3.3.2.1. Tổ chức hệ thống thông tin
Nhạy bén về thông tin là một lợi thế quan trọng của doanh nghiệp đặc biệt khi doanh nghiệp hoạt động ở thị trƣờng nƣớc ngồi nơi có tính cạnh tranh khốc liệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, tìm kiếm thơng tin về thị trƣờng quốc tế nhƣ thị trƣờng EU địi hỏi phải có chun mơn sâu và chi phí khá tốn kém. Do vậy Hiệp hội dệt may có vai trị rất quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhận biết, nắm bắt các cơ hội mới, tránh đựơc những rủi rõ kinh tế vĩ mô hay những rào cản thƣơng mại đƣợc áp dụng mới trong nền kinh tế các nƣớc EU. Điều này có thể đƣợc thực hiện thông qua việc tổ chức tốt các hoạt động thông tin về thị trƣờng, về đầu tƣ, về sản xuất, về nhập khẩu của ngành dệt may trên các website và các bản tin. Xúc tiến thành lập các trung tâm giao dịch tƣ vấn hỗ trợ dịch vụ, trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, trung tâm thƣơng mại, nhằm giới thiệu sản phẩm, trực tiếp với ngƣời tiêu
dùng và qua đó tìm các biện pháp để thâm nhập thị trƣờng. Đồng thời đẩy mạnh dịch vụ tƣ vấn, thƣơng mại bằng cách đầu tƣ cho các viện nghiên cứu, trƣờng đào tạo để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, gắn nghiên cứu, đào tạo với thực tế đòi hỏi của doanh nghiệp. Tăng cƣờng xây dựng đội ngũ tƣ vấn chuyên môn cao, giải quyết nhanh vƣớng mắc cho chính các doanh nghiệp trong Ngành.
Xây dựng trung tâm thông tin
Một trong những phƣơng pháp hiệu quả nhất để nâng cao xuất khẩu của ngành là tạo điều kiện cho từng doanh nghiệp tự ra quyết định để cải tiến hoạt động của chính mình. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp cần có đầy đủ thơng tin về xu hƣớng trên thị trƣờng, thị hiếu, tình hình xuất nhập khẩu...để đƣa ra các quyết định sáng suốt và cần thiết. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp tự thu thập và phân tích những thơng tin cần thiết là khơng hiệu quả. Giải pháp tốt nhất là có một hệ thống thu thập, phân tích và phổ biến thơng tin cho tồn ngành. Một hệ thống nhƣ thế, dƣới hình thức trung tâm thơng tin cũng cần thiết đối với cấp lập chính sách nhằm xây dựng kế hoạch kịp thời và đƣa ra những chính sách hợp lý. Ngành dệt may Việt Nam chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống nhƣ vậy và nên xây dựng một trung tâm thông tin trong thời gian tới. Trung tâm thơng tin cần có các chức năng sau:
+ Thu thập và phân tích hàng tháng thơng tin về tình hình xuất khẩu của Việt Nam, có thể gồm tổng kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu tại từng thị trƣờng, thành phần xuất khẩu (CMT và FOB);
+ Cung cấp thông tin về đặc điểm, tốc độ phát triển, sở thích của khách hàng và cơ hội tiềm năng để xuất khẩu tại mỗi thị trƣờng;
+ Cung cấp thông tin về xu hƣớng thời trang từng mùa, gồm màu sắc, kiểu dáng, ngun liệu;
+ Cung cấp thơng tin về chính sách của Nhà nƣớc liên quan tới ngành dệt may nhƣ các hình thức khuyến khích đầu tƣ, khuyến khích xuất khẩu và tình hình phân bổ hạn ngạch;
+ Làm đầu mối cho khách hàng quốc tế muốn mua hàng dệt nay của Việt Nam. Trung tâm thông tin này nên do Vitas điều hành với sự hỗ trợ của Bộ Công Tƣơng. Một số hình thức cung cấp tài chính cho trung tâm gồm có:
+ Từ hội phí;
+ Từ phí cung cấp dịch vụ về thông tin cho doanh nghiệp và nhà đầu tƣ;
+ Từ việc xuất bản các bản tin về ngành;
+ Từ tài trợ của Nhà nƣớc.
