Giải pháphồn thiện cơng tác thẩm định dự án chovay khách hàng doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây lắp tại NHTMCP quân đội chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 179 (Trang 84 - 89)

3.2.1. Giải pháp hồn thiện quy trình thẩm định dự án cho vay khách hàng doanh nghiệp

vừa và nhỏ trong ngành xây lắp. a. Thời gian thẩm định

Việc cố định thời gian thẩm định tại từng cấp đối với tất cả các ngành nghề đã gây ra một số hạn chế trong quá trình thẩm định dự án của ngân hàng. Xây dựng một biểu thời gian cho một số ngành nghề đặc thù là vô cùng cần thiết và củng cố giúp quy trình tốt hơn.

Sinh viên đề xuất đối với ngành nghề xây lắp như sau:

Bảng 3.1: Giải pháp hồn thiện quy trình thẩm định- Thay đổi thời gian thẩm định

Khâu bán hàng: Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp Thu thập hồ sơ, tạo báo cáo đề xuất đẩy lên trung tâm thẩm định/ phê duyệt

Tối đa 3 ngày làm việc.

Nếu khơng hồn thiện hồ sơ, phản hổi ý kiến thẩm định/phê duyệt trong vòng 2 ngày. Phương án sẽ reset lại từ đầu

Tối đa 3 ngày làm việc. Nếu khơng hồn thiện hồ sơ, phản hổi ý

kiến thẩm định/phê duyệt trong vòng 2 ngày. Phương án sẽ reset lại từ đầu

Khâu thẩm định: Chuyên viên thẩm định Thẩm định hồ sơ phương án

SLA tối đa 4 tiếng kể từ

thời điểm nhận hồ sơ từ

Chuyên viên quan hệ

khách hàng doanh nghiệp Chia làm hai đợt: 3 tiếng/ đợt. (Trong trường hợp Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp muốn bổ sung hồ sơ

muốn thay đổi thơng tin trong hồ sơ)

Khẩu Phê duyệt:

Kiểm sốt viên

Phê duyệt

phương án

Tối đa: 1 giờ làm việc không bao gồm bổ sung/ phản hồi thông

tin của

Thẩm định/ĐVKD

Tối đa: 3 giờ làm việc không bao gồm bổ sung/ phản hồi thơng

tin của Thẩm

định/ĐVKD

Vì hồ sơ doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong ngành xây lắp nói riêng thường rất phức tạp và dữ liệu khách hàng cung cấp đôi khi không thực sự chân thực nên cần gia hạn thêm thời gian bổ sung hồ sơ cũng như xem xét hồ sơ để tránh tình trạng cắt dán, sửa chữa, làm giả không như bản hồ sơ gốc.

b. Cấp phê duyệt/ thẩm định dự án cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây lắp

Trong phần hạn chế đã đề cập việc khi có bất đồng quan điểm giữa chuyên viên quan hệ khách hàng và thẩm định/ kiểm soát viên mà khơng đàm phát, giải quyết được thì phương án của khách hàng sẽ khơng được ngân hàng tài trợ.

Sinh viên đề xuất: Trong quá trình thẩm định, chuyên viên quan hệ khách hàng và cán bộ thẩm định luôn luôn đưa ra ý kiến cá nhân của mình về phương án. Tất cả sẽ được gửi thơng qua mail và Cc kiểm sốt để nắm rõ vướng mắc của phương án. Tại cấp phê duyệt cấp 1, nếu phương án không được thông qua giải quyết. Phương án sẽ được đẩy lên thẩm quyền phê duyệt là giám đốc phê duyệt cấp 2 để chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp có thể bảo vệ phương án cho khách hàng. Nếu tại phê duyệt cấp 2, phương án tiếp tục khơng được thơng qua, sẽ tiếp tục trình lên các cấp cao hơn. Vì đặc trưng của ngành xây lắp, tiến độ cơng trình hoặc đảm bảo thời gian dự thầu, thực hiện thầu của khách hàng là rất quan trọng. Khi phương án của khách hàng không được ngân hàng tài trợ nhưng không được thông báo sớm để khách hàng để chuẩn bị kế hoạch khác cho dự án thì ảnh hưởng khơng chỉ đến khách hàng mà cịn ảnh hưởng đến đối tác đầu ra, đầu vào.

