Các chính sách và giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng NNL các DTTS vùng Tây Bắc

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc (Trang 29)

3. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NNL CÁC DTTS VÙNG TÂY BẮC

3.3.Các chính sách và giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng NNL các DTTS vùng Tây Bắc

Cần khẩn trương đào tạo NNL tại chỗ có trình độ cao cho các tỉnh Tây Bắc đáp ứng yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH hiện nay. Giáo dục và đào tạo phải chú trọng vào cả NNL tương lai và NNL hiện có.

- Với NNL tương lai, các chính sách và giải pháp phải hướng vào phát triển giáo dục đào tạo ở các cấp trong hệ thống giáo dục; đặc biệt là giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. Muốn vậy, việc cấp bách cần làm là phân loại chất lượng của học sinh phổ thông, đặc biệt là đối với học sinh phổ thông trung học. Học sinh khá, giỏi, trung bình khá mới được dự thi đại học; số còn lại thì hướng họ vào các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Nếu muốn, họ sẽ có thể trở lại trường đại học khi đã có nghề.

Tiếp theo, cần nghiên cứu, áp dụng giáo dục chuyên ban, phân ban đối với học sinh PTTH người DTTS ở Tây Bắc nhằm phát triển tư duy vốn có của học sinh, tạo tiền đề cho giáo dục đào tạo chuyên nghiệp. Giáo dục chuyên nghiệp phải cụ thể hoá tiêu chuẩn được dự thi của học sinh để lựa chọn đúng đối tượng đào tạo. Chẳng hạn, khối trường đại học kỹ thuật, kinh tế chỉ lựa chọn học sinh chuyên ban A; khối trường khoa học xã hội ưu tiên lựa chọn từ học sinh chuyên ban C…

- Với NNL hiện có, cần bồi dưỡng, đào tạo lại nhằm phát huy hiệu quả lao động; đồng thời tránh sự lạc hậu về kiến thức và kỹ năng CMKT. Để đạt hiệu quả như mong muốn, cần có quy định thời gian phải bồi dưỡng, đào tạo lại đối với từng loại LĐ để người được đào tạo phải trải qua các lớp bồi dưỡng định kỳ hoặc trở lại trường đối với từng ngành nghề, lĩnh vực, từng loại công việc và ở từng chức danh công việc. Cần lựa chọn hình thức bồi dưỡng, đào tạo lại trên cơ sở cân đối giữa nhu cầu và khả năng đào tạo nhằm đảm bảo mục tiêu chất lượng NNL, tránh đào tạo, đào tạo lại ồ ạt gây lãng phí ngân sách mà không có hiệu quả thực tế. Bên cạnh đó, cần quy định trách nhiệm của người sử dụng LĐ trong việc đào tạo lại, bồi dưỡng người LĐ. Phải quán triệt quan điểm quá trình sử dụng không chỉ là quá trình khai thác năng lực, trí tuệ của người LĐ mà phải có trách nhiệm bồi dưỡng đào tạo để người LĐ có thể đảm nhận nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc (Trang 29)