Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội khoá luận tốt nghiệp 444 (Trang 28 - 33)

6. Kết cấu của khóa luận

1.3. KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA DOANH

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của

uy tín cao trong việc vay nợ do đó khả năng NHTM quyết định cho vay đối với doanh nghiệp sẽ cao hơn so với việc doanh nghiệp có lịch sử vay nợ không tốt phản ánh rằng doanh nghiệp chưa thực sự có uy tín trong việc vay nợ. Vì vậy việc DNNVV ln chủ động giữ uy tín trong vay nợ thể hiện khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng cao hơn.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàngcủa của

doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ kết quả tổng hợp các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đến đề tài khóa luận, có thể phân chia các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV thành 2 nhóm: (i) Nhóm các nhân tố chủ quan; (ii)

Nhóm các nhân tố khách quan

1.3.3.1. Nhóm các nhân tố chủ quan

Thứ nhất, năng lực, trình độ và kinh nghiệm của ban lãnh đạo

Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay khơng của DNNVV. Đồng thời nó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV. Nếu lãnh đạo của DNNVV có năng lực kinh doanh tốt, có trình độ học vấn cao và giàu kinh nghiệm các dự án, phương án sản xuất kinh doanh sẽ được thiết lập một cách kĩ càng hơn, triển khai sẽ có hiệu quả cao hơn. Từ đó hoạt động kinh doanh của DN sẽ diễn ra thuận lợi và trơn tru hơn, giúp cho doanh nghiệp có khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, lãnh đạo DNNVV có trình độ cao, kinh nghiệm dày dặn trong việc vay vốn ngân hàng còn ảnh hưởng tới khả năng nắm bắt và nhận thức của DN về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ Chính Phủ và ngân hàng đối với DNNVV trong việc tiếp cận tín dụng hay khả năng tiếp cận ngân hàng và nguồn vốn tín dụng ngân hàng thơng qua những mối quan hệ quen biết của lãnh đạo DN.

Thứ hai, tính khả thi của phương án kinh doanh

Căn cứ vào dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV, cùng với các dữ liệu về mặt hàng kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và thế mạnh của DNNVV, các NHTM sẽ đánh giá tính khả thi, dự đoán được liệu dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV có tạo ra dịng tiền trong tương lai đảm bảo trả nợ cho NHTM hay không. Nếu DNNVV kinh doanh mặt hàng là thế mạnh của doanh nghiệp và sản phẩm mà DNNVV dự kiến tạo ra đang thu hút sự quan tâm của thị trường thì việc NHTM đáp ứng nhu cầu vốn của DNNVV trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy tính khả thi của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DN.

Thứ ba, quy mô vốn và tài sản của doanh nghiệp

NHTM thường dựa vào tài sản đảm bảo cùng với khả năng tài chính của doanh nghiệp để cấp tín dụng cho DNNVV để nhằm giảm thiểu rủi ro, tổn thất cho NHTM trong trường hợp DNNVV không trả được nợ.

Một trong những lý do dẫn đến việc DNNVV khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng là do quy mơ vốn hạn chế khơng có khả năng đáp ứng điều kiện về TSĐB trong

khi vay vốn ngân hàng. Quy mô nhỏ, thiếu tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo có giá trị thấp là những nguyên nhân khiến DNNVV không đáp ứng được điều kiện khi vay vốn ngân hàng. Vì vậy nếu DNNVV có tài sản thế chấp có giá trị lớn và có tính thanh khoản cao là một lợi thế trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó quy mơ vốn phản ánh tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn cho thấy tổng tài sản của doanh nghiệp là lớn thể hiện được năng lực

và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy quy mơ vốn và tài sản của doanh nghiệp

có ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn của NH.

nhuần nhuyễn, chính xác và minh bạch giữa các bộ phận và có hiệu quả nhất sẽ đảm bảo đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, là nền tảng cho sự phát triển về lâu về dài của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Ket quả hoạt động kinh doanh cũng từ đó mà cải thiện, giúp doanh nghiệp ln có sự tăng trưởng và ổn định trong lợi nhuận, đây là yếu tố đảm bảo khả năng thanh toán cho NHTM đầy đủ, đúng hạn sẽ ảnh hưởng tới quyết định cấp tín dụng của NHTM cho DNNVV. Nếu DNNVV có cơng tác quản trị lỏng lẻo, thiếu hiệu quả dẫn đến hoạt động khơng tốt có nguy cơ phá sản cao sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Bên cạnh đó nếu cơng tác tổ chức kế tốn tại doanh nghiệp tốt thể hiện qua việc xử lý các thơng tin kế tốn tại doanh nghiệp tốt, thì BCTC của doanh nghiệp có mức độ tin cậy cao, phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó khi xem xét cho vay các NHTM có thể đánh giá chính xác tình hình tài chính của cơng ty qua BCTC, tạo được sự tin tưởng cho NHTM từ đó ảnh hưởng tới quyết định cho vay của NHTM đối với DN và tác động tới khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV.

