Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực ở việt nam theo hướng kinh tế tri thức (Trang 75 - 77)

- Chun mơn Kthuật có bằng trở lên

6. Lao động khơng có chuyên môn kỹ thuật 78,78%.

2.2.2. Những hạn chế

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo cịn ít.

Trong cơ cấu đội ngũ lao động ở các nước phát triển, “đội ngũ công nhân và lao động giản đơn chiếm 28% đội ngũ lao động, đội ngũ các nhà kỹ thuật, quản lý, phát minh và đổi mới công nghệ chiếm 72%” [9, tr.73], trong khi đó, tỷ lệ này ở Việt Nam là: 78,78% và 21,22%.

Như vậy, mặc dù hàng năm, tỷ lệ lao động có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng rất chậm. Vì vậy, năm 2000, chúng ta đã không thực hiện được nhiệm vụ mà Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII đề ra là đạt 20 – 25% lao động qua đào tạo. Với tốc độ tăng rất chậm như thế, chúng ta cũng khó có thể thực hiện được các chỉ tiêu mà Đại hội IX đã đề ra: “Đưa số lao động qua đào tạo đạt 30% vào năm 2005 và 40% vào năm 2010” [17, tr.160].

- Chất lượng lao động qua đào tạo không đáp ứng tốt u cầu cơng việc mang tính chun nghiệp cao.

Theo đánh giá của tổ chức Liên hợp quốc: “Chất lượng đào tạo trình độ chun mơn kỹ thuật của người lao động Việt Nam chỉ đạt 17,86/60 đ iểm (60 điểm là điểm tối đa), trong khi của Sinhgapore là 42,16 điểm, Hàn Quốc 46,04 điểm, Trung Quốc 31,5 điểm, Thái Lan 18,46 điểm và của Philippin là 29,85 điểm” [45, tr.67]. Vì vậy, trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất mang tính chuyên nghiệp, lao động Việt Nam đã thể hiện rất rõ những yếu kém của họ. Hiện tại, trên thị trường lao động ln xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp, cơng nhân kỹ thuật có tay nghề cao, các chuyên gia về quản trị kinh doanh, các lập trình viên, kỹ thuật viên, các nhà quản lý trung gian hiểu biết về tài chính và tiếp thị cùng với yêu cầu cơ bản về ngoại ngữ và tố chất năng động, nhiệt tình, ham học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm. Trong các doanh nghiệp, phần lớn đội ngũ các nhà quản lý chưa được đào tạo chuyên sâu về kinh tế và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Họ có khả năng tiếp thu nhanh, nhưng thiếu kiến thức đồng bộ. Thực tế, để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, một số doanh nghiệp thuộc các khu cơng nghiệp, khu chế xuất... đã phải tính đến phương án nhập khẩu lao động có chất lượng từ nước ngồi. Chẳng hạn, "công ty Giày thể thao ChingLuh Shoes (khu công nghiệp Bến Đức – Long An) dự kiến nhập khẩu 500 lao động từ nước ngoài và tuyển 500 lao động trong nước để đào tạo trực tiếp theo phương thức “1 kèm 1” cho đến khi nhà máy đủ công nhân" [25, tr.19].

Như vậy, nước ta đang phải đối mặt với các vấn đề thiếu hụt nghiêm trọng lao động kỹ thuật cao thuộc mọi lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực mũi nhọn; thiếu lao động thay thế các vị trí của lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn nhân lực ở việt nam theo hướng kinh tế tri thức (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w