Việc trình cấp cao hơn như vậy sẽ giúp khơng bỏ qua các phương án tiềm năng cho ngân hàng, đồng thời đảm bảo nguyên tắc quản trị ngân hàng và xây dựng hình ảnh ngân hàng Quân đội tốt hơn trong mắt khách hàng, luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng.

3.2.2. Giải pháp về phương pháp thẩm định dự án cho vay khách hàng doanh nghiệpvừa và nhỏ đối với ngành xây lắp vừa và nhỏ đối với ngành xây lắp

Mỗi phương pháp thẩm định đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nếu sử dụng riêng lẻ từng phương pháp sẽ gây ra lỗ hỏng thơng tin trong thẩm định dự án. Do đó cần phải kết hợp các phương pháp cùng lúc

Phương pháp phân tích độ nhạy: phương pháp này được sử dụng để đánh giá sự ảnh

hưởng của các yếu tố đến kết quả của dự án nên để đạt được kết quả chính xác thì cán bộ thẩm định cần phải nắm được đặc điểm của từng dự án. Các dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau thì chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau. Ví dụ dự án bất động sản bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cả vật liệu xây dựng, giá cả giải phóng mặt bằng,... cịn các dự án sản xuất hàng hóa tiêu dùng hay kinh doanh dịch vụ thì lại chịu ảnh hưởng nặng bởi giá cả của đối thủ cạnh tranh và nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra, cần kết hợp phương pháp này với phương pháp dự báo một cách chặt chẽ. Thông qua phương pháp dự báo, cán bộ thẩm định có thể biết được yếu tố nào tác động mạnh đến kết quả dự án qua đó trọng tâm nhiều vào yếu tố đó. Hơn nữa, phương pháp phân tích độ nhạy thường chỉ xem xét tác động của từng yếu tố riêng rẽ mà không chú ý đến sự liên quan giữa các yếu tố. Có khi sự thay đổi của yếu tố này lại dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác, kết quả là dự án cùng chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố. Do đó khi phân tích độ nhậy, cán bộ thẩm định nên xem xét mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố.

Ngoài ra nên kết hợp thêm nhiều phương pháp nữa để kết quả thẩm định đạt đọ chính xác như phương pháp phân tích xác suất để tính giá trị kỳ vọng của các tiêu chuẩn qua đó lựa chọn phương án tối ưu.

Phương pháp dự báo: Khi sử dụng phương pháp này, CBTĐ cần tiến hành trên những

giả định mang tính khách quan, tránh ảnh hưởng quá lớn của tâm lý chủ quan người dự báo, đảm bảo mức độ tin cậy các kết quả dự báo. Phương pháp này được sử dụng để thẩm định khía cạnh thị trường, tài chính, kỹ thuật của dự án nên để đạt được kết quả chính xác hơn,

CBTĐ nên phối hợp các phương pháp dự báo khác nhau. Ngoài sử dụng phương pháp ngoại suy thống kê, CBTĐ nên sử dụng thêm các phương pháp định mức, hệ số co giãn cầu, mơ hình hồi quy tương quan. để công tác dự báo được chính xác hơn. Thêm vào đó, CBTĐ nên sử dụng thơng tin, số liệu điều tra nhiều năm để có dự báo chính xác hơn, tránh sai sót trong q trình dự báo ảnh hưởng đến cơng tác thẩm định dự án.

Phương pháp so sánh, đối chiếu: phương pháp này được CBTĐ sử dụng để thẩm định

nhiều khía cạnh của dự án: khía cạnh pháp lý, kỹ thuật và tài chính của dự án. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án, các CBTĐ nên so sánh đối chiếu với các dự án tương tự, chứ không nên chỉ dựa vào tài liệu của khách hàng cung cấp để đảm bảo tính khách quan trong cơng tác đánh giá. Quan trọng hơn, CBTĐ cần vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, tránh cứng nhắc, dập khuôn khi so sánh đối chiếu các dự án với nhau, phải dựa trên thực tế, hoàn cảnh từng dự án, lĩnh vực của dự án. để chất lượng thẩm định tốt hơn.

Các phương pháp thẩm định nếu thực hiện riêng lẻ sẽ khơng đánh giá được tồn diện phương án vay vốn. Do đó, việc kết hợp đồng thời các phương pháp trong q trình thẩm định là điều vơ cùng quan trọng và giúp cho kết quả thẩm địnhxác thực hơn, đánh giá chính xác hơn; điều này hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây lắp tại NHTMCP quân đội chi nhánh tây hồ khoá luận tốt nghiệp 179 (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w