Đối với chính quyền Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội khoá luận tốt nghiệp 444 (Trang 82 - 92)

6. Kết cấu của khóa luận

3.3.4. Đối với chính quyền Thành phố Hà Nội

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai các chính

sách hỗ trợ tới DNNVV để DNNVV biết được và phát huy, tận dụng các quyền lợi của mình. Triển khai một cách đồng bộ các chính sách của Chính phủ đặc biệt là

các chính sách hỗ trợ DNNVV phát triển và tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng, đảm bảo triển khai các chính sách một cách hiệu quả, bám sát thực tế, phù hợp với địa phương và đặc thù của các DNNVV trên địa bàn để DNNVV có thể dễ dàng tiếp nhận các chính sách.

Thứ hai, củng cố và gia tăng hoạt động của các hiệp hội trên địa bàn như

hiệp hội DNNVV, hiệp hội doanh nhân trẻ địa phương,.. .Bên cạnh đó cần đơn thúc, khuyến khích các DNNVV trên địa bàn tham gia vào các hiệp hội và nâng cao vai trò của các hiệp hội đối với DNNVV bằng cách cung cấp thông tin về các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Chính phủ và Nhà nước. đặc biệt là các chính sách cho vay ưu đãi hỗ trợ SXKD đến các DNNVV thông qua hiệp hội, phối hợp với các hiệp hội để thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối ngân hàng và doanh nghiệp.

Thứ ba, tăng cường hoạt động trợ giúp, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến

thức để nâng cao trình độ. năng lực quản lí. điều hành sản xuất kinh doanh trong xu thế hội nhập cho DNNVV.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã dựa vào thực tế khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV trên địa bàn TP. Hà Nội cùng với định hướng phát triển DNNVV trong tương lai đã đưa ra các nhóm giải pháp cho DNNVV, đề xuất cho phía NHTM và các kiến nghị đối với Chính phú, Ngân hàng Nhà nước và chính quyền địa phương TP. Hà Nội nhằm mục đích nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng đó là:

Đối với phía DNNVV cần chủ động trong việc nắm bắt thông tin về các chính sách hỗ trợ, chính sách cho vay, quy trình, thủ tục và các điều kiện vay vốn từ đó tự hồn thiện bản thân để đáp ứng các điều kiện tại doanh nghiệp để có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng.

Đối với phía NHTM cần tìm hiểu về DNNVV để từ đó có những chính sách cấp tín dụng hợp lí về mặt lãi suất, sản phẩm và các chính sách hỗ trợ phù hợp, thuận lợi và hỗ trợ DNNVV trong quá trình vay vốn tại NHTM.

Đối với phía Chính phủ, NHNN và chính quyền địa phương TP.Hà Nội không ngừng cải cách, đổi mới, khuyến khích và hỗ trợ DNNVV trong q trình phát triển và tiếp cận vốn vay ngân hàng.

KẾT LUẬN

Thời gian vừa qua, trên địa bàn TP. Hà Nội các DNNVV ngày càng phát triển về cả số lượng và chất lượng, có những đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế, xã hội của TP Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung. Song, bên cạnh sự gia tăng mạnh về số lượng, các DNNVV trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp phải nhiều khó khăn trong q trình phát triển, đặc biệt là khó khăn trong việc thiếu vốn và khó tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng. Để giải quyết được khó khăn này, địi hỏi sự nỗ lực đến từ các phía, từ bản thân DNNVV đến những chính sách, cải cách hỗ trợ đến từ phía NHTM và các cơ quan quản lí Nhà nước.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhu cầu về vốn của các DNNVV trên địa bàn là rất lớn, hơn 90% số lượng DNNVV được khảo sát đều cho thấy có nhu cầu vay vốn NH, tuy nhiên trong đó chỉ có số ít được chấp thuận cho vay là hơn 40%. Bên cạnh đó nghiên cứu về thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV trên địa bàn cho thấy khả năng tiếp cận vay ngân hàng còn chưa tốt thể hiện qua việc tỉ trọng dư nợ tín dụng và mức dư nợ tín dụng cịn ở mức hạn chế. Từ đây có thể thấy nhu cầu về vốn là lớn nhưng việc tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội vẫn còn ở mức hạn chế nhiều DNNVV vẫn chưa thể tiếp cận hoặc khó khăn trong việc tiếp cận, nguyên nhân của sự hạn chế đó là phần lớn đến từ phía các DNNVV.

