Các giải pháp ngắn hạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần điện lực dầu khí nhơn trạch 2 (Trang 166 - 176)

2.3.2 .Phương pháp xử lý dữ liệu

4.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần

4.2.1. Các giải pháp ngắn hạn

4.2.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn

Qua q trình phân tích và dự báo tài chính nêu trên, ta có thể thấy cơ cấu tài sản hiện nay của PV Power NT2 khá hợp lý, tuy nhiên cịn có một số vấn đề lớn cần phải lưu ý: Thứ nhất, là công tác quản lý công nợ:phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, một số khoản công nợ lớn tồn đọng chưa được đối tác xác nhận và chưa rõ ngày thu hồi. Thứ hai, hiệu quả sử dụng tài sản của PV Power NT2 đang bị ảnh hưởng bởi khoản đầu tư kém hiệu quả tại Công ty Cổ phần Bê tông Công nghệ cao. Điều này đặt ra cho Công ty trong giai đoạn sắp tới cần phải có những giải pháp để cải thiện tình hình trên, cụ thể như sau:

Tăng cƣờng cơng tác thu địi các khoản phải thu: - Một là,thu tiền bán điện từ EVN/EPTC:

Doanh thu của PV Power NT2 chủ yếu từ bán điện. Tuy nhiên, việc thu hồi cơng nợ tiền điện với EVN/EPTC thường hết sức khó khăn và kéo dài. Theo hợp đồng mua bán điện giữa PV Power NT2 và EVN/EPTC thì ngày thanh tốn là ngày 9 của tháng kế tiếp gửi hồ so thanh toán tiền điện, nhưng EVN/EPTC thường thanh toán cho PV Power NT2 chậm so với thời hạn quy định là 20 ngày, điều này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Power NT2. Xem xét kỹ nguyên nhân gây ra chậm trễ chủ yếu là do thời gian lập và kiểm tra Hồ sơ thanh toán khá lâu, chưa phù hợp với thời hạn thanh toán trong Hợp đồng mua bán điện. Về phía PV Power NT2, để cơng tác thu tiền điện nhanh, hiệu quả, Cơng ty có thể chủ động trong một số công việc, cụ thể:

+ Cơng tác lập hồ sơ thanh tốn: Chất lượng hồ sơ thanh toán tiền điện phải chính xác khơng có sai sót, cơng tác chào giá điện trên thị trường, công tác xác nhận công tơ đo đếm điện năng, công tác chạy thử nghiệm thu, xác nhận sự kiện thị trường, công tác dừng máy, khởi động lại máy đều phải có sự xác nhận của các bên

liên quan theo quy định của Hợp đồng mua bán điện.

+ Công tác phân công rõ ràng bộ phận và cá nhân trong việc thu hồi công nợ. +Công tác vận chuyển và gửi hồ sơ thanh toán phải nhanh và chuyển đến đúng nơi cần xử lý.

+Công tác xác nhận và đối chiều công nợ giữa hai bên phải rõ ràng.

+ Công tác phối hợp của đơn vị bán điện với các bộ phận của EPTC, A0, A2, EVN… tận tình chu đáo.

- Hai là, quản lý và thu hồi các khoản công nợ khác:

Công ty cần quản lý chặt chẽ và đôn đốc các khoản phải thu, phải trả, trả nợ vốn vay đầu tư theo đúng cam kết, đảm bảo tình hình tài chính của Cơng ty ổn định, có uy tín với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Trong thời gian tới, PV Power NT2 cần đẩy mạnh cơng tác thu địi cơng nợ để tránh thất thốt vốn, hạn chế rủi ro, nhanh chóng thu hồi theo một số hướng sau:

+ Tập trung thu hồi công nợ, giải quyết dứt điểm các khoản cơng nợ dây dưa, khó địi. Cơng ty cần quyết liệt đưa ra nhiều biện pháp xử lý những khoản công nợ tồn đọng từ các năm trước đây, bao gồm: Lãi phạt chậm trả dự thu EVN/EPTC là 42,15 tỷ đồng, Phải thu dài hạn của EVN thể hiện khoản tiền điện bổ sung theo giá điện chính thức của nhà máy điện Nhơn Trạch 2 cho giai đoạn 01/5/2012 đến 31/12/2013 (kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng) là 164,49 tỷ đồng; Phải thu dài hạn khác là phần chi phí đền bù giải phóng mặt bằng với số tiền là 37,65 tỷ đồng.

