Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định giá TSĐBphục vụ mục đích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định giá tài sản đảm bảo phục vụ cho vay tại NH TMCP tiên phong – CN hà nội 187 (Trang 71 - 75)

5. Kết cấu khóa luận

3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định giá TSĐBphục vụ mục đích

3.2.1. Hoàn thiện và chú trọng các bước trong quy trình thẩm định giá

Quy trình thẩm định giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động thẩm định giá, là cơ sở để nhân viên thẩm định thực hiện theo, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng. TPBank - CN Hà Nội hiện đã sở hữu một quy trình thẩm định tương đối bài bản và có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, tuy nhiên quy trình trên cịn khá là máy móc, mang tính chung chung đối với một vài trường hợp cụ thể cịn chưa thể hiện được tính chun nghiệp. Vì vậy, ngân hàng cần phải tiếp tục nghiên cứu tìm ra biện pháp để cải thiện quy trình định giá TSĐB nâng cao tính chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu vay vốn của KH cũng như làm hài lòng họ.

CN cũng có thể tham khảo, học hỏi, dựa trên quy trình định giá từ các ngân hàng hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp khác. Để hoạt động thẩm định TSĐB ngày càng hồn thiện hơn thì trong quy trình thẩm định nên lưu ý:

Khi tiếp nhận yêu cầu thẩm định của KH cần kiểm tra tính pháp lý, minh bạch của hồ sơ TS, xác định thông tin về KH, mục đích thẩm định, phân loại TSĐB. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ nếu không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng thì lập tức từ chối định giá để tránh làm mất thời gian cho các bên. Còn nếu thỏa mãn yêu cầu thì liên hệ với KH để thống nhất thời điểm thẩm định và tiến hành chuẩn bị trước các giấy tờ liên quan đến công việc.

Khi lập kế hoạch định giá, thì bản kế hoạch cần thể hiện được cụ thể từng bước thực hiện, thời gian thực hiện, quy định chi tiết về danh mục thông tin phải thu thập, và người chịu trách nhiệm thu thập. Lên kế hoạch khảo sát thực tế TSĐB thẩm

định, tìm kiếm thơng tin các TS đưa ra để so sánh, thông tin về thị trường TS. Phân công nhiệm vụ cụ thể, rành mạch, sắp xếp thời gian hợp lý để hồn thành q trình thẩm định một cách tốt nhất. Ngoài ra, cần ban hành một chế tài xử phạt các vi phạm trong quá trình thẩm định để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên đảm bảo việc định giá hiệu quả và chất lượng.

Khi xác định giá trị TSĐB, từ các dữ liệu thu thập được các chuyên viên định giá tìm ra các phương pháp thẩm định giá phù hợp đồng thời đưa ra phương pháp khác để so sánh đối chiếu. Tiếp đến chuyên viên định giá sẽ thực hiện phân tích các số liệu, đây là một bước rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thẩm định, tuy nhiên tại chi nhánh bước này chưa có quy định cụ thể và được thực hiện khá sơ sài. Ở bước này cần tập trung nghiên cứ kỹ các thơng tin thị trường sau đó phân tích xử lý các dữ liệu thu thập được một cách cẩn thận, tỷ mỷ, đồng thời thực hiện các phân tích cần thiết tránh những thơng tin gây nhiễu.

Trong quá trình lập phiếu báo kết quả định giá và các giấy tờ liên quan, cán bộ định giá cần kiểm tra lại kết quả tính tốn một lần nữa, chi nhánh nên lập ra một hệ thống duy nhất để có thế xuất ngay ra bộ hồ sơ thẩm định hoàn chỉnh theo mẫu, tránh việc phải soạn thảo quá nhiều giấy tờ, văn bản khác nhau. Qua đó hạn chế xảy ra sai sót trong q trình soạn thảo đồng thời hệ thống hóa các báo cáo, tránh lãng phí thời gian của q trình thẩm định.