Vì vậy để có thể nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng cho các DNNVV đòi hỏi bản thân các DNNVV phải chủ động trong việc phát triển bản thân, khắc phục các điểm yếu, phát huy các điểm mạnh và bên cạnh đó địi hỏi sự hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền đia phương vào cuộc, phối hợp với các sở, ban, ngành để tuyên truyền, giúp đỡ DNNVV.

Bên cạnh phần ít ỏi kết quả đạt được, khóa luận cịn những hạn chế sau:

Thứ nhất, Số lượng DNNVV trên địa bàn TP. Hà Nội là rất lớn tuy nhiên do

điều kiện không cho phép nên số lượng DNNVV được khảo sát vẫn còn quá hạn chế so với số lượng DNNVV thực tế, do đó kết quả đưa ra có thể sẽ khơng đánh giá khách quan và phản ánh đúng 100% thực trạng về DNNVV trên địa bàn Hà Nội.

Thứ hai, Nghiên cứu chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá được mức độ ảnh

hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV. Đây có thể là hướng nghiên cứu cho những nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Kim Lý (2013), Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Bình, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Bách

khoa Hà Nội, Hà Nội.

2. Trần Kim Anh (2011), Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của

các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân

hàng, Trường Đại học Kinh Tế - ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

3. Trần Quốc Hoàn (2018), Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của

doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học

Viện Tài Chính, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Oanh (2015), Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ

kinh tế,

Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên.

5. Đặng Thị Huyền Hương (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn

vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sĩ

Kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

6. Hà Diệu Thương (2014), Nghiên cứu khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết đề tài

10. Chính Phủ (2019),Quyết định số 1362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về Kế

hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến 2025, ngày 11 tháng

10 năm 2019.

11. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (2020), Đề án hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa

bàn Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

12. Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh TP. Hà Nội (2019), Báo cáo tình hình cho vay

của các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hà Nội

giai đoạn 2014-2018, Hà Nội.

13. Tổng cục Thống kê (2020), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020, Nxb

Thống kê, Hà Nội

14. VCCI (2018), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, truy cập ngày 29 tháng

04 năm 2018.

15. Phú Khởi (2016), Số lượng doanh nghiệp bình quân trên đầu người của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất thế giới, truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020, từ <

https://baodautu.vn/so-luong-doanh-nghiep--binh-quan-tren-dau-nguoi-cua-

viet-

nam-thuoc-hang-thap-nhat-the-gioi-d51144.html >.

16. Hàn Ni (2018), Số doanh nghiệp phá sản bằng 81% số doanh nghiệp thành lập

mới, truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020, từ < https://www.sggp.org.vn/so-

doanh-

nghiep-pha-san-bang-81-so-doanh-nghiep-thanh-lap-moi-568293.html >. 74

1.Doanh nghiệp có đầy đủ thơng tin về việc cho vay vốn của NH và các chính sách của chính phủ

PHỤ LỤC PHỤ LỤC I

PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP

*

Em tên là: Phan Xuân Hưng, là sinh viên năm cuối Học Viện Ngân Hàng, để thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho các DNNVV trên địa bàn TP.Hà Nội” mong anh/chị chia sẻ thông tin và hồn thành khảo sát bên dưới. Thơng tin anh/chị chia sẻ chỉ thực hiện trong khn khổ khóa luận này.