+ Mặt khác, PV Power NT2 cần theo dõi chặt chẽ những khoản nợ đến hạn thu, nhằm xác định những khoản nợ có khả năng thu hồi và những khoản nợ khó địi, để từ đó có biện pháp tính tốn trích lập dự phịng nhằm đề phịng những tổn thất có thể xảy ra, tránh đột biến trong kết quả kinh doanh của Công ty.

Xử lý khoản đầu tƣ kém hiệu quả tại Công ty Cổ phần Bê tông Công nghệ cao (Sopewaco):

Sopewaco là chủ đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy sản xuất cọc bê tông ly tâm công nghệ cao để cung cấp cho các cơng trình cơng nghiệp và cầu cảng lớn. Sau một thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, từ năm 2011 đến nay,

do bối cảnh chung tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam có những diễn biến khơng thuận lợi: giá dầu giảm sâu khiến cho các dự án trong ngành dầu khí đều dừng hoặc giãn tiến độ; các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn cũng tạm dừng hoặc giãn tiến độ nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Sopewaco bị sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến tình trạng ngày càng thua lỗ, tình hình tài chính rất khó khăn.Tính đến thời điểm cuối năm 2015, Sopewaco lỗ 82,61 tỷ đồng và lỗ lũy kế đến 31/12/2015 là 347,84 tỷ đồng (trong khi vốn góp của chủ sở hữu là 64,34 tỷ đồng). Tài sản của Sopewaco đã thế chấp cho các ngân hàng để đảm bảo cho các khoản vay. Hiện nay, Oceanbank đã phong tỏa tài khoản để thực hiện tái cơ cấu và thu nợ. Năm 2016, Sopewaco tiếp tục lỗ trên 82 tỷ đồng và năm 2017 sẽlà năm thứ 7 liên tiếp thua lỗ.

Với khoản đầu tư kém khả quan như trên, để tránh tiếp tục ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của Cơng ty, PV Power NT2 cần khẩn trương triển khai thối tồn bộ vốn góp tại Sopewaco. Trong trường hợp này do Sopewaco chưa niêm yết trên sàn chứng khốn, để cơng tác thối vốn đảm bảo công khai và minh bạch, PV Power NT2 cần nghiên cứu kỹ lưỡng và vận dụng các quy định của Nhà nước như: Quyết định số 51/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước và Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 15/NQ-CP ngày 06/3/2014 để thoái vốn dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách kế tốn. Trình tự thực hiện thối vốn đối với khoản đầu tư chưa niêm yết trên sàn chứng khốn có thể thực hiện như sau:

- Thuê đơn vị tư vấn độc lập thực hiện định giá và lập phương án thoái vốn; - Trình các cấp thẩm quyền (Chủ sở hữu, Đại hội đồng cổ đơng) phê duyệt phương án thối vốn của PV Power NT2 tại đơn vị;

- Lập hồ sơ đấu giá nộp Ủy ban chứng khốn Nhà nước, gồm: Bản cơng bố thơng tin, Báo cáo thối vốn, hồ sơ của đơn vị thoái vốn;

- Thành lập Ban tổ chức đấu giá;

- Ban tổ chức đấu giá ban hành quy chế đấu giá, Mẫu biểu để nhà đầu tư đăng ký đấu giá, Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng;

- Thực hiện thông báo trên website, đăng báo (tối thiểu 03 số báo Trung ương và 03 số báo địa phương) và niêm yết thông tin về cuộc đấu giá tối thiểu trong vòng 20 ngày;

- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký đấu giá, nhận tiền cọc, tổng hợp kết quả đăng ký đấu giá và phát phiếu tham dự đấu giá;

- Tổng hợp danh sách nhà đầu tư hợp lệ theo quy chế đấu giá, công bố kết quả đăng ký đấu giá của nhà đầu tư;

- Tổ chức buổi đấu giá;

- Công bố kết quả đấu giá, thông báo cho nhà đầu tư kết quả đấu giá, nhận tiền mua cổ phần của nhà đầu tư trúng đấu giá, hồn trả tiền đặt cọc cho nhà đầu tư khơng trúngđấu giá;

- Chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư mới.

Trong trường hợp tổ chức bán đấu giá không thành công, PV Power NT2 cần phối hợp chặt chẽ với các cổ đơng khác có vốn góp tại Sopewaco tiến hành các thủ tục giải thể hoặc phá sản để cắt lỗ, tránh tiếp tục ảnh hướng xấu đến tình hình tài chính của Cơng ty.

