....... ............................................ 7 ..................... .. .................. 7.7 ................ 7 ............ .. .................. 7
4.7. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác thẩm địnhgiá BĐS tại Ngân hàng thương mại cổ
4.7.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính
Hiện nay hoạt động TĐG được quản lý trực tiếp bởi Bộ tài chính, trong đó Bộ sẽ kiểm soát về nguyên tắc, quy trình, phương pháp định giácủa tất cả các đơn vị. Hoạt động định giá BĐS thế chấp trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cũng chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng và Bộ Tài chính. Vì thế, mọi thông tư do Bộ ban hành đều có ảnh hường lớn đến công tác TĐG của Ngân hàng và để công tác này đạt hiệu quả cao, Bộ Tài chính có thể có những hoạt động như:
Việc ban hành các thông tư, nghị định cần cụ thể và minh bạch, đồng thời tin tức về các lĩnh vực KT- XH cần phải cập nhật thông tin thường xuyên, đặc biệt là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động định giá BĐS. Thơng qua đó, Bộ sẽ kịp thời đưa ra các quy định đến việc định giá. Ngoài ra, đối với các tiêu chuẩn thẩm định giá
quốc tế nếu có sự thay đổi thì Bộ cũng cần tìm hiểu và cập nhật sự thay đổi đó để có thể chỉnh sửa, bổ sung cho quy định của nước ta.
Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên viên TĐG, thi chứng chỉ định giá, thẻ thẩm định viên cần được thực hiện hiệu quả. Quy định của Bộ về các tiêu chuẩn của các thẩm định viên cần chi tiết hơn, các lớp về đạo chuyên môn, các đơn vị dạy nghề, hướng chuyên sâu về thẩm định giá cần tổ chức chặt chẽ hơn, tuân thủ đúng quy trình và bám sát yêu cầu đã đề ra, chất lượng đào tạo phải thường xuyên được kiểm tra và đánh giá.
Mục tiêu cuối cùng hướng đến là giúp ngành TĐG phát triển, đóng vai trị quan trọng hơn, trờ nên phổ biến hơn tại Việt Nam để có thể thâm nhập vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế, tạo cơ hội cho các chuyên viên, thẩm định viên nâng cao trình độ chun mơn, phát triển nghề nghiệp.