1.3.3.2. Nhóm các nhân tố khách quan a) Các nhân tố thuộc về phía NHTM

Thứ nhất, chính sách tín dụng đối với DNNVV

Chính sách tín dụng của NHTM đối với DNNVV quy định về trình tự xử lý các bước trong một quy trình cấp tín dụng cho DNNVV, nhằm đảm bảo tính thống nhất thực hiện trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tuân thủ các quy định của pháp luật. Khi chính sách tín dụng được xây dựng khoa học, hợp lý, hài hịa lợi ích, cơng khai minh bạch giữa NHTM và DNNVV, tạo điều kiện cho DNNVV vay vốn sẽ cải thiện khả năng tiếp cận được vốn vay ngân hàng của các DNNVV. Cịn nếu chính sách tín dụng của NHTM đối với DNNVV mà khó khăn, thắt chặt tín dụng đối với nhóm DNNVV và các sản phẩm tín dụng khơng đa dạng sẽ làm giảm khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV.

Thứ hai, lãi suất

Lãi suất vay vốn là yếu tố đầu tiên doanh nghiệp cần quan tâm khi muốn vay vốn tại các NHTM. Lãi suất được coi là chi phí cho việc sử dụng nguồn vốn vay. Lãi suất cao sẽ làm tăng tổng chi phí hoạt động sản xuất, làm giảm quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp và làm giảm nhu cầu vay vốn. Ngược lại, lãi suất thấp, ưu đãi sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn vay tại các NHTM tăng khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay vốn và từ đó tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV.

Thứ ba, thủ tục hồ sơ vay vốn

Thủ tục vay vốn là một cản trở đối với khả năng tiếp cận vốn tín dụng NH của các DNNVV. Nếu thủ tục cho vay phức tạp sẽ làm tăng thời gian và chi phí của DNNVV, ngồi ra nó cịn làm mất cơ hội kinh doanh, giảm tính cạnh tranh của DNNVV do DNNVV có thể phải cung cấp quá nhiều giấy tờ pháp lý, làm quá nhiều thủ tục rườm rà và phải chờ đợi trong thời gian dài để khoản vay được phê duyệt. Thủ tục rườm rà, phức tạp khiến các DNNVV khó có thể đáp ứng được các điều kiện về thủ tục, hồ sơ vay vốn. Điều này làm cho các DNNVV khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

b) Các nhân tố khách quan khác

Thứ nhất, các chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ

DNNVV là những doanh nghiệp cịn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hoạt động do đó rất cần các chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lí nhà nước, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ trong việc phát triển và tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Nếu như những chính sách đưa ra có hiệu quả, phù hợp với các DNNVV tạo điều kiện, khuyến khích các DNNVV vay vốn sẽ tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV. Còn nếu thiếu những chính sách hỗ trợ DNNVV hay những chính sách đưa ra khơng phù hợp, chưa đạt được hiệu quả, không tạo điều kiện cho DNNVV vay vốn sẽ làm giảm khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV.

Thứ hai, sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền và các hiệp hội

Các DNNVV rất cần sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương và các hiệp hội trong việc thành lập và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển. Sự quan tâm của chính quyền địa phương và các hiệp hội thể hiện ở việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ riêng của địa phương đối với DNNVV như cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tiếp cận vốn vay ngân hàng, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ về đào tạo.... để giúp DNNVV có thể phát triển một cách tồn diện từ đó cũng thúc đẩy khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của DNNVV.

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số DNNVV thành lập mới 14.656 21.686 22.008 23.824 24.995 Số lượng DNNVV lũy kế 164.907 186.593 208.601 232.425 257.420 Tóm tắt chương 1

Chương 1 đã tổng hợp, hệ thống lại một số vấn đề lý luận về DNNVV, vốn vay ngân hàng đối với DNNVV và khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV từ đó đưa ra 2 nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng để nhằm mục đích đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV gồm các nhân tố chủ quan đến từ phía doanh nghiệp như tài sản đảm bảo, năng lực, trình độ và kinh nghiệm của lãnh đạo daonh nghiệp, tính khả thi của phương án kinh doanh,... và các nhân tố khách quan thuộc về chính sách của ngân hàng và các chính sách hỗ trợ DNNVV trong việc vay vốn.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI

2.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ

HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội khoá luận tốt nghiệp 444 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w