4.2.1.2. Nâng cao khả năng sinh lợi

Dự báo về kết quả kinh doanh giai đoạn 2017-2020 của PV Power NT2 cho thấy Công ty đang đối mặt với nguy cơ suy giảm về tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Điều này sẽ tác động rất lớn đến tâm lý các nhà đầu tư. Vì vậy, Cơng ty cần có giải pháp để nâng cao khả năng sinh lợi. Điều này thông thường sẽ chịu ảnh hưởng của hai nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí. Như vậy, để nâng cao khả năng sinh lợi, PV Power NT2 cần phải có các giải pháp để kiểm sốt, tiết giảm chi phí và gia tăng doanh thutrong điều kiện bối cảnh đặc thù của ngành điện tại Việt Nam.

Kiểm soát, tiết giảm chi phí:

- Một là, kiểm sốt chi phí sản xuất:

Như đã phân tích ở trên, chiếm tỷ trọng bình qn khoảng 73,5% trong cơ cấu chi phí sản xuất điện của PV Power NT2là chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên, do yếu tố chính là giá nhiên liệu đầu vàođã bịkhống chế bởi chính

sách quản lý của Nhà nước nên trong thời gian tới, Cơng ty có thể chủ động thực hiện tiết giảm chi phí sản xuất điện bằng một số giải pháp sau:

+Quản trị chi phíthơng qua hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật: Các định mức kinh tế kỹ thuật chính có thể áp dụng trong sản xuất điện tạinhà máy tubin khí chu trình hỗn hợp, bao gồm: Suất hao nhiệt, tỷ lệ sử dụng điện tự dùng, định mức tiêu hao vật tư, định mức hóa chất cơng nghiệp, định mức khai thác và sử dụng máy móc, thiết bị, định mức lao động… Để quản lý mức tiêu hao, PV Power NT2 cầnxây dựng và áp dụnghệ thống định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp cho từng giai đoạn vận hành của nhà máy. Các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, hóa chất sử dụng vào quá trình sản xuất phải được quản lý chặt chẽ theo định mức tiêu hao mà Công ty đã ban hành và phải được theo dõi và kiểm tra, tổ chức phân tích thường xun, định kỳ để từ đó khơng ngừng hồn thiện hệ thống định mức, kịp thời ngăn chặn và xử lý các trường hợp vượt định mức.

+Quản lý giá vật tư, hóa chất: Cần quản lý chặt chẽ giá mua vật tư ở các khâu, các chi phí vận chuyển, thu mua phải được theo dõi đầy đủ trên hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của Nhà nước. Tăng cường cơng tác quản lý đấu thầu trong tồn bộ các hoạt động mua sắm hàng hoá, dịch vụ và xây lắp.

+ Kiểm sốt chi phí bảo dưỡng sửa chữa: Công tác bảo dưỡng sửa chữa của hầu hết các nhà máy điện tại Việt Nam phụ thuộc lớn vào Nhà chế tạo thiết bị gốc (OEM - Original Equipment Manufacturer), cụ thể đối với nhà máy điện Nhơn Trạch 2 là nhà thầu Siemens. Trong thời gian qua, nhân sự chủ chốt thực hiện bảo dưỡng sửa chữa đều phải thuê Siemens điều động từ Đức và Malaysia với chi phí rất đắt đỏ;chưa kể việc mua sắm các vật tư dự phòng trước kỳ bảo dưỡng tuân theo khuyến cáo của Siemens và mua trực tiếp từ Siemens. Do đó, để cải thiện tình hình trên, PV Power NT2 cần gia tăng tỷ lệ nội địa hóa dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng; triển khai việc mua sắm thiết bị, vật tư phục vụ sửa chữa bảo dưỡng theo hình thức Shopping list nhằm kiểm sốt chi phí; nỗ lực sử dụng tối đa vật tư thiết bị dự trữ trong kho; đàm phán với Nhà chế tạo thiết bị gốcđể đưa vào hợp đồng điều khoản về việc nhận mua lại hoặc nhận thanh lý các vật tư, thiết bị do nhà thầu khuyến cáo

nhưng khơng sử dụng trong q trình bảo dưỡng sửa chữa.

Việc quản lý tốt định mức kinh tế kỹ thuật dùng cho sản xuất điện, đồng thời áp dụng các khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ góp phần giảm thiểu tối đa chi phí trong sản xuất điện, giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh với các nhà máy điện khác trong hệ thống, từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận cho Cơng ty.

