Giải pháp về thay đổi chính sách

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc (Trang 32 - 35)

3. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NNL CÁC DTTS VÙNG TÂY BẮC

3.9.Giải pháp về thay đổi chính sách

Không thể phủ nhận một thực tế rằng, Nhà nước ta luôn quan tâm và dành các điều kiện ưu đãi nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ít người, hỗ trợ họ thực hiện quyền bình đẳng, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc tiến tới trình độ phát triển chung của cả nước. Nhiều Chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng tập trung đồng bào dân tộc ít người đã được Nhà nước ban hành; Chính phủ cũng có nhiều chỉ thị, quyết định và biện pháp cụ thể đối với một số vùng đặc thù có nhiều đồng bào ít người sinh sống; việc thực hiện chính sách dân tộc đã và đang mang lại những kết quả to lớn, nhất là trong thời kỳ đổi mới.

Tuy nhiên, cho đến nay, đời sống dân cư các DTTS nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng vẫn còn rất thấp kém về mọi phương diện. Nguyên nhân bao gồm có cả những khó khăn về điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng; nhưng bên cạnh đó còn bao gồm cả nguyên nhân từ sự bất hợp lý của hệ thống chính sách đối với vùng DTTS nói chung, Tây Bắc nói riêng. Việc thực hiện hỗ trợ về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế… của nhà nước cho đồng bào các DTTS như hiện nay là tốt, không thể phủ nhận. Song, nếu nhìn một cách thực tế thì nhiều chương trình đã và đang có tác dụng trái ngược. Chẳng hạn, trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, việc hỗ trợ mái nhà, cho vay vốn ưu đãi… nhưng không nghiên cứu kỹ lưỡng phong tục tập quán của từng tộc người vừa tạo ra cho đồng bào tâm lý trông chờ, ỷ lại; vừa phá vỡ tính bản sắc tộc người và làm kìm hãm sức sáng tạo, tự chủ của các cộng đồng dân cư. Kinh nghiệm từ việc thất bại của dự án “đàn bò sữa Sơn La” không được rút ra thành bài học mà đang tiếp tục được thực hiện ở dự án “cây cao su”. Chương trình di dân tái định cư phục vụ việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện lớn nhỏ ở nhiều địa phương vùng Tây Bắc hiện cho thấy nhiều bất cập trong vấn đề dân sinh cũng bởi những chính sách chúng ta đưa ra không gắn được với phong tục tập quán của đồng bào. Điều này cũng chính là sự lặp lại những bất hợp lý trong việc xây dựng nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng ở hầu hết các địa bàn cơ sở ở khắp các tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng… Trong lĩnh vực giáo dục, các chính sách ưu tiên điểm đầu vào đối với thí sinh các DTTS dự thi vào các trường đào tạo CMKT các cấp, chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ… đã góp phần tăng nhanh số LĐ DTTS được đào tạo CMKT, giảm bớt số dân tộc không có người được đào tạo CMKT trong thời gian qua. Tuy nhiên, đó cũng lại chính là nguyên nhân khiến cho chất lượng CMKT của LĐ các DTTS thấp, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của nhiệm vụ được giao.

KẾT LUẬN

Sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người. Điều đó càng đúng với hoàn cảnh cụ thể của Tây Bắc. So sánh các nguồn lực với tư cách là điều kiện, là tiền đề để tiến hành CNH-HĐH thì NNL có ưu thế nổi bật hơn cả. Do vậy, NNL phải chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Những tiềm năng hiện có của NNL các DTTS vùng Tây Bắc là rất to lớn. Đó là thế mạnh về quy mô, về tuổi trẻ, về tính cần cù, ham học hỏi, là truyền thống văn hoá phong phú, đa dạng… Vấn đề cơ bản là phải khai thác và phát huy được những yếu tố tích cực của NNL các DTTS, hướng nó

vào “quỹ đạo” của công cuộc CNH-HĐH đất nước bằng những giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc (Trang 32 - 35)