Các giải pháp nhằm hạn chế và kiểm soát thất nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc (Trang 30 - 31)

3. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NNL CÁC DTTS VÙNG TÂY BẮC

3.5. Các giải pháp nhằm hạn chế và kiểm soát thất nghiệp

Hiện nay, tỷ lệ LĐ chưa có nghề chiếm phần đông trong NNL các DTTS ở Tây Bắc, đặc biệt là khu vực nông thôn. Giải quyết được vấn đề này không chỉ có ý nghĩa tăng việc làm và hiệu quả LĐ mà còn là biện pháp chiến lược để xoá đói giảm nghèo, tiến tới thực hiện công bằng xã hội.

- Nông thôn miền núi Tây Bắc chiếm trên 81% dân số nhưng tỷ lệ người ở độ tuổi 13 trở lên được đào tạo chuyên môn nghề nghiệp rất ít, đặc biệt là nông – lâm - thuỷ sản. Người nông dân thiếu việc làm nghiêm trọng, thời gian nhàn rỗi chiếm trên 80%, nông dân không có ruộng đất, khoảng cách giàu – nghèo ngày càng dãn cách, cơ cấu kinh tế và LĐ nông thôn Tây Bắc chuyển dịch rất chậm, người nông dân vẫn duy trì di cư, chặt phá rừng để khai thác những mảnh nương mới…

Giải pháp cho vấn đề này là phải phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch cơ cấu LĐ mà trước hết là tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu LĐ, tạo thêm việc làm nhằm phát triển NNL. Muốn vậy, Nhà nước cần hỗ trợ vốn LĐ nông thôn thông qua tín dụng ưu đãi để họ đầu tư phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề; giảm thiểu các thủ tục hành chính trong cấp giấy phép kinh doanh đầu tư, giảm thuế, thực hiện tín dụng ưu đãi cho các nhà đầu tư vào địa bàn nông thôn nhằm khuyến khích đầu tư vào địa bàn này, khuyến khích khôi phục các làng nghề và việc làm phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn. Đồng thời, phát triển kinh tế ngành nghề song song với quá trình tích tụ tập trung ruộng đất nhằm phát triển kinh doanh nông nghiệp kiểu trang trại. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ; hỗ trợ đầu tư phát triển các trung tâm khoa học công nghệ; tuyên truyền, phổ biến các kiến thức khoa học công nghệ mới. Để hạn chế mặt trái của hướng đi này, cần có chính sách ngăn chặn việc chuyển nhượng ruộng đất của những người nông dân không có nghề phi nông nghiệp để họ không trở nên trắng tay.

- Đối với NNL DTTS ở thành thị, đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, có chính sách thu hút NNL trẻ vào các trường trung học, trường dạy nghề để họ có nghề trở thành những công nhân lành nghề bổ xung cho sự thiếu hụt trong cơ cấu NNL. Đồng thời, gắn đào tạo, với việc làm, gắn đào tạo với địa chỉ đầu ra. Một trong những phương án tối ưu cho hướng đi này là phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm nhằm tăng thêm cầu nối giữa người LĐ với người sử dụng LĐ giúp “người tìm được việc” và “việc tìm được người” theo đúng yêu cầu và địa chỉ. Mặt khác, các trung tâm dịch vụ việc làm còn là nơi đào tạo nghề hoặc hướng dẫn học nghề cho người LĐ phù hợp với nhu cầu trong xã hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w