3.3.2.2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang EU là cơng việc chính của doanh nghiệp, nhƣng trong giai đoạn hiện nay sự giúp đỡ từ phía Nhà nƣớc và Hiệp hội là rất có ý nghĩa.
Tổ chức hoạt động xúc tiến thƣơng mại để xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt Nam theo phƣơng châm “chất lƣợng, nhãn hiệu, uy tín dịch vụ, trách nhiệm xã hội” thơng qua việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001, ISO 14000, SA 8000); xác định cấp tiêu chuẩn sản phẩm trên cơ sở tiêu chuẩn của các thị trƣờng chính. Qua đó, xác định cơ cấu mặt hàng và định hƣớng cho các doanh nghiệp.
Đẩy mạnh xúc tiến thị trƣờng nhƣ khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp mở văn phòng đại diện, chi nhánh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trung tâm xúc tiến thƣơng mại, tổ chức hội chợ triển lãm giới thiệu hàng hố, thời trang. Khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ để các doanh nghiệp chủ động ra nƣớc ngồi tìm kiếm thị trƣờng, xác lập hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm tại các thị trƣờng lớn.
3.3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực
Để giải quyết vấn đề lao động cho ngành dệt may Việt Nam, thì ngoài việc tăng lƣơng, tăng phúc lợi cho ngƣời lao động, quan tâm giải quyết tới vấn đề nhà ở cho công nhân, cần quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đủ để cung ứng cho ngành cả về số lƣợng và chất lƣợng, trên cơ sở đó tạo ra những đầu mối cung cấp ổn định nguồn nhân lực, tạo đƣợc mạch nối liên hoàn giữa đào tạo và sử dụng. Cụ thể là:
- Củng cố, hoàn thiện và mở rộng hệ thống đào tạo nghề dệt may theo hƣớng mở rộng và phát triển của ngành. Mở các khoa, các chuyên ngành dệt may trong các trƣờng đại học và cao đẳng, đầu tƣ mạnh để có đƣợc chất đƣợc đào tạo đạt yêu cầu đặt ra của ngành.
- Tăng cƣờng hơn nữa việc liên kết với nƣớc ngoài trong đào tạo các cán bộ ngành Dệt may, đặc biệt là đội ngũ thiết kế mẫu. Tập trung mạnh cho đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ trong các bộ phận xúc tiến bán hàng. Thƣờng xuyên và định kỳ đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có. Có chính sách bồi dƣỡng, khuyến khích cán bộ và tổ chức các khố tập huấn chuyên sâu về những thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, EU.
- Tiến tới thành lập hệ thống công ty cung ứng lao động dệt may, tăng cƣờng mức độ linh hoạt trong sử dụng lao động, khắc phục tính chất mùa vụ của lao động trong ngành, hỗ trợ đƣợc cho các doanh nghiệp trong lúc nhu cầu lao động tăng cao, giảm bớt mức độ nhàn rỗi của lao động khi doanh nghiệp có ít đơn hàng. Nhƣ vậy có thể đảm bảo mức độ ổn định cao về tiền lƣơng của ngƣời lao động, khiến họ an tâm và gắn bó hơn với nghề. Nhờ quy mô lớn và đào tạo tập trung, chun mơn hố cao hiệu quả đào tạo sẽ tăng lên. Giải pháp này sẽ hỗ trợ cho việc liên kết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để tăng quy mô, nâng cao thêm năng lực cạnh tranh của ngành.
Bên cạnh đó, ngành Dệt may cần có đề xuất quy hoạch và di dời ngành sản xuất may về một số vùng phù hợp để tận dụng lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn, không để các nhà máy dệt và may gia công tập trung phát triển mạnh ở đô thị nhƣ hiện nay.
