Kiến nghị với chính phủ vàcác bộ ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NH Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Thanh Hóa - Khoá luận tốt nghiệp 268 (Trang 78 - 79)

1 .Cơ sở lý luận về hoạt động tài trợ TMQT tại NHTM

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ vàcác bộ ngành có liên quan

Trong thời buổi hội nhập nền kinh tế, sự giao lưu bn bán hàng hóa giữa các nước phát triển mạnh, hoạt động thanh toán của NH được mở rộng cả về quy mơ lẫn chất lượng để có thể đáp ứng được nhu cầu cho KH. Đây là điều kiện thuận lợi để LPB

- CN Thanh Hóa phát triển về hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động TTTM. Tuy

nhiên để làm tốt được những cơng việc này thì cần phải có những biện pháp cụ thể:

Thứ nhất, ổn định kinh tế vĩ mô

Sự ổn định và tăng trưởng bền vững của kinh tế vĩ mơ có mối quan hệ mật thiết với hoạt động TTTM của NH. Chỉ khi kinh tế phát triển, lạm phát được kiềm chế, giảm phát được khắc phục, giá trị đồng nội tệ và mức lãi suất được ổn định thì các doanh nghiệp mới yên tâm, tin tưởng tham gia đầu tư vào lĩnh vực XNK và cũng chỉ trong điều kiện như thế các NH mới yên tâm tài trợ cho lĩnh vực TMQT.

không ổn định, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận và khả năng thanh toán của doanh nghiệp XNK. Đặc biệt, tỷ giá khơng được kiểm sốt tốt sẽ dẫn đến tâm lý lo ngại trong dân cư, làm tăng hoạt động đầu cơ trong dân chúng, khiến cho việc ổn định tỷ giá càng trở nên khó khăn hơn.

Nhà nước cần đưa ra những chính sách cụ thể dựa trên những cơng cụ kinh tế vĩ mơ là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phù hợp với mục đích của nền kinh tế trong từng thời kỳ, khắc phục khó khăn kịp thời.

Thứ hai, xây dựng chính sách phù hợp khuyến khích XNK

Hoạt động XK phát triển không chỉ giúp NH tăng khả năng cung ứng các dịch vụ tài trợ của mình mà cịn giúp cải thiện cán cân thanh tốn XNK. Do đó, để khuyến khích XK, Chính phủ cần triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như điều chỉnh linh hoạt thuế suất thuế XNK, chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để doanh nghiệp đầu tư cơng nghệ, cải tiến kỹ thuật sản xuất hàng hóa có chất lượng vượt qua rào cản kỹ thuật vào các thị trường XK tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản... đồng thời tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu, nhất là nhóm hàng về lương thực, thực phẩm.

Ngồi ra, Chính phủ nên đẩy mạnh hoạt động XK những mặt hàng chủ lực, đang là thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, dệt may, thủ công mỹ nghệ. để tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Cùng với đó, các ngành cơng nghiệp phụ trợ cần được quan tâm và hỗ trợ để phát triển.

Chính phủ cũng có thể trợ giúp doanh nghiệp bằng cách tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường truyền thống, đồng thời tìm kiếm thị trường XK mới, quan tâm giúp đỡ doanh nghiệp trong việc nâng cao văn hóa kinh doanh nhằm tạo dựng và duy trì uy tín đối với khách hàng.

Thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hải quan cần được cải cách, thực hiện thuận lợi hóa thương mại. Gia tăng sự phối hợp giữa các cơ quan thương mại, hải quan, thuế tạo điều kiện phục vụ doanh nghiệp XNK theo chu trình khép kín, giảm bớt thủ tục, phiền hà, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại NH Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Thanh Hóa - Khoá luận tốt nghiệp 268 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w