GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VIETINBANK

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại NH TMCP công thương chi nhánh đô thành khoá luận tốt nghiệp 192 (Trang 39 - 73)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VIETINBANK

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Được coi là Ngân hàng thương mại giữ vai trò quan trong, trụ cột trong ngành Ngân hàng Việt Nam

Ngành hàng: Ngân Hàng - Tài Chính - Bảo Hiểm

Địa chỉ: Trụ sở chính - số 108, Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - T/TP. Hà Nội.

ĐT: (+84) 942 1029/ (+84) 042 1104

FAX: (+84) 942 1032/ Telex 4122591CBV - VT/SWIFT:1 CBVNVX Email: webmaster@tcb.com.vn

Website: www.vietinbank.vn

Ngân hàng có hệ thống mạng lưới các chi nhanh rộng lớn trải dài tồn quốc với

Trụ sở chính, 02 Văn phịng đại diện Đại diện, 03 Sở giao dịch (tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), 167 chi nhánh, 186 phịng giao dịch, 428 điểm giao dịch và quỹ tiết kiểm, trên 1000 máy rút tự động (ATM), Trung tâm Công nghệ Thông tin (tại Hà Nội), Trường Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực (tại Hà Nội). Ngoài ra ngân hàng cịn sở hữu 09 Cơng ty hạch tốn độc lập là Cơng ty Cho th Tài Chính, Cơng ty Chứng khốn Cơng Thương, Cơng ty Quản lý nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm Vietinbank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Cơng ty Cơng đồn, Cơng ty chuyển tiền tồn cầu, Cơng ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò.

Ngân hàng là sáng lập viên và đối tác liên doanh chiến lược của Ngân hàng INDOVINA.

Có quan hệ đại lý với trên 1000 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 100 quốc

gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của Hiệp hôi Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thơng Liên ngân hàng tồn cầu (SWIFT), Tổ chức phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

Là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghê hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh.

Là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trườn khu vực và thế giới. • Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công Thương năm 2018

- Tổng tài sản của Vietinbank đạt 1.173 nghìn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cuối năm 2017 và tăng 10.4% so với cùng kỳ năng trước.

- Tiền gửi khách hàng đạt 826 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với cuối năm 2017 và tăng

13,9% so với cùng kỳ năm trước.

- Dư nợ cho vay khách hàng đạt 892 nghìn tỷ đồng.

- Hiệu quả sinh lời của danh mục tín dụng của Vietinbank đạt 2.82% cao hơn so với Vietcombank và BIDV.

Danh mục đầu từ của Vietinbank tại thời điểm 30/09/2018 đạt 234 nghìn tỷ đồng, chiếm 20% tổng tài sản. Trong 9 tháng đầu năm 2018, Vietinbank đã phát hành

thành cơng hơn 18.000 trái phiếu và giấy tờ có giá. Điều này khẳng định uy tính của Vietinbank đối với các nhà đầu tư cũng như thể hiện nỗ lực đáng ghi nhận của Vietinbank trong việc nâng cao năng lực tài chính, phục vụ mục tiếu chiến lược phát triển bền vững.

Tổng thu nhập hoạt động của Vietinbank luỹ kế 9 tháng đầu năm 2018 đạt 26.625 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí hoạt động của Vietinbank cũng được quản trị có hiệu quả, thể hiện ở tỷ lệ chi phí/thu nhập CIR đạt 40,18% thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (41,95%)

Bảng 2: Cơ cấu thu nhập

Với quá trình chuyển dịch nền kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang nên kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, điều này địi hỏi hệ thống ngân hàng cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp. Với

sự ra đời của nghị định 53/HĐBT ban hành ngày 26/03/1988 chuyển từ ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp đã tạo tiền đề cho quá trình đổi mới trong hoạt động ngân hàng.

tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp khác nhau thuộc mọi

thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Cùng với sự phát triển của nên kinh tế và nhu cầu vốn ngày càng cao của khách

hàng, mong muốn phát triển về hệ thống mạng lưới trên khắp cả nước, Chi nhánh Vietinbank Đô Thành đã ra đời. Chi nhánh ln ln nỗ lực phấn đấu, hồn thành tốt mọi chỉ tiêu kinh doanh.

Đến nay đã khẳng định được vị trí và vai trị của mình khơng chỉ trong hệ thống

NHCT mà còn trong cả nền kinh tế, trở thanh một trung gian tài chính đáng tin cậy cho khách hàng.

Địa chỉ: Địa chỉ: Số 10 Ngô Quyền - phường Vạn Phúc - quận Hà Đông - TP. Hà Nội.

