Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây lắp tại NHTMCP quân đội chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 179 (Trang 77 - 79)

2.4. Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án chovay khách hàng doanh

2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại

Một là, trong quy trình thẩm định dự án cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

cịn rập khn và chưa xây dựng biểu thời gian linh hoạt thẩm định cho riêng ngành nghề xây lắp mà vẫn áp dụng biểu thời gian chung.

Hội Sở xây dựng quy trình thẩm định với thứ tự và các bước thẩm định tiêu chuẩn, yêu cầu toàn bộ chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên hỗ trợ, cán bộ thẩm định phải thực hiện đầy đủ, đúng thứ tự và đáp ứng thời gian quy định cho từng bước (SLA cho từng giai đoạn thẩm định). Nhưng có những phương án với độ phức tạp không cao, thuộc ngành nghề ưu tiên được MB tài trợ mà đều phải qua tất cả các bước trong quy trình gây lãng phí thời gian của khách hàng, chậm tiến độ của cơng trình, lãng phí nguồn nhân lực của ngân Iiang,...

Ví dụ, một cán bộ thẩm định nhận khá nhiều phương án thẩm định trong một ngày làm việc. Khi tiếp nhận hồ sơ một phương án thẩm định, cán bộ được quy định một thời gian cụ thể để thẩm định phương án trước khi đẩy phương án lên kiểm soát phê duyệt (SLA). Với đặc thù doanh nghiệp ngành xây lắp với hồ sơ phức tạp, yêu cầu khách hàng cung cấp nhiều hồ sơ để tăng tính chân thực cho tình hình tài chính của cơng ty và phương án của doanh nghiệp, do đó q trình thẩm định sẽ mất nhiều thời gian hơn các phương án tài trợ các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, khi chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp thu thập hồ sơ không tránh khỏi việc hồ sơ thiếu, chờ khách hàng bổ sung,.. .Nếu ngân hàng quy định một biểu thời gian chung cho tồn bộ phương án thì xảy ra những điều bất cập và khó khăn cho khơng chỉ đối với các chun viên, cán bộ thẩm định mà cịn ảnh hưởng đến khách hàng đang có hồ sơ chờ xử lý.

Ví dụ thực tế: Quy định thời gian thẩm định một phương án là 4 tiếng tính từ khi cán bộ tiếp nhận phương án. Khi phương án đang trong phạm vi xử lý của cán bộ thẩm định, nếu hồ sơ khách hàng cần bổ sung hoặc làm rõ quá thời gian SLA quy định, cán bộ sẽ chuyển case phương án trở lại chi nhánh cho chuyên viên quan hệ khách hàng thực hiện lại case. Điều này, gây tốn nguồn nhân lực và thời gian cho khách hàng.

Hai là, kiểm soát viên trước giải ngân/phát hành các bảo lãnh là người duy nhất đưa

ra quyết định, các chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp không được bổ sung ý kiến để bảo vệ quan điểm của mình đã đưa ra trong báo cáo phê duyệt.

Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp là những người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu, nắm bắt với nhu cầu của khách hàng. Họ là những người hiểu khách hàng nhất. Sau khi tiếp nhận và phân tích hồ sơ của khách hàng, chuyên viên gửi lên các cán bổ thẩm định, các chuyên viên kiểm soát sau.

Tuy rằng, điều này để đảm bảo quy tắc trong quản trị rủi ro ngân hàng, nhưng đôi khi cán bộ thẩm định khơng sâu sát và nắm bắt tồn bộ được nội dung phương án. Điều này có thể khiến sót những phương án tiềm năng có thể tạo một nguồn lợi lớn cho ngân hàng. Quy trình dập khn và cứng nhắc khi có bất dồng về quan điểm thì chun viên quan hệ khách hàng không thể đưa ra ý kiến bản thân để bảo vệ phương án cho khách hàng.

Khi một phương án xảy ra sai sót, bất đồng quan điểm giữa chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp và cán bộ thẩm định/ kiểm soát viên, giám đốc phê duyệt sẽ từ chối tài trợ cho phương án. Điều này, ảnh hưởng đến khách hàng khi khách hàng đã gửi hồ sơ tới ngân hàng, chờ đợi giải ngân hoặc phát hành thư bảo lãnh,... mà không được thực hiện sẽ ảnh hưởng đến tiến độ dự án, cơng trình của khách hàng.

Ba là, hạn chế trong phương pháp thẩm định

Đối với phương pháp so sánh: Việc đối chiếu với các chỉ tiêu trung bình ngành, chỉ

tiêu đã được thẩm định của các dự án trước đó,. đơi khi chưa đánh giá sát được thực tế, tính sát thực của dự án vì đây là những số liệu mang tính dự báo, mang ý kiến chủ quan của người thẩm định cũng như những người xây dựng số liệu trung bình ngành để thực hiện so sánh

Đối với phương pháp đối chiếu chỉ tiêu: Các chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu trung bình ngành

được xây dựng và tính tốn dựa trên biến động kinh tế các năm trước và các chỉ số dự báo. Khi đối chiếu chỉ số, cán bộ cần cân nhắc, đây chỉ là những chỉ số tham khảo, không nên áp đặt 100% các chỉ tiêu của phương án thẩm định phải theo sát chỉ tiêu đó.

Đối với phương pháp phân tích độ nhạy: Phương pháp phân tích độ nhạy, CBTĐ sử

dụng số liệu trên báo cáo tài chính để tính tốn và phân tích. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp

lập báo cáo tài chính với những con số khơng chính xác với thực tế tình hình tài chính của doanh nghiệp, cố tình làm đẹp các con số trên báo cáo tài chính để việc trình vay vốn dễ dàng hơn thì điều đó sẽ gây khó khăn trong việc xây dựng bảng phân tích tài chính đúng, tạo nên rủi ro cho ngân hàng

Đối với phương pháp dự báo: Với các dự án cho vay doanh nghiệp với thời hạn trung-

dài hạn, biến động về tình hình kinh tế- chính trị- xã hội là yếu tố khơng thể dự báo chính xác 100% . Nhiều dự án cho vay vốn đối với khách hàng trong ngành xây lắp, nguồn vốn không về đúng tiến độ, khiến dự án bị đổi vốn lên cao, làm tăng nợ xấu của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây lắp tại NHTMCP quân đội chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 179 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w