Để đánh giá thương hiệu của ngân hàng tại mảng dịch vụ thẻ và thanh tốn khơng dùng tiền mặt, cần thông qua đánh giá của những người đã từng sử dụng dịch vụ, thông qua xếp hạng của các cơ quan trong nước và tổ chức quốc tế, tổ chức tài chính, các tạp chí trong nước và quốc tế.
1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ và không dùngtiền mặt tiền mặt
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ và thanh tốn khơng dùng tiền mặt
của một số ngân hàng ở Việt Nam
NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Vietcombank là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển dịch vụ thẻ, bắt đầu triển khai dịch vụ thanh toán thẻ từ năm 1990 bằng việc ký hợp đồng làm đại lý thanh toán thẻ Visa với ngân hàng Pháp BFCE. Đến nay, Vietcombank đã phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế với nhiều thương hiệu nổi tiếng nhất như Visa, MasterCard, American Express, JCB, Diner Club (trong đó ký hợp đồng độc quyền đại lý thẻ Amex). Sản phẩm thẻ của Vietcombank cũng rất đa dạng, với 15 sản phẩm thẻ chính, với các tính năng, tiện ích đa dạng phong phú. Hiện nay, Vietcombank là ngân hàng dẫn đầu trong phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam.
Vietcombank đã mạnh dạn đầu tư lớn nhằm phát triển SPDV thẻ như: Hệ thống máy phát hành thẻ hiện đại, hệ thống ATM/EDC… Mặc dù số lượng ATM ít hơn Agribank nhưng do số lượng chi nhánh của Vietcombank ít, chủ yếu đặt tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước nên số lượng ATM
phần lớn tập trung tại các thành phố lớn, khu du lịch, nghỉ mát …thu hút được đơng đảo khách hàng trong và ngồi nước.
Công tác Marketing được thực hiện bài bản, có chiến lược rõ ràng. Tính đến cuối năm 2010, thị phần về phát hành thẻ nội địa chiếm 16,5% và 32,1% với thẻ quốc tế; đứng đầu về doanh số sử dụng thẻ với hơn 129.000 tỷ đồng chiếm 23,4% thị phần; dẫn đầu thị trường về số lượng EDC (14.762 máy chiếm 27,4% thị phần)và thứ 2 về số lượng ATM (1.530 máy chiếm 13,1% thị phần).
Phát triền song song Vietcombank đã đa dạng phương thức quảng bá, biểu tượng, logo, hình ảnh thống nhất trên tồn quốc, tổ chức các chương trình ưu đãi sử dụng thẻ đối với một số đối tượng, tài trợ cho các chương trình giải trí trên truyền hình, đặc biệt là tham gia đóng góp vào quỹ học bổng sinh viên đại học …
Vietcombank đã chú trọng đến phát triển SPDV thẻ như là cầu nối để phát triển nền tảng khách hàng cá nhân, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cho các mảng nghiệp vụ khác.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Techcombank
Bài học thành công từ hoạt động phát triển dịch vụ thẻ và thanh tốn khơng dùng tiền mặt trên đặt ra vấn đề cho các tổ chức ở Việt Nam chung và Techcombank nói riêng là:
- Cần nhanh chóng thống nhất lập ra một tổ chức liên kết thẻ duy nhất để hỗ trợ thêm cho sự phát triển của thị trường thẻ trong nước. Liên minh này sẽ tạo ra sự thống nhất giữa các tổ chức phát hành thẻ trong nước, giúp các tổ chức phát hành liên kết để sử dụng chung nguồn tài nguyên của nhau như hệ thống máy ATM, tránh việc đầu tư xây dựng các điểm đặt máy ATM một cách tràn lan gây lãng phí tiền của của ngân hàng và ngoại tệ của Nhà nước. Trong đó, tập trung triển khai Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ
thống nhất nhằm mục tiêu phát triển dài hạn để phát triển và mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt nói chung và thanh tốn thẻ nói riêng.
- Trong q trình phát triển của thị trường dịch vụ thẻ và thanh tốn
khơng dùng tiền mặt các ngân hàng, tổ chức tín dụng rất cần có sự chỉ đạo định hướng của Nhà nước. Hiện nay, các TCTQT đang áp dụng thẻ chip theo chuẩn EMV 2000, đây là tiêu chuẩn do các TCTQT quy định áp dụng đối với thẻ quốc tế. Techcombank cần nghiên cứu, xây dựng lộ trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip và hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật chung cho thẻ chip, giúp cho việc thống nhất quản lý, triển khai đồng bộ có hiệu quả và định hướng kỹ thuật cho việc phát hành và sử dụng thẻ tại Việt Nam.
- Các chính sách được ban hành của Nhà nước cũng là một trong những ngun nhân góp phần hình thành nên thói quen khơng sử dụng tiền mặt khi thanh tốn của người dân trong nước. Nhà nước cịn cần phải ban hành luật để tạo cơ sở pháp lý bảo vệ lợi ích của ngân hàng phát hành, thanh tốn thẻ, của khách hàng sử dụng thẻ khi có gian lận và tranh chấp xảy ra. Chú trọng hoàn thành triển khai Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ và hệ thống thanh tốn. Các giải pháp phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt khơng nên mang nặng tính hành chính, áp đặt, gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội, mà hướng tới việc sử dụng các biện pháp kinh tế là chủ yếu nhằm huy động các nguồn lực của tư nhân để đầu tư phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
- Techcombank cần có sự đầu tư phát triển hệ thống thanh tốn ứng dụng cơng nghệ hiện đại. Củng cố hạ tầng kỹ thuật và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng; chú trọng đầu tư nâng cấp hạ tầng các trang thiết bị
thanh tốn ATM/EDC; áp dụng cơng nghệ thẻ Chip theo chuẩn EMV để giảm thiểu rủi ro trong thanh tốn thẻ.
- Techcombank phải nhanh chóng nâng cao hơn nữa các tiện ích trên thẻ của mình, khơng chỉ ở khả năng chi trả ở nhiều nơi, trong nhiều việc mà cịn phải nâng cao cả tính an ninh, bảo mật của thẻ. Làm được điều này sẽ cho người sử dụng thấy được tính năng ưu việt, sự khác biệt của thẻ thanh tốn so với những chiếc ví thơng thường.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương này, luận văn đã tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các NHTM. Bên cạnh đó, luận văn cũng đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTM, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ và thanh tốn khơng dùng tiền mặt, kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các thị trường và ngân hàng ở trong nước cũng như trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm để làm tiền đề lý thuyết và cơ sở lý luận cho chương 3, đồng thời cũng là cơ sở đề ra các giải pháp được trình bày trong chương 4.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ, NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN