6. Kết cấu của khóa luận
2.2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG
2.2.2. Các chỉ tiêu định tính đánh giá khả năng tiếp cận vốn vay ngân
ngân hàng của
doanh nghiệp nhỏ và vừa
Để đánh giá khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội tác giả đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 130 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội bằng cách đến trực tiếp doanh nghiệp hoặc gửi email khảo sát. Các câu hỏi trong bảng khảo sát được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu định tính đánh giá khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV và các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV. Kết quả khảo sát thu lại được 127 câu trả lời của các doanh nghiệp. Trong đó bao gồm 3 doanh nghiệp lớn và 124 doanh nghiệp đủ điều kiện là DNNVV. Theo tiêu chí phân loại DNNVV của Việt Nam được đề cập tới trong Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính Phủ thì trong số 124 DNNVV được khảo sát có 14 doanh nghiệp vừa, 32 doanh nghiệp nhỏ và còn lại 78 doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong tổng số 124 DNNVV được khảo sát chỉ có 5 doanh nghiệp cho biết họ chưa có nhu cầu vay vốn NH, cịn lại 119 DNNVV đều có nhu cầu vay vốn NH. Tuy nhiên trong 119 DNNVV có nhu cầu vay vốn NH chỉ có 47 DNNVV đang vay vốn NH chiếm 39,49% tổng số DNNVV được khảo sát có nhu cầu cịn 72 DNNVV được khảo sát có nhu cầu nhưng chưa vay được vốn NH. Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu vay vốn của DNNVV là lớn tuy nhiên tỉ lệ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng vẫn cịn hạn chế.
2.2.2.1. Khả năng nắm bắt thơng tin tín dụng ngân hàng và
các chính sách hỗ
trợ của Chính Phủ đối với DNNVV
Khả năng doanh nghiệp nắm bắt được những thông tin về việc cho vay vốn đối với DNNVV của các NHTM và các chính sách hỗ trợ của Chính Phủ đối với DNNVV, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng là yếu tố thể hiện khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV. Trong quá trình hoạt động SXKD, các DNNVV thường nảy sinh nhiều nhu cầu khác nhau về nguồn vốn để đáp ứng được những hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Vì vậy việc nắm bắt được đầy đủ thơng tin về việc cho vay vốn đối với DNNVV cũng như những sản phẩm bên phía NH cung cấp và những chính sách ưu đãi nhắm tới37 hướng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng phù hợp nhất với điều kiện tại DN. Từ đó khả năng tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng sẽ cao hơn so với việc
DNNVV khơng có thơng tin về việc cho vay của NHTM hay các chính sách hỗ trợ của Chính Phủ.
Bảng 2.8. Khả năng nắm bắt thơng tin tín dụng ngân hàng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ của DNNVV Hà Nội
Biết rõ về SPNH
dành cho DNNVV 12,9% 31,5% 33,1% 12,9% 9,7%
Biết các ưu đãi NH
dành cho DNNVV 11,3% 27,4% 30,6% 19,4% 11,3%
Có thơng tin về CS hỗ trợ của CP đối
với DNNVV
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hình 2.8. Khả năng nắm bắt thơng tin tín dụng ngân hàng và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ của DNNVV Hà Nội
Rất khơng đồng tình Khơng đồng tình Khá đồng tình Đồng tình Rất đồng tình Thường xuyên sử dụng dịch vụ NH 8,1% 29,8% 37,9% 14,3% 9,9% Có mối quan hệ tốt với cán bộ NH 6,5% 40,3% 25,8% 17,4% 10% Đang sử dụng dịch vụ của nhiều NH 18,9% 33,1% 17,4% 18,5% 12,1%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Theo kết quả khảo sát (Hình 2.8) có thể thấy trong số các DNNVV được tiến hành khảo sát, khi được hỏi về việc DN biết rõ về các sản phẩm mà NH cung cấp cho DNNVV thì phần lớn câu trả lời đều rơi vào các mức khá đồng tình trở xuống. Điều này cho thấy phần lớn các DNNVV được hỏi chưa thực sự nắm được hoặc có thể biết nhưng chưa hiểu rõ về các sản phẩm NH cung cấp cho đối tượng DNNVV.