I. Thơng tin chung doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp:........................................

2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

□ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản □ Công nghiệp và xây dựng

□ Thương mại và dịch vụ

3. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm

□ Từ 10 người trở xuống

□ Từ trên 10 người đến 50 người □ Từ trên 50 người đến 100 người □ Từ trên 100 người đến 200 người □ Trên 200 người 4. Tổng doanh thu □ Từ 3 tỷ đồng trở xuống □ Từ trên 3 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng □ Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng □ Từ trên 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng □ Từ trên 100 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng □ Từ trên 200 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng □ Trên 300 tỷ đồng

5. Thông tin về việc vay vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp

□ Doanh nghiệp đang vay vốn tín dụng ngân hàng 75

□ Doanh nghiệp có nhu cầu vay nhưng chưa vay được

□ Doanh nghiệp khơng có nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng

II. Đánh số tương ứng với mức độ mà anh chị lựa chọn vào ô trống.

Tương đương: 1. Rất khơng đồng tình 2. Khơng đồng tình 3. Khá đồng tình 4. Đồng tình 5. Rất đồng tình

1.2. DN biết về các ưu đãi của NH nhắm tới đối tượng DNNVV

1.3. DN có thơng tin về các chính sách chính phủ đưa ra để hỗ trợ DNNVV

2. Khả năng tiếp cận NH nhằm huy động vốn

2.1. DN thường xuyên sử dụng các dịch vụ bên phía NH 2.2. DN có mối quan hệ tốt với cán bộ ngân hàng

2.3. DN đang sử dụng dịch vụ của nhiều ngân hàng

3. Chủ động nắm bắt điều kiện vay vốn và đáp ứng các điều kiện tốt nhất có thể

3.1. DN hiểu rõ được các điều kiện khi vay vốn ngân hàng

3.2. DN chủ động cơng khai thơng tin tài chính một cách minh bạch

3.3. DN chủ động trong việc hợp thức hóa các bằng phát minh, sáng chế có giá trị tại doanh nghiệp

3.4. DN ln ln giữ vững uy tín trong việc vay nợ, cố gắng giữ tỉ lệ nợ ở mức thấp, đảm bảo an toàn cho chủ nợ

4. Năng lực, trình độ và kinh nghiệm của ban lãnh đạo

4.2. Lãnh đạo DN có khả năng thiết kế và triển khai các dự án có hiệu quả

5. Tính khả thi của phương án kinh doanh

5.1. Sản phẩm của DN có thị trường tiềm năng, ít đối thủ cạnh tranh và bắt kịp xu hướng của thị trường

5.2. Phương án kinh doanh của DN được nghiên cứu một cách tỉ mỉ, DN có kinh nghiệm trong việc triển khai những dự án tương tự và đảm bảo thu lợi nhuận

6. Quy mô vốn và tài sản

6.1. DN có nhiều tài sản có thể sử dụng để đảm bảo khoản vay 6.2. TSĐB của doanh nghiệp minh bạch về quyền sở hữu

7. Công tác tổ chức quản trị doanh nghiệp

7.1. BCTC của doanh nghiệp được lập trung thực, chính xác và có hóa đơn chứng từ đầy đủ

7.2. DN có một đội ngũ cán bộ quản lí chun trách có năng lực chun sâu 8. Các sản phẩm NH đưa ra đáp ứng được các nhu cầu vay vốn khác nhau của DN

9. Lãi suất NH đưa ra phù hợp với khả năng của DN

10. Những thủ tục vay vốn của NH đơn giản và DN có thể đáp ứng được 11. NH có các chính sách hỗ trợ cho DNNVV trong vay vốn

12. DN đang tham gia nhiều hiệp hội như: Hiệp hội DNNVV, Hiệp hội doanh nhân trẻ địa phương,...

13. Các chính sách hỗ trợ của chính phủ và địa phương có hiệu quả và dễ dàng tiếp nhận, phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp

14. Các chính sách pháp luật được xây dựng theo hướng hỗ trợ tốt cho DNNVV

Xin trân trọng cám ơn Anh/Chị đã dành thời gian trả lời các câu hỏi trong Phiếu khảo sát này. Kính chúc Anh/Chị và gia đình sức khỏe, hạnh phúc và thành

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay NH đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội khoá luận tốt nghiệp 444 (Trang 82 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w