6. Kết cấu của khóa luận
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG
TRONG
TƯƠNG LAI
3.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Thời gian vừa qua khối DNNVV ngày càng cho thấy vai trò chủ chốt trong nền kinh tế. Đảng ta đã khẳng định vai trò quan trọng của các DNNVV là lực lượng chủ yếu trong thành phần kinh tế tư nhân. Việc tập trung vào phát triển khối DNNVV đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nước ta. Vì vậy thời gian qua để thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tư nhân bền vững, liên tục có những thơng tư, chính sách về việc phát triển DNNVV. Và gần đây nhất là Quyết định 1362/QĐ-TTg ban hành ngày 11 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính Phủ về kế hoạch phát triển DNNVV trong thành phần kinh tế tư nhân đã đưa ra các quan điểm và định hướng phát triển DNNVV như sau:
- Luôn luôn xác định DNNVV là thành phần kinh tế trọng điểm của đất nước. Cần phát triển khu vực DNNVV hiệu quả, bền vững và đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hợp lý giữa hiệu quả kinh tế gắn với trách nhiệm xã hội.
- Tiếp tục triển khai đồng bộ và hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNVV nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo mơi trường minh bạch, bình đẳng để các DNNVV yên tâm phát triển và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội.
- Các bộ ban ngành cần phối hợp thực hiện hiệu quả các công tác giúp đỡ các hộ kinh doanh chuyển đổi thành DNNVV, hướng dẫn về các thủ tục hành chính, thuế, chế độ kế tốn giúp DNNVV phát triển.
- Hỗ trợ các DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, khuyến khích DNNVV áp dụng mơ hình sản xuất sạch, sử dụng tài ngun thiên nhiên và bảo vệ môi trường,...
Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu cả nước đạt ít nhất 1,5 triệu DN vào năm 2025 và 2 triệu DN vào năm 2030.
- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng cường liên kết với các DN trong khu vực. - Thu hẹp khoảng cách về trình độ cơng nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và
năng lực cạnh tranh của DNNVV.
- Đạt mức tăng trưởng bình quân về số lao động là 6-8%/năm giai đoạn 2021- 2025, tăng trưởng thu nhập bình quân người lao động đạt 30%/năm, tăng trưởng đóng góp vào ngân sách nhà nước 25%/năm.
3.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành Phố HàNội Nội
Từ khi có nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính Phủ và Luật hỗ trợ DNNVV được ban hành, để nhằm việc cụ thể hóa các chính sách của Chính Phủ, UBND Thành Phố Hà Nội thời gian qua đã liên tục có những đề án được đưa ra để hỗ trợ DNNVV như “Đề án hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội (2018- 2020)” triển khai các chính sách hỗ trợ DNNVV chung và hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp, “Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025” triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Và mới đây là “Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025” nhằm đạt mục tiêu định hướng phát triển DNNVV trên địa bàn, hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và khuyến khích, thúc đẩy các hộ kinh doanh chuyển đổi thành loại hình DN là hết sức cần thiết, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô trong giai đoạn 2021-2025. Trong đó đã nêu ra quan điểm, định hướng phát triển DNNVV như sau:
- Việc phát triển DNNVV là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của thủ đơ, đóng góp lớn vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Vì vậy phấn đấu gia tăng tỷ trọng đóng góp của DNNVV vào GRDP của thành phố.
- Khơng ngừng đổi mới, hồn thiện chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi để DNNVV đầu tư và phát triển SXKD, khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang loại hình DN, để đạt được sự phát triển cả về số lượng, chất lượng và đa dạng hóa loại hình DN.
- Hỗ trợ DNNVV đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh; tiếp cận, tham gia vào nền kinh tế thế giới và chuỗi giá trị tồn cầu trong đó việc tạo lập mơi trường thuận lợi, bình đẳng, ổn định cho DNNVV thực hiện các hoạt động kinh doanh và đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế thành phố Hà Nội.
- Tập trung phát triển DNNVV đặc biệt là các DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề sản phẩm có hàm lượng tri thức và có giá trị gia tăng cao, phát huy được tiềm năng và lợi thế của thủ đô.
Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của DNNVV, phấn đấu tốc độ phát triển DN mới hàng năm tăng từ 15% trở lên trong giai đoạn 2021-2025 (mỗi năm tăng thêm khoảng 30.000 đến 40.000 doanh nghiệp/năm), phấn đấu đến hết năm 2025 trên địa bàn Thành phố có khoảng 500.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện 100% thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, trong đó 50% thủ tục hành chính thực hiện trực tuyến mức độ 4.
- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường liên kết trong khu vực DNNVV. Hỗ trợ DNNVV thu hẹp khoảng cách về trình độ cơng nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh và nâng tỷ lệ DNNVV tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu ngang bằng với các nước dẫn đầu trong khối ASEAN.
