5. Kết cấu khóa luận
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá tài sản
1.5.1. Nhân tố bên trong
Chính sách tín dụng từng thời kỳ của ngân hàng: Trong từng thời kỳ, ngân hàng sẽ có những định hướng, chính sách phát triển, những điều chỉnh khác nhau để phù hợp với từng giai đoạn. Có thể là mở rộng hoặc thắt chặt để hạn chế cho vay. KH có nhu cầu cấp tín dụng sẽ phải đáp ứng những yêu cầu cao hơn về cả phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư cũng như về TSĐB. Do đó, việc định giá TSĐB sẽ khắt khe hơn nhiều với những yêu cầu cao hơn nhiều. Ngược lại, Nếu ngân hàng muốn đẩy mạnh hoạt động tín dụng, yêu cầu về TSĐB có thể sẽ dễ dàng hơn, và việc định giá TSĐB cũng theo đó mà dễ dàng hơn.
Cán bộ định giá: Đạo đức nghề nghiệp đối với một cán bộ định giá là rất quan trọng. Trong quá trình định giá TSĐB, cán bộ định giá phải tuân tiêu chuẩn đạo đức sau: độc lập, chính trực, khách quan, bí mật và cơng khai, minh bạch. Nếu các cán bộ định giá không tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả định giá, các rủi ro đi kèm cũng sẽ rất cao, gây tổn thất không nhỏ đến hoạt động kinh doanh cũng uy tín của ngân hàng.
Chất lượng công tác định giá TSBĐ: Ngày nay, nhằm cạnh tranh với những ngân hàng khác thì các ngân hàng đưa ra rất nhiều ưu đãi về chính sách, trong đó bao gồm cả chính sách về thẩm định TSBĐ. Các danh mục, quy định về TSBĐ ngày càng đa dạng và phong phú hơn, chính sách cũng trở nên linh hoạt hơn. Điều này đồng nghĩa với việc công tác thẩm định TSBĐ cần phải được tiến hành cẩn thận, chính xác vì bản thân TSBĐ thường tốn rất nhiều công sức để định giá cộng thêm diễn biến của thị trường luôn thay đổi sẽ làm cho việc định giá TSBĐ khó khăn hơn. Như vậy, để thực hiện tốt hoạt động bảo đảm tiền vay thì một trong những điều kiện khơng thể thiếu là thực hiện tốt công tác định giá TSBĐ.
Tiếp đến là chất lượng công tác quản lý TSBĐ. Ngày nay, TSĐB trở nên đa dạng và phong phú, có những loại tài sản mang tính đặc thù riêng. Vì vây, ngân hàng cần phải thực hiện tốt khâu quản lý TSBĐ nhằm giữ cho tài sản ln nằm trong tình trạng ổn định và kịp thời xử lý những sự cố liên quan làm giảm đi giá trị của TSBĐ. Việc quản lý, kiểm tra, định giá lại TSBĐ cần được thực hiện định kỳ và
thường xuyên nhằm phát hiện những thay đổi về giá trị. Như vậy sẽ giúp cho ngân hàng tránh những rủi ro khơng đáng có, giảm thiểu được tổn thất cho ngân hàng.