3.2.2. Bổ sung và kết hợp linh hoạt các phương pháp thẩm định giá.

Trên thực tế hiện nay tại TPBank - CN Hà Nội phương pháp thường được lựa chọn để định giá TSĐB đó là phương pháp so sánh trực tiếp và phương pháp chi phí, việc lựa chọn phương pháp để áp dụng vào quy trình định giá đều phụ thuộc vào kinh nghiệm, cảm tính của cá nhân cán bộ nhân viên thẩm định. Việc chỉ tập trung vào hai phương pháp đó mà khơng sử dụng hay kết hợp các phương pháp khác là một hạn chế, vì thế để hồn thiện hoạt động thẩm định giá chi nhánh cần bổ sung thêm các phương pháp như thu nhập và thặng dư để có thể cho ra một kết quả có độ chính xác cao nhất.

Phương pháp so sánh đòi hỏi phải có những thông tin giao dịch phù hợp từ các nguồn đáng tin cậy, tuy nhiên thị trường giao dịch TS ở nước ta hiện nay còn

nhiều bất ổn, các thơng tin giao dịch có xu hướng khơng được cơng khai, do đó sử dụng phương pháp so sánh có thể dẫn đến kết quả định giá sai lệch với giá trị thực tế của TS trên thị trường. Còn đối với phương pháp chi phí, nếu chỉ dựa vào thơng tin do cơng ty xây dựng cung cấp thì chưa thực sự khách quan bởi nó có thể bị thổi phồng do ý muốn chủ quan hoặc sự biến động của thị trường nguyên vật liệu. Nhìn chung mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, vì vậy tùy mỗi loại hình TS, tùy từng tình huống mà nhân viên định giá cần ứng dụng linh hoạt các phương pháp không chỉ dừng lại ở phương pháp so sánh.

Để vận dụng tốt các phương pháp này, chi nhánh cần có sự phối hợp giúp đỡ của các tổ chức định giá chuyên nghiệp, công ty môi giới, các công ty chuyên về thiết kế xây dựng, các chuyên gia về thị trường và nhiều lĩnh vực khác để cùng đưa ra giá trị thẩm định thích hợp. Căn cứ vào đó chi nhánh cần ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết về việc sử dụng các phương pháp đối với từng loại TS cụ thể, hạn chế làm việc dựa trên cảm tính của nhân viên thẩm định. Bên cạnh đó CN nên chú trọng vào nghiên cứu, học hỏi áp dụng các phương pháp định giá hiện đại đồng thời sửa đổi các phương pháp đã lỗi thời để phù hợp hơn với thực tiễn khách quan, đáp ứng nhu về vốn của KH.

3.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động thẩm

định giá TSĐB

Kết quả thẩm định giá có chính xác, đảm bảo độ tin cậy hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và số lượng thông tin sử dụng. Tại TPBank - CN Hà Nội hiện nay mọi thông tin, tài liệu thu thập được hầu hết đều do KH cung cấp hoặc do các nhân viên định giá tự tìm kiếm thơng qua các phương tiện truyền thông như internet, sách, báo, ... Tuy nhiên ln có những biến động bất ngờ, khơng cơng khai gây khó khăn trong việc thu thập thông tin từ thị trường TS, hoặc thu thập được nhưng độ chính xác không cao ảnh hưởng đến kết quả thẩm định. Do đó, việc lập nên một hệ thống cơ sở dữ liệu bao gồm thông tin về các loại TSĐB có thể nhận đảm bảo, danh mục chi tiết các loại thông tin cần thu thập để phục vụ hoạt động thẩm định là việc cần thiết mà chi nhánh nên thực hiện trong thời gian tới.

nhánh phải có một đội ngũ nhân lực chuyên lưu trữ, liên tục cập nhật mọi thông tin về TS và thị trường từ nhiều kênh khác nhau dựa trên mối quan hệ sẵn có hoặc các nguồn thơng tin tiềm năng của ngân hàng. Ngồi ra họ phải kiểm tra độ xác thực, chất lượng thơng tin để phân tích xử lý lựa chọn ra các các thông tin đáp ứng được u cầu cơng việc. Có thể liên kết với các cơng ty thẩm định uy tín để khai thác cơ sở thơng tin của họ nhằm bổ sung hồn thiện hệ thống CSDL làm tăng độ tin cậy và thuyết phục cho các thông tin so sánh, đồng thời đa dạng hóa nguồn thơng tin cho chi nhánh.