(1) Hàng năm có khoảng 30-35% DNNVV có hoạt động đổi mới sáng tạo; (2) Tạo thêm việc làm mới cho khoảng 1,5 triệu lao động mới;
(3) Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực DNNVV chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thủ đơ;
(4) Đóng góp ngân sách nhà nước của khu vực DNNVV chiếm trên 30%.
- Hỗ trợ ít nhất 500 DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sản phẩm trong ngành sản xuất, chế biến thuộc các ngành: Công nghệ thơng tin, Cơ khí chế tạo; Điện - Điện tử; Nơng nghiệp công nghệ cao, Công nghiệp chế biến thực phẩm.
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY
NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Thứ nhất, cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu, nắm bắt thơng tin, điều kiện và các chính sách hỗ trợ trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng
Thực trạng đã chỉ ra khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn bị hạn chế một phần là bởi các DNNVV trên địa bàn khơng chủ động trong việc tìm hiểu do đó dẫn đến việc khơng nắm bắt được các thơng tin, chính sách hỗ trợ DNNVV về việc vay vốn. Do đó để có thể nâng cao được khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng các DNNVV trên địa bàn TP Hà Nội cần luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng, chủ động trong việc cập nhật, tìm hiểu, nắm bắt các thơng tin, quy trình, thủ tục và các điều kiện về việc cho vay vốn của ngân hàng, các chính sách hỗ trợ của chính phủ, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng ngay cả khi chưa có nhu cầu vay vốn. Lãnh đạo các DNNVV cần thường xun theo dõi cập nhật, tìm hiểu các chính sách của Chính Phủ thơng qua các phương tiện truyền thơng, internet,... đặc biệt chú ý đến các chính sách hỗ trợ DNNVV trong việc vay vốn để từ đó có thể tận dụng được những lợi thế từ các chính sách cho việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó, khi có nhu cầu
thơng tin ở những người quen đã có kinh nghiệm trong việc vay vốn NH về các sản phẩm, quy trình, quy định để có thể nắm được các thơng tin về việc vay vốn NH.
Thứ hai, cần chủ động trong việc hoàn thiện bản thân, đáp ứng các điều kiện vay vốn của ngân hàng
Các DNNVV cần nhận thức rõ và chủ động hoàn thiện bản thân, nâng cao vị thế, uy tín của DN, đáp ứng các điều kiện vay vốn của ngân hàng, tạo được mối quan hệ thân thiết với ngân hàng. Để có thể làm được điều đó các DNNVV trên địa bàn cần chú ý đến việc thường xuyên hơn trong việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, tăng cường mối quan hệ với các cán bộ ngân hàng, luôn giữ tinh thần hợp tác và giữ uy tín trong quan hệ dịch vụ với NHTM, từ đó sẽ tạo được sự tin tưởng từ phía NHTM cho các DNNVV dẫn đến việc dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian hơn để DNNVV có thể tiếp xúc với các thơng tin về việc cho vay của NHTM, như các thơng tin về chính sách ưu đãi, các thơng tin về thủ tục, hồ sơ, quy trình và các điều kiện vay vốn. Từ đó sẽ tạo cơ sở cho DNNVV chủ động lên kế hoạch, xác định mục tiêu rõ ràng, hồn thiện các điều kiện tại doanh nghiệp để có thể vay vốn và đảm bảo vốn vay sẽ được sử dụng đúng mục đích, tránh thua lỗ, đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi lại cho NHTM đúng hạn.
Thứ ba, chú trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nâng cao kinh nghiệm, trình độ và năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp
Nguồn nhân lực là yếu tố vơ cùng quan trọng trong q trình SXKD của DN để có thể giúp cho DN hoạt động tốt cần tạo điều kiện để cho người lao động cũng được đào tạo để nâng cao kiến thức về mặt chuyên mơn. Song, quan trọng hơn hết là trình độ của chủ DN. Trình độ, kinh nghiệm của chủ DN là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành cơng hay thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy để có thể có được sự tin tưởng từ phía ngân hàng vào khả năng hoạt động và phát triển của DN thì chủ của các DNNVV bên cạnh việc tiếp tục phát huy tốt những kinh nghiệm vốn có của bản thân để vận hành DN một cách trơn tru cần không ngừng tăng cường đào
tạo, bồi dưỡng thơng qua việc tham gia các khóa đào tạo để trau dồi thêm những kiến thức, nâng cao kinh nghiệm, đặc biệt là trong lĩnh vực về kinh tế, tài chính và quản trị điều hành DN. Hay chủ động tham gia vào các hiệp hội DNNVV và các hiệp hội DN khác để có thể giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ những DN khác. Từ đó có thể thiết kế được các phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao, thuyết phục được NHTM và đảm bảo điều hành, triển khai một cách bài bản và có hiệu quả. Từ đó sẽ có được lịng tin của NHTM vào sự phát triển bền vững về lâu về dài của doanh nghiệp khiến ngân hàng cân nhắc trong việc cho vay.
