2.2. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU
2.2.2. Thị phần hàng dệt may xuất khẩu tại EU
Việc tìm hiểu thị trƣờng và nắm bắt nhu cầu của thị trƣờng là điều cần thiết, là yếu tố quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng. Từ năm 1995 đến nay, với lợi thế so sánh về nguồn lao động, hàng dệt may của Việt Nam đã từng bƣớc chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng quốc tế, trong đó có thị trƣờng EU, với tốc độ tăng trƣởng cao. Thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại EU đã tăng mạnh từ 0,8% năm 1995 lên 1,6% năm 2007; 1,75% năm 2008; và 2,11% năm 2010 (Bảng 2.5).
Bảng 2.5: Thị phần hàng dệt may xuất khẩu của môṭsốquốc gia, và vùng lãnh thổ tại EU (2006-2011) Quốc gia Trung Quốc ThổNhi Ky ̃ ̀ Ấn Độ Bangladesh Tunisia Morocco Pakistan Indonesia ViêṭNam Mỹ Sri Lanka Thái Lan Hồng Công Hàn Quốc Ai CâpC̣ Campuchia
Mặc dù vậy, hàng dệt may Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh với các quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt may nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan tại thị trƣờng EU. Năm 2001, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, thị phần của hàng dệt may Trung Quốc tại EU tăng 3,1% lên 19,2%. Từ năm 2004 đến năm 2010, Trung Quốc vẫn ln là quốc gia Châu Á có thị phần hàng dệt may lớn nhất tại EU với 31% năm 2006 và 45,24% năm 2010. Tiếp theo là Ấn Độ với thị phần tăng lên đáng kể, từ mức 8% năm 2004 lên 9,46% năm 2010. Vị trí của Việt Nam hiện vẫn rất khiêm tốn trong mƣời hai nƣớc Châu Á xuất khẩu hàng dệt may vào EU, nhƣng đã có sự cải thiện (đứng thứ 4/12 nƣớc năm 2010, tăng 2 bậc so với năm 2009).
Có thể thấy quy mơ xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tại thị trƣờng Liên minh Châu Âu còn nhỏ bé và khiêm tốn. Năm 2008 và những năm tiếp theo, các nƣớc xuất khẩu hàng dệt may lớn ở Châu Á nhƣ Trung Quốc đang thực hiện chiến lƣợc nâng cao đẳng cấp, chất lƣợng, lại đƣợc bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu vào thị trƣờng EU, các nƣớc khác xuất khẩu hàng dệt may sẽ không dễ dàng nếu muốn tăng thị phần tại thị trƣờng này. Trong khi đó, các nƣớc Châu Á khác nhƣ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Srilanka, Campuchia…cũng đang tăng tốc xuất khẩu. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh lớn cho hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Nếu xét trên quy mô, phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ. Với quy mơ đó, nếu khơng liên kết với một số doanh nghiệp lớn thì những doanh nghiệp này khó tồn tại chứ chƣa nói dến việc cạnh tranh quốc tế. Thực tế cho thấy, cứ xố bỏ hạn ngạch đến đâu thì hàng dệt may Việt Nam mất hoặc giảm thị phần đến đó, vì các doanh nghiệp thiếu những nhà quản trị giỏi, thiếu kỹ năng tiếp cận thị trƣờng và năng suất lao động lại thấp nên không thể cạnh tranh ngang bằng với Bangladesh, Srilanca, Thái Lan, Indonesia và cƣờng quốc dệt may Trung Quốc trên thị trƣờng EU.
Tuy vậy, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng dệt may thế giới vẫn có những diễn biến thuận lợi đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Viêt Nam. Tại thị trƣờng dệt may Châu Á, Trung Quốc đang mất dần sức
cạnh tranh do nhu cầu từ các thị trƣờng chủ chốt giảm, các quy định mới của chính phủ Trung Quốc đối với các nhà sản xuất, chi phí lao động tăng và đồng Nhân dân tệ tăng giá so với đơ la Mỹ. Ở Trung Quốc, chi phí lao động tăng theo luật mới sẽ bảo vệ công nhân hơn, về lý thuyết sẽ dẫn đến tăng chi phí tới 20%. Việc tăng giá đồng Nhân dân tệ khiến các nhà xuất khẩu Trung Quốc phải chuyển sang các sản phẩm có chất lƣợng và giá cao hơn bên cạnh việc mở rộng thị trƣờng sang các nƣớc khác.