Chi nhánh NHCT Đô Thành ra đời là một tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường hiện nay. Việc hình thành các ngân hàng tại các khu vực trung tâm, các vùng kinh tế nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn trong dân, đồng thời bám sát nhu cầu cung cấp cho mọi hoạt động dịch vụ về tài chính nhằm mục đích kinh doanh có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận ngày càng cao, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

3.1.2. Tổ chức nhân sự và nguyên tắc hoạt động tại ngân hàng

Theo quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thưong Việt Nam - Chi nhánh Đô Thành hiện nay, giám đốc là người điều hành trực tiếp mọi hoạt

động của chi nhánh, có 04 phó Giám đốc. Dưới Ban giám đốc có 8 phịng ban chun

mơn nghiệp vụ, các phịng giao dịch loại I và phòng giao dịch loại II. Co cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Cơng thưong bao gồm: - Phịng KHDN vừa và nhỏ

- Phịng Bán lẻ

- Phịng kế tốn giao dịch - Phòng tiền tệ kho quỹ - Phịng tổ chức hành chính - Phịng tổng hợp

- Tổ thẻ và dịch vụ điện tử - Phịng điện tốn

- Phịng hỗ trợ tín dụng - Phịng giao dịch

3.1.3. Vai trị của các phịng ban Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam

Ban giám đốc: Điều hành các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo đúng pháp luật nhà nước và các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Giám đốc: là người quyết định mọi hoạt động của Ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Công Thương Việt Nam và pháp luật nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mọi quyết định của chi nhánh.

Phó giám đốc: trực tiếp quản lý điều hành các phòng ban theo sự phân cơng, uỷ

quyền của giám đốc.

Phịng kế tốn giao dịch: thực hiện cơng tác hạch tốn, ghi chép phản ánh đầy đủ mọi hoạt động và nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào trong sổ sách kế toán, thực hiện báo cáo thống kê kịp thời đầy đủ.

Phòng bán lẻ và phòng khách hàng doanh nghiệp - Thực hiện cho vay đối với các khách hàng - Khai thác nguồn vốn

- Lập các báo cáo về cơng tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh.

- Ngồi ra cịn thực hiện một số cơng việc do ban giám đốc uỷ quyền. Phòng tiền tệ kho quỹ

- Thực hiện điều chuyển tiền mặt từ kho tiền của chi nhánh đến các phòng giao

dịch loại I, phòng giao dịch loại II và ngược lại - Quản lý tài sản bảo đảm: thế chấp, cầm cố...

- Thực hiện điều chuyển tiền mặt từ kho tiền của chi nhánh đến ngân hàng nhà

nước và ngược lại.

Phòng tổ chức hành chính

- Tính hệ số lương, nâng lương, chính sách, chế độ liên quan đến người lao động

theo bộ luật Lao Động, các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, của ngành Ngân hàng và của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

- Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ viên chức đi cơng tác

học tập trong và ngồi nước.

- Trực tiếp quản lý hồ sơ của cán bộ Chi nhánh.

- Tổng hợp theo dõi, đề xuất khen thưởng cho các tập thể, các nhân theo đúng quy định.

- Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện cơng tác hành chính. Phịng tổng hợp: tham mưu với ban giám đốc về mảng huy động nguồn, thực hiện tổng hợp số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện các báo cáo giao ban hàng tháng, quý, năm của ngân hàng.

Phòng giao dịch loại I: Thực hiện chức năng như một ngân hàng thu nhỏ trừ mảng tài trợ thương mại.

Phòng giao dịch loại II: Huy động vốn, chi trả kiều hối, chuyển tiền. 3.1.4. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng

• Huy động vốn

-Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm khơng kỳ hạn và có kỳ hạn VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dư thưởng, Tiết kiệm tích luỹ.

- Nhận tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. • Cho vay, đầu tư

- Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

- Tài trợ xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. - Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chng trình

- Thấu chi, cho vay tiêu dùng

- Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án thời gian hoàn vốn dài - Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế

- Đầu từ trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế

• Bảo lãnh: Bảo lãnh (trong nước và quốc tế), bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh tốn.

• Thanh tốn và tài trợ thương mại

- Phát hành, thanh tốn như tín dụng nhập khẩu, thơng báo, xác nhận, thanh tốn thư tín dụng nhập khẩu.

- Chuyển tiền trong nước và quốc tế

- Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.

- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM - Nhờ thu xuất, nhập khẩu

• Ngân quỹ

- Mua bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap...) - Thu, chị hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ

- Mua bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu, thương phiếu)

- Cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.