Bên cạnh đó, lãnh đạo các DNNVV cũng cần chủ động trong việc tìm hiểu, nắm bắt các quy trình, quy định trong việc vay vốn để trau dồi, nâng cao kinh nghiệm bản thân trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Thứ tư, cố gắng xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh khả thi có thể thuyết phục được phía NHTM trong q trình tiếp cận vốn tín dụng
Một trong những nguyên nhân điển hình khiến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV thấp là việc phương án SXKD của các DNNVV thường thiếu tính thuyết phục, khơng cho NHTM thấy được tiềm năng trong dự án. Để có thể hạn chế được tình trạng như vậy, các DNNVV cần tập trung vào việc nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc, phân tích một cách tỉ mỉ về phương án SXKD của mình cũng như dự báo dịng tiền để đưa ra phương hướng đúng đắn cho dự án. Ngoài ra cần xác định các kịch bản khác nhau phù hợp với từng bối cảnh kinh tế được dự đốn, đối với tình hình kinh tế khó khăn, DN nên thu gọn việc SXKD và chỉ tập trung vào sản phẩm là thế mạnh của DN, đối với nền kinh tế đang có xu hướng phát triển, DN tập trung mở rộng SXKD qua việc tìm hiểu thêm những sản phẩm đang thịnh hành trên thị trường. Bên cạnh đó, các DNNVV nên tập trung vào nhóm sản phẩm là thế mạnh của doanh nghiệp và doanh nghiệp có kinh nghiệm trong việc sản xuất, kinh doanh và quảng bá sản phẩm hoặc các dự án được nhà nước ủng hộ.
Tránh việc thiết kế dự án một cách qua loa, sơ sài, phụ thuộc vào ý tưởng chủ quan và cảm tính của cá nhân chủ DN mà khơng dựa vào việc nghiên cứu thị
trường, dẫn đến dự án mang nặng tính rủi ro và khơng phải là thế mạnh của doanh nghiệp. Để có thể làm được DNNVV có thể thuê tư vấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, xin tư vấn từ các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong việc thiết kế dự án kinh doanh hoặc trong q trình lập hồ sơ vay vốn có thể nhờ cán bộ ngân hàng phụ trách góp ý tư vấn vào phương án SXKD của DN.
Thứ năm, chú trọng vào các tài sản tại doanh nghiệp
TSĐB là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc vay vốn của DNNVV đối với NHTM. Nhiều NHTM sẽ không xem xét kĩ càng hồ sơ hay phương án SXKD của DNNVV nếu như doanh nghiệp khơng đáp ứng được điều kiện về TSĐB. Vì vậy để có thể đáp ứng được điều kiện về mặt TSĐB trong quá trình vay vốn NH, các DNNVV trên địa bàn cần chú trọng vào các tài sản tại doanh nghiệp đặc biệt là các TSCĐ. Do các tài sản tại DNNVV thường có đặc điểm là mập mờ về quyền sở hữu nên các DNNVV cần phải tách biệt được giữa tài sản đầu tư vào doanh nghiệp và tài sản riêng của cá nhân, cần minh bạch về quyền sở hữu để khi dùng làm tài sản thế chấp trong quá trình vay vốn các NHTM khi thẩm định có thể đánh giá chính xác được khả năng tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các DNNVV cũng cần chú trọng vào việc đầu tư các tài sản cố định về cả số lượng và chất lượng, gia tăng quy mơ vốn cho doanh nghiệp. Để làm điều đó, các DNNVV nên đầu tư vào các tài sản có giá trị, khó bị lạc hậu về cơng nghệ và có tính thanh khoản cao như vậy sẽ giúp DNNVV dễ dàng hơn trong việc đáp ứng điều kiện về TSĐB. Mặt khác các DNNVV cũng cần nhận thức được giá trị của các tài sản vơ hình tại doanh nghiệp như các bằng phát minh sáng chế, nên đầu tư chi phí để nghiên cứu và hình thành hợp pháp hóa các bằng phát minh sáng chế, các tài sản vơ hình khác có giá trị tại doanh nghiệp để có thể dùng để đảm bảo cho khoản vay.
Ngoài ra các DNNVV cũng nên tìm hiểu thêm các chính sách, chương trình cho vay thế chấp đảm bảo bằng hàng hóa hay các tài sản hình thành trong tương lai bằng chính khoản vay đó của NHTM.
Mục tiêu quan trọng để doanh nghiệp đạt được sự tin cậy của NHTM trong q trình tiếp cận tín dụng là việc hình thành cho mình một quy trình xử lí thơng tin kế tốn và lập báo cáo tài chính một cách trung thực, tuân thủ nghiêm túc các chế độ kế toán thể hiện được sự minh bạch về tình hình tài chính của cơng ty. Thơng qua báo cáo tài chính NHTM có thể đánh giá được tình hình tài chính của cơng ty sẽ ảnh hưởng tới q trình cân nhắc có nên cho DNNVV vay vốn. Vì vậy để có thể