Các chính sách và giải pháp về quản lý việc phân bố, di chuyển và sử dụng NNL các DTTS vùng Tây Bắc:

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc (Trang 28 - 29)

3. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NNL CÁC DTTS VÙNG TÂY BẮC

3.2.Các chính sách và giải pháp về quản lý việc phân bố, di chuyển và sử dụng NNL các DTTS vùng Tây Bắc:

3.1. Giải pháp về dân số và kế hoạch hoá gia đình

Tuy Tây Bắc là vùng có mật độ dân số thấp nhưng tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm lại ở mức cao. Tỷ lệ tăng dân số cao là nguyên nhân sâu xa của đói nghèo, lạc hậu, chất lượng dân cư và NNL thấp. Trong thập niên 90, tỷ lệ tăng dân số ở các DTTS đều ở mức cao. Chẳng hạn người Hoa tăng 3,35%, người Tày: 3,4%, người Nùng: 3,61%, người Mường: 3,71%, người Thái: 3,91%, người Mông: 3,95%... Tốc độ tăng dân số cao cản trở đến tích luỹ, tái sản xuất mở rộng và tăng trưởng kinh tế.

Kinh nghiệm của tỉnh Yên Bái, năm 2001 khi mức giảm sinh đạt 0,65‰, thì GDP bình quân đầu người của tỉnh Yên Bái là 2,603 triệu đồng, năm 2002 giảm sinh đạt 0,51‰, GDP bình quân đầu người là 2,948 triệu đồng, năm 2003 giảm sinh đạt 0,45‰, GDP bình quân đầu người là 3,249 triệu đồng, năm 2004 giảm sinh đạt 0,34‰, GDP bình quân đầu người là 3,715 triệu đồng, năm 2005 giảm sinh đạt 0,3‰, GDP bình quân đầu người là 4,267 triệu đồng. Như vậy, so với năm 2001, GDP bình quân năm 2005 đã tăng gấp 1,64 lần. Đây là một kết quả đáng tự hào với một tỉnh còn rất nhiều khó khăn như Yên Bái [TL-1].

Áp dụng kinh nghiệm của Yên Bái vào thực tiễn, xuất phát từ đặc điểm dân tộc và lịch sử của dân cư và LĐ các DTTS vùng Tây Bắc, giải pháp cho vấn đề này là kết hợp giáo dục với biện pháp kinh tế - hành chính để đưa chỉ tiêu hạ tỷ lệ dân số trở thành hiện thực. Đối với công chức nhà nước, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình có thể dần dần được pháp luật hoá. Đối với dân cư thành thị hay dân cư gần các trục đường giao thông có thể thực hiện bằng việc kết hợp giáo dục với xử phạt hành chính – kinh tế. Với cư dân vùng núi và DTTS, biện pháp cơ bản là tuyên truyền giáo dục nhằm thay đổi tư duy nhận thức của người dân về vấn đề con cái, xoá bỏ những quan niệm trọng nam khinh nữ, “có nếp, có tẻ”, “nối dõi tông đường”, “cháu đích tôn”. Đối tượng giáo dục chính sách dân số là thanh niên. Chính sách dân số của Nhà nước cần chuyển dần sang các khu vực vùng sâu vùng xa, nơi có điều kiện vật chất khó khăn, có mức sống thấp vì hạ tỷ lệ sinh gắn với đầu tư tăng trưởng kinh tế là giải pháp để nâng cao chất lượng NNL.

3.2. Các chính sách và giải pháp về quản lý việc phân bố, di chuyển và sử dụng NNL các DTTS vùng Tây Bắc: DTTS vùng Tây Bắc:

Phân bố lại dân cư và NNL phải gắn với lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân và phải được thực hiện trên hai cơ sở là: bố trí, ổn định dân cư, NNL trên từng địa bàn, khu vực và chủ động điều chỉnh phân bố dân cư, NNL giữa các vùng, các tỉnh trong cả nước.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người LĐ đến nơi làm việc mới, cần khuyến khích, tạo lập môi trường thuận lợi như tạo các thủ tục thuận lợi về di chuyển hộ khẩu, các thủ tục sinh hoạt, cuộc sống, chính sách đất đai (thổ cư, thổ canh), hỗ trợ vốn….

Khuyến khích các địa phương thực hiện điều tiết dân cư trong tỉnh nhằm ổn định dân cư tại chỗ, khai thác có hiệu quả tiềm năng NNL, điều kiện tự nhiên ở từng địa bàn… nhưng phải phù hợp với tập quán của đồng bào các DTTS, đảm bảo lợi ích tổng thể của nền kinh tế quốc dân.

Đẩy mạnh đầu tư vào các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa thông qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, tăng cường đội ngũ cán bộ ở miền núi, vùng sâu vùng xa (nhất là giáo viên, bác sĩ, cán bộ văn hoá), đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: đường, điện, trường, trạm xá, nâng cao mức sống của dân cư nhằm thu hút NNL từ nơi khác đến làm việc tại những vùng này.

Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống, trình độ dân trí, văn hoá của nhân dân ở những vùng, ngành cần tăng cường NNL; đồng thời sử dụng các công cụ: tiền lương, chính sách đầu tư, tín dụng ưu đãi, trợ cấp…

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc (Trang 28 - 29)