6. Kết cấu của khóa luận
3.3.2. Đối với Chính Phủ
Thứ nhất, Chính phủ và các bộ, ban, ngành cần tiếp xục xây dựng, triển khai
thực hiện đồng bộ hệ thống pháp luật, các chính sách hỗ trợ DNNVV đặc biệt là các chính sách hỗ trợ DNNVV trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng, bên cạnh đó tập trung vào việc tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho DNNVV, cải cách các thủ tục hành chính, cải thiện mơi trường kinh doanh lành mạnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để DNNVV có thể an tâm đầu tư và phát triển. Bên cạnh đó Chính Phủ cần sát sao trong việc chỉ đạo các bộ, ban, ngành và chính quyền địa phương trong việc triển khai một cách nhanh chóng và có hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNVV đã được đề ra.
Thứ hai, Chính phủ cần củng cố và phát triển các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho
DNNVV ở các địa phương tạo điều kiện tốt hơn, thuận lợi hơn cho các DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư và phát triển. Đồng thời khuyến khích các quỹ bảo lãnh luôn luôn cải cách, bổ sung, tạo điều kiện cho các DNNVV trong các quy định về TSĐB, phí bảo lãnh hay các điều kiện bảo lãnh,... Hàng năm cần bổ sung nguồn lực để tăng quy mô cho các quỹ bảo lãnh tín dụng từ nguồn Ngân sách Nhà nước, nguồn của các định chế tài chính trong và ngồi nước và từ chính các
DNNVV để từ đó nâng cao năng lực tài chính của các quỹ bảo lãnh tín dụng tạo điều kiện giúp các DNNVV được bảo lãnh trong vay vốn ngày càng gia tăng.
Thứ ba, Chính phủ cần tiếp tục bình ổn thị trường kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt
lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền để tạo điều kiện giúp các DNNVV có mơi trường thuận lợi để n tâm đầu tư và phát triển hoạt động SXKD, hạn chế được các rủi ro trong kinh doanh và thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.