Đồng thời việc có thể nắm được những ưu đãi của NH dành cho DNNVV để có
thể tận dụng những lợi thế đó cũng ở mức hạn chế. Khi ngân hàng đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ các DNNVV trong vay vốn thì việc các DNNVV biết được các ưu đãi đó sẽ khiến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng cao hơn. Tuy nhiên
kết quả khảo sát chỉ ra khi được hỏi về việc DN biết được các ưu đãi dành cho DNNVV của các NHTM thì chỉ có một phần nhỏ là 30,7% các DNNVV được khảo sát
cho rằng đồng tình và rất đồng tình với ý kiến. Cho thấy mức độ nắm bắt các ưu đãi của NHTM cho DNNVV của các DNNVV được khảo sát là tương đối kém.
Bên cạnh đó Chính phủ những năm qua đã nỗ lực đưa ra các chính sách, chỉ thị nhằm hỗ trợ DNNVV trong việc phát triển và tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều DNNVV khơng biết được thơng tin về những chính sách của chính phủ đưa ra để hỗ trợ DNNVV và phần nào đó khiến cho cánh cửa
có thơng tin về các chính sách hỗ trợ của Chính Phủ đối với DNNVV cịn lại một
phần nhỏ là 17,8% các DNNVV đồng tình và rất đồng tình với việc có thơng tin về các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
Qua đây có thể thấy mức độ nắm bắt các thơng tin về việc cho vay vốn của NHTM đối với DNNVV hay các chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính Phủ của các DNNVV được khảo sát trên địa bàn Hà Nội vẫn còn ở mức hạn chế. Dan tới khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV còn chưa cao.
2.2.2.3. Khả năng tiếp cận các ngân hàng nhằm huy động vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Để có thể tiếp cận được phía NH nhằm có mối quan hệ tạo điều kiện nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ NH DNNVV có thể có nhiều cách như việc DNNVV thường xuyên sử dụng các dịch vụ của của các NH hay cố gắng tạo được mối quan hệ tốt với các cán bộ làm NH. Nhiều trường hợp DNNVV cho biết rằng họ vay được vốn NH là nhờ vào có người quen làm trong NH, họ được chia sẻ thông tin về việc cho vay vốn tại NH và được tư vấn sát sao kĩ càng hơn từ đó dẫn tới việc tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng một cách dễ dàng hơn.
Bảng 2.9. Khả năng tiếp cận các ngân hàng nhằm huy động vốn của DNNVV địa bàn Hà Nội
Hình 2.9. Khả năng tiếp cận các ngân hàng nhằm huy động vốn của DNNVV địa bàn Hà Nội
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Khảo sát 124 đối tượng DNNVV trên địa bàn Hà Nội với nội dung câu hỏi về việc DN có quan hệ tốt đối với cán bộ NH thì phần lớn các DNNVV được khảo sát khơng đồng tình với ý kiến này là 40,3% và một phần khá lớn là 25,8% DNNVV thì cho rằng khá đồng tình với ý kiến. Qua đây có thể thấy trên thực tế một phần lớn các DNNVV chưa tạo được mối quan hệ tốt đối với các cán bộ làm trong NH hoặc chỉ có mối quan hệ ở mức bình thường.
