Tình hình chung
Một trong những thành tựu lớn của nước ta thời gian qua là đã nâng cao mặt bằng dân trí của dân cư. Số người biết chữ của lao động Việt Nam khá cao so với các nước có cùng mức thu nhập.
Bảng 2.1. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Việt Nam
TT Chỉ tiêu
1 Tổng số lao động
1.1 - Chưa biết chữ
1.2 - Biết chữ (1+2+3+4) + Chưa tốt nghiệp tiểu học (1)
+Đã tốt nghiệp tiểu học (2) + Đã tốt nghiệp PTCS (3) + Đã tốt nghiệp PTTH (4) 2 Cơ cấu (%) 2.1 - Chưa biết chữ 2.2 - Biết chữ
+ Chưa tốt nghiệp tiểu học
+ Đã tốt nghiệp tiểu học
+ Đã tốt nghiệp PTCS
+ Đã tốt nghiệp PTTH
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam
năm 2000, 2003, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2001, 2004.
Năm 2003, tổng số lao động của Việt Nam là 41.313.288 lao đơng, trong đó có 1.752.393 lao động khơng biết chữ (chiếm 4,24%) và 39.560.895 lao động biết chữ (chiếm 95,76%). Tuy tỷ lệ người lao động biết chữ giảm chút ít so với năm 2000 (xấp xỉ 96%) nhưng số lao động đã tốt nghiệp tiểu học và
đặc biệt là phổ thông trung học đã tăng đáng kể. Từ năm 2000 đến năm 2003, lao động đã tốt nghiệp phổ thông trung học tăng 1, 14 % với quy mơ 927.432 người.
Những chuyển biến về trình độ học vấn sẽ tạo ra khơng ít thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm mới cho lực lượng lao động trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, đi vào phân tích cơ cấu, có thể thấy tỷ lệ lao động có trình độ văn hố cấp PTCS, PTTH của nước ta năm 2003 vẫn chỉ có xấp xỉ 49%, thậm chí giảm so với năm 2000 (do tỷ lệ người lao động đã tốt nghiệp PTCS giảm 2,59%). Đây là một tỷ lệ thấp so với nhu cầu của công cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Mặt khác, khi nền kinh tế tri thức đang xuất hiện ở các nước phát triển, tỷ lệ người lao động đã tốt nghiệp PTTH phải từ 95 – 100%, tức là các nước đó đã tiến hành phổ cập giáo dục ở trình độ PTTH. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn tới là phải phát triển giáo dục để phổ cập bậc PTCS và tiến tới phổ cập bậc PTTH cho lao động cả nước.
Hình 2.2. Cơ cấu của lực lượng lao động chia theo trình độ học
vấn của cả nước nm 2000 v 2003 Năm 2000 Ch-a biết chữ và ch-a TN tiÓu häc 20,48% Tèt nghiƯp tiĨu häc 29,3%
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam
năm 2000, 2003, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2001, 2004.
Đặc điểm trình độ học vấn của nguồn nhân lực theo vùng
Đến năm 2003, tỷ lệ phân bổ lực lượng lao động theo trình độ học vấn ở nước ta theo 8 vùng như sau: đồng bằng sông Hồng 22,37%; đồng bằng sông Cửu Long 21,65%; Đông Nam Bộ 15,09%; Đông Bắc 11,95%; Tây Bắc 3,15%; Bắc Trung Bộ 12,12%; Duyên hải Nam Trung bộ 8,32%; Tây Nguyên 5,35%.
Bảng 2.3. Số lượng và cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình
độ học vấn và theo vùng năm 2003 Đơn vị: Người, % Vùng Cả nước ĐB sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam TBộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB sông CLong
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam
năm 2003, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2004.
Khái qt về trình độ học vấn, năm 2003, tính trung bình cả nước, lao động biết chữ chiếm gần 96% lực lượng lao động cả nước với quy mô là 39.560.895 người. Tuy nhiên, bảng 2.3 cho thấy, sự phân bổ lao động chưa biết chữ khác hoàn toàn với phân bổ lao động chung. Số lao động chưa biết
chữ ở nước ta hiện nay tập trung phần lớn ở Đồng bằng sơng Cửu Long, Tây Ngun và vùng núi phía Bắc.
Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 21,65% lao động cả nước, nhưng số lao động chưa biết chữ tập trung chủ yếu ở đây (29,29%). Đông Bắc chiếm 11,95% lao động cả nước và chiếm tới 18,51% lao động chưa biết chữ; Tây Bắc và Tây Nguyên lần lượt chỉ có 3, 15% và 5,35% lao động cả nước nhưng lại chiếm tới 14,87% và 14,36% lao động chưa biết chữ cả nước.