- Thứ hai, kiểm sốt chi phí quản lý doanh nghiệp:

So với các doanh nghiệp cùng ngành, tỷ số chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của PV Power NT2 ở mức tương đương các nhà máy nhiệt điện khác nhưng xét về giá trị tuyệt đối,chi phí quản lý doanh nghiệp trong những năm qua có xu hướng tăng nhanh trong khi bộ máy quản lý của Công ty đã ổn định, mối quan hệ với các đối tác kinh tếđã được củng cố. Như vậy, PV Power NT2 cần có biện pháp quản lý chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp hơn. Cơng ty nên rà sốt, hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ và áp dụng triệt để trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể:

+ Rà sốt, bổ sung, hồn thiện các định mức phục vụ công tác quản lý như:chi tiêu, sử dụng ô tô, tiêu thụ xăng xe, văn phòng phẩm… đảm bảo phù hợp với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh và đặc điểm kinh tế kỹ thuật, mức độ trang thiết bị của Công ty trên cơ sở đảm bảo tiết kiệm, nâng cao năng suất lao động.

+ Quy định phân cấp mức chi tiếp khách, hội họp, giao dịch, đối ngoại đối với các chức danh cán bộ khác nhau.

+ Rà soát và cắt giảm định biên lao động khối gián tiếp.

+ Cử cán bộ đi công tác đúng đối tượng, đúng số lượng.Lồng ghép các nội dung để rút ngắn thời gian họp, hội nghị nhằm tiết kiệm chi phí; Hạn chế tối đa việc tổ chức hội thảo, hội nghị ở ngoài địa phương nơi có trụ sở chính của Cơng ty.

+ Tăng cường xử lý công việc bằng trực tuyến và đường công vụ.

- Thứ ba, giảm chi phí hoạt động tài chính:

tổng dư nợ gốc vay, PV Power NT2 còn chịu rủi ro về biến động lãi suất do toàn bộ 6 hợp đồng vay dài hạn của Công ty đều theo lãi suất thả nổi. Theo kết quả phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn ở trên, kể từ năm 2015, Công ty đã bắt đầu dư thừa ngân quỹ. Do đó, trong thời gian tới, Cơng ty nên cơ cấu lại các nguồn vốn có lãi suất cao để giảm chi phí lãi vay, nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong bối cảnh đồng ngoại tệ vẫn đang tăng giá nên trước mắt, Cơng ty có thể xem xét việc đàm phán để thực hiện trả nợ trước hạn đối với 02 Hợp đồng tín dụng trong nước, bao gồm: Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng với dư nợ tại ngày 31/12/2016 là 171.880,226 triệu đồng và Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Việt Nam với dư nợ tại ngày 31/12/2016 là 109.079,836 triệu đồng.

Gia tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận trong bối cảnh đặc thù ngành điện:

PV Power NT2 chỉ có duy nhất sản phẩm là điện năng. Do đó, việc gia tăng doanh thu chỉ có thể được thực hiện bằng cách gia tăng sản lượng điện. Tuy nhiên, cần lưu ý, không phải việc gia tăng doanh thu bằng cách tăng sản lượng điện lúc nào cũng làm gia tăng lợi nhuận. Cụ thể như sau: Đối với các nhà máy điện không tham gia thị trường điện cạnh tranh, doanh thu và lợi nhuận tỷ lệ thuận với sản lượng điện phát (sản lượng điện phátcàng tăng cao, càng góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận). Còn đối với các nhà máy tham gia thị trường điện (trong đó có Nhơn Trạch 2), gia tăng doanh thu chưa chắc đồng nghĩa với tối đa hóa lợi nhuận. Việc này được lý giải như sau:

- Cơ chế hợp đồng, thanh toán và huy động các nhà máy điện trong thị trường phát điện cạnh tranh:

+ Trong thị trường phát điện cạnh tranh, hợp đồng mua bán điện là dạng Hợp đồng sai khác (CfD) và là dạng hợp đồng cam kết về tài chính. Hợp đồng này nhằm thanh tốn các khoản sai khác giữa giá bán trong hợp đồng mua bán điện (Pc) và giá bán trên thị trường giao ngay (Pm) trên cơ sở sản lượng điện hợp đồng (tức, sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần điện lực dầu khí nhơn trạch 2 (Trang 166 - 176)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w