Ngồi việc có quan hệ sẵn hay cố gắng tạo mối quan hệ với các cán bộ làm trong NH thì DN có thể có được mối quan hệ với NH bằng cách sử dụng các dịch vụ khác bên phía ngân hàng cung cấp ví dụ như gửi tiết kiệm, mở tài khoản, chuyển tiền, thanh toán, chi iiɪ`o'ɪig,... Tuy nhiên do đặc thù DNNVV có quy mơ hoạt động nhỏ nên việc hoạt động SXKD thông thường đa số không cần sử dụng các dịch vụ của NH như chi lưong, thanh toán hay chuyển tiền do các giao dịch tại DNNVV đa số dùng tiền mặt. Do đó kết quả khảo sát về việc DN thường xuyên sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng chỉ ra phần đa các DNNVV dừng lại ở mức khá đồng tình với ý kiến (75,9%) và một phần thiểu số cho rằng đồng tình hay rất đồng tình với ý kiến. Cho thấy các DNNVV trên địa bàn Hà Nội không thực sự thường xuyên sử dụng các dịch vụ khác của NH cung cấp.
Việc có quan hệ với nhiều ngân hàng cũng giúp cho DN có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng dễ dàng hơn, khi mỗi ngân hàng lại có các chính sách, điều kiện và nguyên tắc cho vay riêng, DN có thể nắm bắt những điều kiện và ngun tắc đó từ đó tìm ra đối tượng DN phù hợp nhất để có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Qua khảo sát về việc DN có đang sử dụng dịch vụ của nhiều ngân hàng thì 52% các DNNVV được khảo sát đều khơng đồng tình hoặc rất khơng đồng tình với ý kiến (hình 2.9). Cho thấy thực tế các DNNVV thường khơng sử dụng dịch vụ của nhiều ngân hàng.
Qua đây có thể thấy khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV còn thấp thể hiện ở chỗ khả năng tạo lập mối quan hệ với phía các ngân hàng để nhằm mục đích huy động vốn cịn ở mức hạn chế.
2.2.2.3. Khả năng nắm bắt, hiểu và chủ động đáp ứng các điều kiện vay vốn
của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khi muốn vay vốn NH, DNNVV cần đáp ứng được các điều kiện trong vay vốn mà NH đưa ra. Một số các điều kiện mà các ngân hàng đưa ra như điều kiện về kết quả hoạt động kinh doanh, thời gian hoạt động, điều kiện về TSĐB, phương án SXKD,...
Đối với NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thì điều kiện tối thiểu để ngân hàng xem xét cấp tín dụng đó là:
- Doanh nghiệp cần khơng có lỗ lũy kế năm gần nhất. - Hệ số nợ nhỏ hơn 7
- Đối với doanh nghiệp mới đi vào hoạt động cần chứng minh được tình hình hoạt động trong ít nhất nửa năm và có báo cáo tài chính 6 tháng gần nhất được kiểm tốn.
- Điều kiện về tài sản đảm bảo thông thường cần đảm bảo 100% trong 2 năm đầu và xem xét giảm tỉ lệ với các năm sau,...
Đối với NHTMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) thì một số điều kiện vay vốn như sau:
Câu hỏi Rất khơng đồng tình Khơng đồng tình Khá đồng tình Đồng tình Rất đồng tình
Hiểu rõ được các điều kiện vay vốn NH
8,1% 29,8% 27,4% 25% 9,7%
Chủ động cơng khai thơng tin tài chính
9,7% 23,4% 32,3% 26,6 % 8,1% Chủ động hợp thức hóa bằng PMSC 21% 35,5% 21,8% 14,5 % 7,3% Ln ln giữ uy tín trong vay nợ 2,4% 21,2% 38,6% 33,1 % 4,7%
- Doanh nghiệp cần có thời gian hoạt động tối thiểu 2 năm - Có báo cáo tài chính được kiểm tốn của 2 năm gần nhất
- Có phương án sản xuất kinh doanh đúng với ngành nghề trên giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
- Cần có tải sản đảm bảo 70% khoản vay,....
Để có thể tiếp cận được với vốn vay ngân hàng thì DNNVV cần phải đáp ứng được tất cả các điều kiện mà NH đưa ra. Muốn đáp ứng được các điều kiện để được vay vốn thì trước tiên DN phải nắm bắt và hiểu được các điều kiện đó.