Đáng chú ý là Đông Nam Bộ (vùng kinh tế phát triển nhất trong cả nước) lại tập trung đến 9,73% lao động chưa biết chữ của cả nước. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với 2,82% ở đồng bằng sông Hồng, 4,49% ở Bắc Trung Bộ và 5,93% ở duyên hải Nam Trung Bộ. Muốn tiếp tục tăng năng suất lao động ở vùng sản xuất đầy tiềm năng này và những vùng khác trên cả nước, phải chú trọng cơng tác xố mù chữ cho người lao động, nâng cao hơn nữa mặt bằng dân trí.
Trình độ học vấn của lao động từng vùng
Bảng 2.4. Số lượng và cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ
học vấn từng vùng năm 2003 Đơn vị: Người, % Vùng Cả nước Đb sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam TBộ
Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đb sông CLong
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam
năm 2003, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2004.
Số liệu bảng 2.4 cho thấy cơ cấu trình độ học vấn cả nước năm 2003 như sau: chưa biết chữ 4,24%; chưa tốt nghiệp tiểu học 15,48%; đã tốt nghiệp tiểu học 31,51%; đã tốt nghiệp PTCS 30,4%; đã tốt nghiệp PTTH 18,37%. Đây là tỷ lệ trung bình của cả nước. Phân tích cơ cấu trên theo từng vùng, chúng ta
cao hơn mức trung bình cả nước là: đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Đơng Nam Bộ; trong đó đồng bằng sơng Hồng đạt tỷ lệ cao nhất, 4 vùng cịn lại gồm Đơng Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và
đồng bằng sơng Cửu Long có trình độ học vấn thấp hơn mức trung bình cả nước, trong đó Tây Bắc là thấp nhất (với 260.558 số lao động chưa biết chữ - chiếm 20% lực lượng lao động trong vùng).
+) Lao động ở đồng bằng sông Hồng có trình độ học vấn cao nhất cả nước. Tỷ lệ người chưa biết chữ chỉ chiếm 0,53% trong tổng lao động tại khu vực này, giảm 0,23% so với mức 0,76% năm 2000. Mặt khác, tỷ lệ người đã tốt nghiệp PTCS và PTTH ở đồng bằng sông Hồng là rất cao, chiếm 75, 72%, cao gấp gần 2 lần so với mức trung bình chung của cả nước. Đây là một lợi thế lớn mà khu vực có được. Điều quan trọng là phải biết phát huy lợi thế này, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, phát triển lực lượng lao động để đạt được trình độ ngày càng cao hơn.
+) Đơng Nam Bộ là vùng có GDP lớn nhất trong 8 vùng, nơi đây cũng tập trung số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất nhiều nhất cả nước, u cầu về lao động có trình độ cao ở đây là rất lớn. Tuy nhiên, bảng 2.4 cho thấy, trình độ học vấn của lao động ở khu vực này chưa tương xứng với triển vọng phát triển kinh tế của vùng, lao động đã tốt nghiệp PTCS và PTTH mới chiếm 45, 25%, thấp hơn mức trung bình cả nước (48, 77%).
+) Lao động vùng Tây Bắc có trình độ học vấn thấp nhất, tỷ lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 42, 16% tổng lực lượn g lao động của vùng; lao động tốt nghiệp tiểu học trở lên chiếm 57, 84% (trong đó đã tốt nghiệp PTCS là 19, 66% và đã tốt nghiệp PTTH chỉ có 10,39%).
+) Tại đồng bằng sơng Cửu Long, mặc dù lao động tốt nghiệp tiểu học trở lên chiếm 65,3% tổng lực lượng lao động của vùng, nhưng trong đó chủ yếu là lực lượng lao động đã tốt nghiệp tiểu học với 42, 40%; số tốt nghiệp PTCS và tốt nghiệp PTTH chỉ có lần lượt là 13,6% và 9,3% đều thấp hơn so với khu vực Tây Bắc.
Qua những phân tích trên, có thể khái qt về thực trạng trình độ học vấn của lực lượng lao động như sau: con số tổng quát về trình độ học vấn năm
2003 mặc dù thấp hơn so với năm 2000 chút ít, nhưng tỷ lệ lao động biết chữ khá cao so với các nước có cùng mức thu nhập. Tuy vậy, tỷ lệ lao động có trình độ học vấn từ PTCS trở lên mới có 48, 77% và có sự chênh lệch lớn về trình độ học vấn của lao động giữa các vùng. Lao động có trình độ học vấn cao tập trung phần lớn ở thành thị, khu vực kinh tế phát triển. Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ là những nơi đông dân cư, lao động tập trung đông, tiềm năng sản xuất lớn, nhưng tỷ trọng lao động chưa biết chữ cao, tỷ lệ lao động có trình độ học vấn cấp PTCS và PTTH thấp. Đây chính là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng tăng năng suất lao động và thu hút vốn đầu tư của vùng.