Nguồn: Nghiêm Sĩ Thương, 2011, trang 313)

Các bƣớc để dự báo báo cáo tài chính theo phƣơng pháp ngân sách:

- Bước 1: Ước tính doanh số và doanh thu trong giai đoạn dự báo;

- Bước 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất và ước tính mức tiêu hao nguồn lực cho việc sản xuất số lượng sản phẩm theo yêu cầu bao gồm nguyên vật liệu, nhân cơng trực tiếp và chi phí chung. Trên cơ sở đó ước tính lợi nhuận gộp trong kỳ;

- Bước 3: Ước tính các chi phí khác có liên quan như lãi vay, thuế…; - Bước 4: Xác định lãi ròng qua việc xây dựng báo cáo thu nhập dự toán; - Bước 5: Xây dựng ngân sách tiền mặt bằng cách chuyển đổi thu nhập và chi phí trong kỳ dự báo thành kế hoạch thu và chi tiền mặt dự kiến. Chênh lệch dương giữa thu- chi tiền mặt sẽ là ngân quỹ dơi dư để đầu tư, cịn nếu chênh lệch âm là lượng vốn cần huy động ngắn hạn để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu ngắn hạn.

- Bước 6: Xây dựng bảng cân đối kế toán toán bằng cách sử dụng các dữ liệu đã có được, đặc biệt là từ việc lập kế hoạch ngân sách ở bước trên.

Tóm lại, có nhiều phương pháp dự báo tài chính, mỗi phương pháp đều có

ưu điểm, nhược điểm. Trong đó, phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh và được sử dụng phổ biến nhất trong thực tế. Vì vậy, trong phạm vi bài luận văn, tác giả mong muốn dự báo tài chính dài hạn cho PV Power NT2theo phương pháp dự báo tài chính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần điện lực dầu khí nhơn trạch 2 (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w