Việc tạo lập CSDL riêng biệt và áp dụng rộng rãi trong chi nhánh sẽ giúp cho các chuyên viên tra cứu, lấy thơng tin một cách nhanh chóng qua đó có căn cứ thể nhận định được tình hình giá cả trên thị trường một cách khá chính xác, dự đoán được xu hướng giá của TSĐB, tiết kiệm tối đa thời gian cho quá trình thu thập thông tin, tạo tính chuyên nghiệp cho bộ phận thẩm định giá của chi nhánh cũng như của ngân hàng.

3.2.4. Thúc đẩy hơn nữa sự cộng tác giữa các phòng ban với phòng thẩm

định tài sản

Hoạt động kinh doanh của bất kì một tổ chức doanh nghiệp nào có được coi là hiệu quả và thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự cộng tác giữa các cá nhân và phịng ban trong cơng ty. Đối với ngân hàng cũng vậy, trong hoạt động cho vay việc kết hợp giữa phòng thầm định và bộ phận tín dụng và vơ cùng quan trọng.

Khi KH có nhu cầu, bộ phận tín dụng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ vay vốn và hồ sơ về TSĐB khoản vay, sau đó phịng thẩm định sẽ là người xác định giá trị của TSĐB đó để ngân hàng đưa ra hạn mức cho vay phù hợp. Phịng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ về tính pháp lý và bổ sung đầy đủ các hồ sơ nói trên trước khi chuyển sang cho bộ phận thẩm định, đồng thời phải hỗ trợ nhân viên thẩm định trong việc cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc liên quan đến hồ sơ tín dụng để hồn thành q trình thẩm định một cách nhanh chóng. Chính vì lẽ đó, để mọi việc diễn ra một cách thuận lợi, hạn chế sai sót ở khâu quản lý hồ sơ, đảm bảo tiến độ thẩm định, đáp ứng tốt nhu cầu KH thì địi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ giữa hai phịng ban trên nói riêng và các phịng ban trong ngân hàng nói chung.

3.2.5 Nâng cao trình độ chun mơn và trách nhiệm của cán bộ nhân viên thẩm định giá.

Nguồn nhân lực là một trong các nhân tố hàng đầu tác động đến sự thành công hay thất bại của hoạt động thẩm định. TPBank và bất kỳ một NHTM nào khác đều thấy được tầm ảnh hưởng của nguồn nhân lực định giá, kết quả thẩm định chịu sự chi phối rất nhiều vào khả năng chuyên môn và kinh nghiệm cá nhân mỗi nhân viên định giá. Để hoạt động thẩm định TSĐB phục vụ mục đích tín dụng tại chi nhánh được hoàn thiện hơn thì xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là điều hết sức quan trọng.

Các cán bộ nhân viên thẩm định tại TPBank - CN Hà Nội nói riêng số ít được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành định giá, đa phần được đào tạo chuyên sâu trong các ngành khác, do đó với định hướng đã nêu ở trên thì chi nhánh cần chuẩn hóa các nghiệp vụ thẩm định, tạo cơ hội để nhân viên vừa làm việc vừa học tập. Tiến hành tổ chức các khóa học đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, các buổi hội thảo để tạo môi trường cởi mở giúp cho cán bộ nhân viên chủ động tích lũy kiến thức, kinh nghiệm. Ngân hàng có thể mời các chuyên gia đầu ngành về trực tiếp chỉ dạy, hướng dẫn cùng làm việc, qua đó giúp cho các nhân viên thẩm định có thể tự học hỏi trau dồi, nâng cao nghiệp vụ, phát huy những điểm mạnh và khắc phục hạn chế để ngày một hoàn thiện hơn.

Bên cạnh việc bồi dưỡng, đào tạo thì chi nhánh cũng nên đặt ra những quy định rõ ràng về trách nhiệm chuyên môn và quyền hạn đối với cán bộ định giá. Cán bộ định giá cần có đầy đủ đạo đức hành nghề “độc lập, chính trực, khách quan, bí mật”. Tiến hành kỷ luật, xử lý đối với cá nhân vi phạm những quy định của pháp luật và tiêu chuẩn thẩm định giá. Đồng thời tuyên dương, khen thưởng đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc tạo động lực phấn đấu để cán bộ nhân viên tận tâm, tích cực hơn trong công việc, hạn chế xảy ra tiêu cực và những rủi ro khơng đáng có.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định giá tài sản đảm bảo phục vụ cho vay tại NH TMCP tiên phong – CN hà nội 187 (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w