Trong khi đó, các nhà sản xuất hàng dệt may của EU và Mỹ đều yêu cầu chính phủ giám sát sản phẩm dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc, để tránh phải cạnh tranh không công bằng với hàng dệt may của nƣớc này khi chế độ hạn ngạch nhập khẩu đƣợc xóa bỏ. Xuất khẩu sản phẩm dệt may của Trung Quốc tăng chậm lại, với mức tăng trƣởng ở thời điểm cuối năm 2009 chỉ đạt 4,26%, so với mức 19,96% giữa năm 2008 do đồng Euro giảm giá và nền kinh tế EU suy yếu.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của Hội đồng xúc tiến xuất khẩu sản phẩm may mặc của Ấn Độ, trong năm 2009, 2010, Ấn Độ cũng chỉ đạt 9,2 tỷ USD/năm. Theo các nhà phân tích, một số thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ và EU, chịu tác động lớn nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, lại thích nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam, Trung Quốc và Bangladesh hơn Ấn Độ do các nƣớc này có nguồn nhập khẩu rẻ hơn. Do vậy, năm 2009, 2010, Việt Nam đã vƣợt Ấn Độ trong xuất khẩu hàng dệt may.
Khi xem xét cơ cấu thị trƣờng có thể thấy mặc dù cùng thuộc khối EU, song từng thành viên trong khối lại có những tập quán và thị hiếu khác nhau nhất định. Điều này tác động không nhỏ tới việc tiêu dùng hàng hóa nói chung trong đó có hàng dệt may. Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang từng nƣớc trong khối lại có sự chênh lệch đáng kể.
Các nƣớc EU nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam nhiều nhất vẫn là Đức, Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan và Tây Ban Nha (Bảng 2.6).
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
Thị trƣờng
EU Anh Đức Tây Ban Nha
Hà Lan Pháp Bỉ Italia CH Séc Thụy Điển Ba Lan Đan mạch Áo Ai len Hungari Rumani HyLap Phần Lan Slovakia Bungari Bồ Đào Nha Extonia
Năm 2006 đƣợc xem là năm thành công của dệt may Việt Nam, đánh dấu sự tăng trƣởng và phát triển của ngành dệt may Việt Nam tại thị trƣờng EU. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang hầu hết các nƣớc thành viên, từ các nƣớc thành viên cũ nhƣ Đức, Pháp, Anh đến các thành viên mới là Cộng hoà Séc, Hungary, Áo, Ba Lan… đều có sự tăng trƣởng mạnh. Kết quả này thể hiện sự tăng trƣởng ở tất cả các nƣớc EU, chứ không chỉ tập trung vào một vài thị trƣờng. Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của dệt may Việt Nam tại thị trƣờng các nƣớc EU.
Trong đó, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Đức đạt kim ngạch cao nhất trong các nƣớc thành viên với 397,522 triệu USD năm 2008; 501,852 triệu USD năm 2010, tăng 20% so với năm 2008. Tiếp đến là Anh, kim ngạch xuất khẩu đạt 269,788 triệu USD năm 2007; 316,623 triệu USD năm 2008 và 323,384 triệu USD năm 2010 tăng 15% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Tây Ban Nha đạt 124,279 triệu USD năm 2007; 297,388 triệu USD năm 2010, tăng 12,4% so với năm 2007…
Mặc dù cuối năm 2007, khi EU cho phép hàng dệt may Trung Quốc xuất khẩu không cần hạn ngạch vào thị trƣờng này và hàng dệt may Trung Quốc tràn ngập thị trƣờng EU nhƣng tính chung, năm 2008, tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU vẫn tăng khá. Trong đó, xuất khẩu tăng mạnh sang Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia, Anh, Thuỵ Điển… Kết quả xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm đã khẳng định hàng dệt may Việt Nam đã và đang tăng trƣởng xuất khẩu tốt, có đủ sức cạnh tranh với hàng dệt may Trung Quốc tại thị trƣờng EU.
Hiện nay, Đức và Anh vẫn là hai nhà nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm 41,93% kim ngạch nhập khẩu. Đáng chú ý là, xuất khẩu sang Rumani tăng mạnh với 90,69% trong năm 2008. Dù là thành viên mới của EU, nhƣng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Rumania đạt khá cao so với một số nƣớc thành viên cũ. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Rumania đạt
khoảng 13 triệu USD – cao hơn nhiều so với xuất khẩu sang các thị trƣờng Ai Len, Hy Lạp, Phần Lan.
Có thể thấy hàng d ệt may của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết thị trƣờng các quốc gia thành viên của EU (21/27 thành viên). Điều này cho thấy, sức cạnh tranh của mặt hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trên thị trƣờng EU ngày một nâng cao, đƣợc ngƣời Châu Âu tin dùng. Với mức tăng trƣởng khá mạnh trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU sẽ còn đạt cao và tăng hơn nữa trong thời gian tới. Trong đó nhiều thành viên của EU đã trở thành đối tác quan trọng và là thị trƣờng xuất khẩu lớn của hàng dệt may Việt Nam nhƣ Đức, Anh, Hà Lan, Bỉ…Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thị trƣờng trong khối EU mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chƣa khai thác đƣợc nhiều, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trƣờng này còn nhỏ nhƣ Hy Lạp, Ai len,…và đặc biệt là thị trƣờng các nƣớc Đông Âu, vốn là bạn hàng truyền thống của Việt Nam.