3. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NNL CÁC DTTS VÙNG TÂY BẮC
3.6. Các giải pháp nhằm nâng cao tính năng động và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của NNL các DTTS vùng Tây Bắc
tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của NNL các DTTS vùng Tây Bắc
Tây Bắc sau 65 năm xây dựng CNXH và hơn 20 năm đổi mới vẫn là một xã hội nông nghiệp. Trong nhiều năm tới, nông nghiệp và nông thôn vẫn chiếm vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và giải quyết công ăn việc làm. Vì vậy, để nâng cao tính năng động và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế trước hết cần hướng tới địa bàn nông thôn.
Đặc điểm của nền nông nghiệp Tây Bắc là mang nặng tính trọng nông; trong cơ cấu cây trồng thì cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn với 78,2%; rau màu và cây công nghiệp lâu năm mới chỉ chiếm 12,1%. Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi chênh lệch khá lớn: trồng trọt 73%, chăn nuôi 27%. Diện tích đất trống, đồi trọc, đất có khả năng nông nghiệp chưa được khai thác còn rất lớn; hệ số sử dụng đất trung bình mới đạt 1,4 – 1,5 lần, nhiều nơi mới canh tác 1 vụ/năm; tiềm năng phát triển kinh tế rừng rất đa dạng. Nên trước mắt, cần có chính sách nhằm kết hợp NNL dồi dào sẵn có với những tiềm năng đất đai, tài nguyên và các nguồn lực phát triển khác (VD: chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn…) làm tăng của cải xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra khối lượng việc làm lớn, có hiệu quả trong nông thôn.
Dù có khai thác hết mọi tiềm năng của một nông thôn thuần nông cũng không thể thu dụng hết NNL nên về lâu dài cần đẩy nhanh tiến độ phát triển các hoạt động phi nông nghiệp, đẩy mạnh CNH-HĐH nông thôn, chuyển dịch cơ cấu LĐ, hướng tới xây dựng một nông thôn miền núi Tây Bắc phi nông nghiệp. Muốn vậy, cần giải quyết vấn đề tâm lý, tập quán của nông dân để họ dám mạnh dạn rời bỏ ruộng đất nông nghiệp, chuyển hẳn sang làm ngành nghề, phát triển công nghiệp nhỏ, công nghiệp gia đình ổn định, có thu nhập cao và việc làm ổn định gắn liền với quá trình đô thị hoá loại nhỏ, hình thành các thị trấn, thị tứ, các trung tâm cụm xã. Nhà nước và các địa phương cần hỗ trợ nông dân bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi để họ tiếp cận được với các khoản tín dụng ưu đãi, tiếp cận thị trường; mở các lớp tập huấn giúp họ tự xây dựng được các phương án sản xuất, cung cấp cho họ những kiến thức về nghề nghiệp, về quản lý kinh doanh…
Tạo điều kiện cho người LĐ được tự do di chuyển giữa các vùng, các ngành để tạo sự cân đối về NNL trong nền kinh tế. Tuy nhiên, để tránh những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra, chỉ nên áp dụng với NNL đã qua đào tạo. Với NNL chưa qua đào tạo, có thể thực hiện di chuyển có trật tự thông qua các chủ trương của Đảng và Nhà nước như đi xây dựng vùng kinh tế mới, thực hiện LĐ nghĩa vụ, LĐ công ích… Qua đó có thể xây dựng được những công trình lớn, trọng điểm, góp phần tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng.
Thực hiện chính sách tiền lương gắn với cơ chế thị trường. Phải xác định: Tiền lương là giá cả của sức LĐ. Vì vậy, phải thay “cơ chế cào bằng” hiện nay bằng “cơ chế chuyên gia”. Phải chấp nhận NNL có trình độ CMKT giỏi được trả công cao hơn giá trị vì cung nhỏ hơn cầu; ngược lại LĐ giản đơn sẽ được trả thấp hơn vì cung lớn hơn cầu quá nhiều. Mặt trái của cơ chế này là nạn thất nghiệp nhưng đó không phải là điều đáng ngại mà có thể coi số người thất nghiệp là NNL dự trữ. Tuy nhiên, để tránh lãng phí nhân lực và hạn chế hậu quả tiêu cực về mặt xã hội cần tăng cường khâu tư vấn, dịch vụ giới thiệu việc làm, phát triển thị trường LĐ, bồi dưỡng, bổ sung kỹ năng cho người LĐ… Đồng thời cần chú ý đến những chính sách xã hội đối với người thất nghiệp như bảo
hiểm, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp khó khăn, đặc biệt chú ý đến nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, những người có công với cách mạng.