Nâng cao ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn lao động. Việc khai thác nguồn lao động rẻ trong ngành dệt may ở các nƣớc đang phát triển hiện đang là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và những ngƣời phản đối những tác động bất lợi của quá trình tồn cầu hố. Trong một nỗ lực nhằm nâng cao hình ảnh, các nhà bán lẻ quốc tế và những công ty phát triển thƣơng hiệu đã coi những quy phạm lao động là một nhân tố quan trọng khi quyết định lựa chọn nhà cung cấp
sản phẩm. Kinh nghiệm từ các nƣớc xuất khẩu dệt may khác nhƣ Campuchia cho thấy rằng tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn lao động khơng chỉ khuyến khích khách hàng quốc tế tìm đến mà cịn có khả năng tăng năng suất và giảm đi hoạt động thay thế công nhân. Chẳng hạn nhƣ, dự án “Cải thiện cho các nhà máy ở Campuchia” (Better Factories Cambodia) do ILO thực hiện nhằm nâng cấp điều kiện làm việc trong các nhà máy dệt may của Campuchia đã cải thiện đƣợc trên thực tế những vấn đề về lao động, hình ảnh và năng suất lao động. Điều kiện làm việc tốt ở Campuchia, theo nhƣ khách hàng quốc tế, thì đó là một nhân tố có tính chất quyết định quan trọng trong việc tìm nguồn hàng từ Campuchia.
Để cải thiện về vấn đề quy phạm lao động, cần phải có một đánh giá thực trạng hiện nay về lao động trong các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam cũng nhƣ đề xuất những sự can thiệp có thể thực hiện. Dựa vào kết quả của hoạt động đánh giá, ngành có thể thực hiện nhiều dự án nhằm nâng cao hơn nữa việc áp dụng các quy phạm lao động với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chính phủ hoặc các nhà tài trợ quốc tế.
3.3.2.4. Tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách đồng thời tăng cường hỗ trợ, liên kết các doanh nghiệp
Hiệp hội có vai trị quan trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh cho danh nghiệp trong quá trình hội nhập. Vai trị này càng thể hiện rõ nét trong giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu lan rộng đã tác động tiêu cực và gây nhiều khó khăn tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp.
Hiệp hội phải ln tích cực tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, hàng rào kỹ thuật, đóng góp ý kiến tham vấn cho các cơ quan hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển ngành nghề nhằm thúc đẩy phát triển ngành nghề phù hợp với yêu cầu thực tế cũng nhƣ phản ánh kịp thời các kiến nghị với các cơ quan Nhà nƣớc, Chính phủ. Ngày nay trong lĩnh vực thƣơng mại có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật cần đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với cam kết quốc tế (nhƣ luật thƣơng mại, luật cạnh
tranh, pháp lệnh chống bán phá giá, pháp lệnh bảo vệ ngƣời tiêu dùng) đồng thời cần có những bộ luật mới để đáp ứng những đòi hỏi yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng theo hƣớng tự do hoá thƣơng mại cao hơn nhƣ luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng, luật bán buôn, bán lẻ.
Hiệp hội cũng cần chủ động hỗ trợ, liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may; tăng cƣờng hoạt động quản lý bảo vệ quyền lợi hội viên, đặc biệt là trong việc đào tạo, chịu trách nhiệm tìm kiếm; tìm kiếm, khai thác các nguồn nguyên liệu trong nƣớc, giúp các doanh nghiệp thay thế nguồn nguyên liệu ở nƣớc ngoài; điều phối, hƣớng dẫn các thành viên tiếp cận và xâm nhập các thị trƣờng mới và xử lý các tranh chấp thƣơng mại. Khi đó hiệp hội có thể sẽ đóng vai trị là ngƣời khởi kiện hoặc có thể là ngƣời đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngành hay của một thành viên trong hiệp hội. Bên cạnh đó, Hiệp hội cần tích cực, chủ động tham gia vào các tổ chức, hiệp hội dệt may trong khu vực và thế giới, hợp tác với các hiệp hội dệt may nƣớc ngoài về đào tạo, quảng bá thƣơng hiệu, giới thiệu sản phẩm...