• Thẻ và ngân hàng điện tử

- Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, Master Card)

- Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking

3.2. Thực trạng công tác định giá tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đô Thành

3.2.1. Cơ sở của hoạt động thẩm định giá TSBĐ

a. Cơ sở pháp lý và văn bản do ngân hàng TMCP Công Thương ban hành

Các văn bản được Vietinbank sử dụng làm căn cứ cho hoạt động định giá TSBĐ:

Bộ luật dân sự 2005

Luật các tổ chức tín dụng 2010 Luật đất đai 2013

Nghị định của Chính phủ về hương dẫn thi hành Luật đất đai và các thông tư hướng dẫn.

Luật nhà ở 2005 số 56/2005/QH11

Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26/04/2002 của uỷ ban thường vụ quốc hội quy định quản lý nhà nước về giá và hoạt động về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh.

Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/01/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh giá.

Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 09/03/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn

thực hiện Nghị định số 170/2004/TT-BTC ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số vấn đề của pháp lệnh giá.

Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về phương pháp

xác định giá đất và khung giá các loại đất. Nghị định nêu 2 phương pháp xác định giá

là phương pháp so sánh và phương pháp thu nhập.

Nghị đinh 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm đã bổ sung 2 trường hợp xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liện với đất trong

trường hợp khơng có thoả thuận về phương thức xử lý. Về trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch bảo đảm, Nghị định 11/2012/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung các quy định về một số trường hợp thay đổi chủ thể giao dịch bảo đảm.

Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 của Chính phủ về Đăng ký giao dịch đảm bảo. Nghị định đã quy định tất cả những điều liên quan đến đối tượng phải đăng kí giao dịch bảo đảm, nguyên tắc đăng ký các loại tài sản bảo đảm khách nhau. Đồng thời Nghị định 83/2010/NĐ-CP cũng quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về đăng kí giao dịch đảm bảo và cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

Các văn bản được Vietinbank xây dựng và áp dụng trong định giá TSBĐ

Quyết định 1718/2014/ QĐ-HĐQT-NHCT35 thực hiện đảm bảo cấp tín dụng ban hành ngày 25/12/2014

Quyết định số 242/2016/QĐ-TGĐ-NHCT35 quy trình nhận bảo đảm cấp tín dụng.

Quyết định số 070/2015/QĐ-TGĐ-NHCT35 hướng dẫn thực hiện việc bảo đảm

cấp tín dụng.

Quyết định số 235/2016/QĐ-TGĐ-NHCT35 ban hành quy trình cấp tín dụng khách hàng bán lẻ.

Quyết định số 9568/2014/QĐ-TGĐ-NHCT35 quy định giá trị định giá và mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị định giá TSBĐ.

b. Mục đích của hoạt động thẩm định tài sản

Thẩm định giá TSBĐ là căn cứ để phục vụ việc ra quyết định của các bộ phận có yêu cầu đánh giá hoặc Tổng giám đốc, Ban tín dụng, Hội đồng quản trị để xem xét, xác định nhận tài sản làm tài sản đảm bảo cho các khoản cấp tín dung. Từ đó có thể quyết định nhận tài sản làm tài sản bảo đảm trong thời gian thế chấp tại ngân hàng. Do mục đích nhận TSBĐ là để giảm thiểu rủi ro trong q trình cấp tín dụng

và biến TSBĐ thành nguồn trả nợ khi khách hàng mất khả năng thanh toán nên giá trị của TSBĐ thường được định giá theo giá thị trường.

c. Điều kiện về TSBĐ tại ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam • Ngun tắc bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng Vietinbank

- Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi nhận tài sản làm TSBĐ nếu quản lý, giám sát và xử lý được tài sản đó.

Trường hợp bên nhận bảo đảm là cá nhân, tổ chức nước ngồi thì ngân hàng cấp tín dụng chỉ nhận đảm bảo đối với tìa sản hợp pháp, hợp lệ tại Việt Nam theo quy

định. Trường hợp tài sản bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện nhưng đang được bên bảo đảm cho thuê, ngân hàng chỉ nhận thế chấp nếu xử lý được tài sản đó trong trường hợp phải xử lý tài sản để thu hồi nợ. Trường hợp ngân hàng nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai thì khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc tồn bộ TSBĐ, ngân hàng có các quyền đối với một phần hoặc tồn bộ tài sản đó. Đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu mà bên bảo đảm chưa đăng kí quyền sở hữu thì ngân hàng vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến hạn xử lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản bảo đảm phục vụ cho vay tại NH TMCP công thương chi nhánh đô thành khoá luận tốt nghiệp 192 (Trang 39 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w