Bảng 2.10. Khả năng nắm bắt, hiểu và chủ động đáp ứng các điều kiện vay vốn của DNNVV địa bàn Hà Nội
Hình 2.10. Khả năng nắm bắt, hiểu và chủ động đáp ứng các điều kiện vay vốn của DNNVV địa bàn Hà Nội
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tuy nhiên theo kết quả khảo sát (hình 2.10), khi được hỏi về việc DN hiểu rõ các điều kiện khi vay vốn NH thì phần lớn các DNNVV được khảo sát dừng lại ở mức khá đồng tình với ý kiến là 65,3%, bên cạnh đó một phần nhỏ là 34,7% các DNNVV cho rằng đồng tình với việc hiểu rõ các điều kiện vay vốn NH. Việc các DNNVV không hiểu rõ được các điều kiện cần trong vay vốn NH khiến DNNVV khó khăn trong việc có thể chủ động đáp ứng được các điều kiện vay vốn một cách tốt nhất tại DN mình.
Bên cạnh việc nắm bắt và hiểu về điều kiện vay vốn, khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV thể hiện qua việc DN chủ động đáp ứng các điều kiện vay vốn tốt nhất có thể. Qua khảo sát về việc doanh nghiệp có chủ động trong việc cơng khai thơng tin tài chính của doanh nghiệp một cách minh bạch thì một phần các DNNVV được khảo sát cho rằng đồng tình với ý kiến là khoảng 34%, bên cạnh đó cũng cịn một phần lớn các DNNVV khơng đồng tình hoặc đồng tình một phần với việc chủ động cơng khai thơng tin tài chính của cơng ty là khoảng 66%. Điều này cho thấy các DNNVV chưa thực sự chủ động trong việc công khai minh bạch thông tin tài chính của cơng ty.
Bên cạnh điều kiện về tình hình tài chính, khi vay vốn DN cịn cần đáp ứng các điều kiện về tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ',... Do đặc thù của DNNVV là ít vốn và tài sản, các DNNVV thường dùng những tài sản vơ hình có giá trị tại DN để sử dụng làm TSĐB cho những khoản vay. Tuy nhiên nhiều DNNVV không nhận thức được những giá trị của các tài sản vơ hình tại doanh nghiệp như bằng phát minh sáng chế là một ví dụ điển hình. Khảo sát 124 DNNVV trên địa bàn Hà Nội chỉ ra, khi được hỏi về việc doanh nghiệp có chủ động trong việc hợp thức hóa các bằng phát minh, sáng chế có giá trị tại doanh nghiệp thì kết quả chỉ ra có tới hơn 55% các DNNVV khơng đồng tình với ý kiến. Nhận thấy thực tế vẫn cịn một số lượng lớn các DNNVV khơng nhận thức được giá trị của các bằng phát minh sáng chế tại doanh nghiệp do đó chưa chủ động trong việc đăng kí bản quyền, hợp thức hóa các bằng phát minh sáng chế, đây là một loại tài sản mà DNNVV có thể tận dụng để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Về lịch sử vay nợ tại DN, khi được đặt câu hỏi DN có ln ln giữ vững uy tín trong việc vay nợ, cố gắng giữ tỉ lệ nợ tại doanh nghiệp ở một mức thấp để đảm bảo được an toàn và sự tin tưởng cho chủ nợ, bên cạnh một phần các DNNVV đồng tình và rất đồng tình với ý kiến thì vẫn cịn một phần lớn các DNNVV chỉ dừng lại ở mức khá đồng tình với ý kiến là 62,2%. Qua đây có thể thấy phần đa các DNNVV đều chưa thực sự cố gắng giữ uy tín trong việc vay nợ, làm giảm sự tin tưởng của các chủ nợ và có một lịch sử vay nợ khơng được tốt điều này khiến các NHTM rất e ngại trong việc cấp tín dụng. Do đó làm giảm khả năng tiếp cận vay ngân hàng của các DNNVV.
Qua đây có thể thấy rằng, khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn vẫn còn hạn chế thể hiện qua việc khả năng có thể nắm bắt và đáp ứng các điều kiện vay vốn của NHTM tại các DNNVV vẫn còn khá hạn chế.