TỔNG SỐ DÂN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực ở việt nam theo hướng kinh tế tri thức (Trang 26 - 30)

Dân số từ 15 tuổi trở lên Dân số dưới 15 tuổi

Không thuộc lực lượng lao động

Thuộc l ực lượng lao động

Trong sơ đồ phân loại trên cần lưu ý một số điểm sau:

- Lao động qua đào tạo: là lao động được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất (hệ thống giáo dục nghề nghiệp đào tạo lao động kỹ thuật và hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học, sau đại học đào tạo lao động chuyên môn) được cấp bằng, chứng chỉ của các bậc đào tạo theo các quy định về bằng – chứng chỉ của Luật giáo dục.

- Lao động không qua đào tạo thường là lao động phổ thơng, làm cơng việc đơn giản, nhưng có thể tự học hoặc tích luỹ kinh nghiệm trong thực tiễn, thơng qua hành nghề, kèm cặp... và có thể làm được những cơng việc phức tạp như lao động chuyên môn hoặc lao động kỹ thuật. Song, số này

không xếp vào lao động qua đào tạo (lao động chuyên môn hoặc lao động kỹ thuật), vì khơng có cơ sở pháp lý xác định họ là lao động qua đào tạo.

- Lao động chuyên môn bao gồm lao động quản lý, nghiên cứu, chuyên gia... theo Luật giáo dục và Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, thuộc hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học, sau đại học, được đào tạo mang tính hàn lâm, coi trọng lý thuyết, nhẹ thực hành. Nếu muốn làm công việc của lao động kỹ thuật thực hành đều phải qua chương trình đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung và nâng cao kỹ năng thực hành.

- Lao động kỹ thuật: theo Luật giáo dục và Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại, giáo dục nghề nghiệp có thể phát triển đào tạo cao đẳng và đại học kỹ thuật, công nghệ, nghiệp vụ nhưng vẫn coi trọng thực hành, phần lý thuyết chỉ ở mức cần thiết. Nếu lao động kỹ thuật muốn chuyển sang lao động chuyên mơn phải qua chương trình đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung kiến thức về lý thuyết.

Như vậy, việc phân tích khái niệm “nguồn nhân lực” đã chỉ ra rằng: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, giữ vai trò quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội của mọi quốc gia. Đó là tài nguyên quan trọng nhất và cơ bản nhất của mỗi quốc gia. Phát triển nguồn nhân lực chính là phát huy nhân tố con người, gia tăng toàn diện giá trị con người trên tất cả các mặt, đồng thời phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực sáng tạo của con người để phát triển đất nước.

Vậy trong xu hướng vận động của kinh tế tri thức, việc phát triển nguồn nhân lực cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào?

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực ở việt nam theo hướng kinh tế tri thức (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w