Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 648 (Trang 27)

1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.5. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Mỗi ngân hàng thương mại thường xây dựng cho mình một quy trình quản trị rủi ro tín dụng riêng nhưng nhìn chung thì quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng gồm năm bước sau: xây dựng bối cảnh; nhận diện rủi ro; đo lường rủi ro; quản lý và xử lý rủi ro; kiểm soát rủi ro.

a. Bước 1: Xây dựng bối cảnh

Bối cảnh ở đây chính là xây dựng chiến lược quản trị RRTD, thường dựa vào các chính sách về tín dụng, khẩu vị rủi ro mà Ngân hàng đã đề ra và kinh nghiệm từ quản trị mà Ngân hàng có được. Đây là bước nền tảng cho việc thực hiện các bước sau.

b. Bước 2: Nhận diện rủi ro

Nhận diện RRTD là q trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Những nguồn thơng tin có thể xem xét để nhận diện rủi ro như:

- Thông tin từ các BCTC của khách hàng, các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn của khách hàng.

- Thông tin phi tài chính mà khách hàng cung cấp, thái độ của khách hàng trong khi cung cấp các thông tin cho cán bộ ngân hàng có trung thực hay khơng và thái độ của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ định kỳ.

- Thơng tin từ mơi trường bên ngồi, triển vọng ngành kinh doanh của khách hàng, biến động giá cả TSBĐ trên thị trường.

Rủi ro trước cho vay là do sai sót trong q trình thu thập thơng tin thẩm định khách hàng và thẩm định tài sản bảo đảm của CBTD. Rủi ro trong cho vay là rủi ro xảy ra trong quá trình soạn thảo hợp đồng, phê duyệt giải ngân, theo dõi khoản vay, lưu giữ hồ sơ. Còn rủi ro sau cho vay liên quan đến việc sử dụng tiền vay của khách hàng, vấn đề đạo đức. Để nhận biết các rủi ro cho vay, có thể dựa vào các dấu hiệu tài chính và phi tài chính cụ thể tại Phụ lục 5.

c. Đo lường rủi ro

Đo lường rủi ro tín dụng là việc lượng hóa mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi tình trạng này xảy ra. Để đo lường RRTD các ngân hàng thường kết hợp cả 2 phương pháp định tính và định lượng nhằm phản ánh cả về số lượng và chất lượng của rủi ro tín dụng. Cụ thể như:

* Phương pháp định tính

Với phương pháp định tính, Ngân hàng đánh giá xác suất xảy ra rủi ro của khách hàng dựa trên nguồn thông tin do khách hàng cung cấp và do Ngân hàng thu thập để định giá các khoản vay. Số lượng thông tin của mỗi khoản vay sẽ căn cứ vào quy mơ khoản vay và chi phí thu nhập các thơng tin đó. Các thơng tin chủ yếu bao gồm: chu kỳ kinh tế, mức lãi suất, tài sản thế chấp, mức độ biến động của thu nhập, vốn tự có, uy tín của khách hàng...

Ngồi ra, các Ngân hàng thường sử dụng mơ hình 6C [1]:

+ Character (Tư cách người vay): Người đi vay có mục đích tín dụng rõ ràng và

có thiện chí trả nợ khi đến hạn.

+ Capacity (Năng lực người vay): Người đi vay phải có đủ năng lực hành vi và

năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng.

+ Cash (Thu nhập của người vay): Tiêu chí này nhằm tập trung vào câu hỏi

“Người đi vay có khả năng để tạo ra đủ tiền trả nợ hay khơng?” Nguồn tiền để trả nợ của người vay có thể đến từ: (i) doanh thu bán hàng hay thu nhập, (ii) bán thanh lý tài sản, (iii) phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Ngân

hàng ưu tiên hơn cả là nguồn thứ nhất và coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ vốn vay Ngân hàng của khách hàng.

+ Collateral (Bảo đảm tiền vay): Khi đánh giá khía cạnh này, CBTD phải hỏi

khách hàng có sở hữu một giá trị nào hay tài sản nào có chất lượng để hỗ trợ cho khoản vay không và đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện, tính lỏng tài sản của khách hang...

+ Conditions (Các điều kiện): Ngân hàng cần biết được xu hướng hiện hành về

công việc kinh doanh và ngành nghề của khách hàng, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng.

+ Control (Kiểm sốt): Tập trung vào các vấn đề như các thay đổi về luật pháp và

quy chế có ảnh hưởng xấu đến khách hàng khơng, u cầu tín dụng của khách hàng có đáp ứng được tiêu chuẩn của Ngân hàng và nhà quản lý chất lượng tín dụng khơng.

* Phương pháp định lượng

- Mơ hình điểm số Z (Z - Credit scoring model)

Đây là mơ hình được xây dựng bởi E.I.Altman. Mơ hình này phụ thuộc vào các chỉ số tài chính của người vay. Mơ hình điểm số Z được mô tả như sau:

Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5

Trong đó:

X1 = Vốn lưu động ròng/ Tổng tài sản X2 = Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản

X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản

X4 = Giá trị thị trường của cổ phiếu/ Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5 = Doanh thu/ Tổng tài sản

Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số thấp hoặc âm có thể thấy khách hàng đang có nguy cơ vỡ nợ cao. Ta có thể chia làm ba nhóm như sau: vùng nguy hiểm (Z < 1.8), vùng cảnh báo (1.8 < Z < 2.99) và vùng an toàn (Z > 2.99). Bất kỳ cơng ty nào có điểm (Z < 1.8) phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao.

Mơ hình điểm số Z có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, lại có khá nhiều nhược điểm như: (i) Mơ hình chỉ phát huy tác dụng khi giả định tầm quan trọng của các biến Xi không thay đổi trong ngăn hạn và dài hạn; (ii) Bỏ qua các chỉ tiêu phi tài chính; (iii) Địi hỏi mẫu mơ hình lớn, thời gian thơng tin dài thì kết quả mới chính xác do đó khó mà áp dụng chính xác tại thị trường Việt Nam.

- Mơ hình điểm số tín dụng

Chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với Ngân hàng như trả nợ gốc, lãi vay đến hạn hoặc các điều kiện tín dụng khác nhằm xác định mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Mơ hình cho điểm khách hàng theo những tiêu chí nhất định. Qua các hạng mục cho điểm, Ngân hàng sẽ chấm điểm khách hàng từ đó ra quyết định tín dụng. Mơ hình này đã loại bỏ được phán xét chủ quan trong quá trình cho vay, giảm đáng kể thời gian tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là cứng nhắc, khơng điều chỉnh nhanh để thích ứng thay đổi của nền kinh tế.

- Phương pháp IRB (Internal Rating - Based Approach)

Phương pháp IRB hay cịn gọi là phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ. Đây là phương pháp được áp dụng theo Hiệp định mới về tiêu chuẩn vốn Quốc tế của Basel II. Việc sử dụng IRB để ước lượng tổn thất phụ thuộc vào ba yếu tố gồm: xác suất không trả được nợ (PD), số dư nợ ước tính của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD) và tỷ lệ tổn thất thực sự nếu khách hàng vỡ nợ (LGD). Từ đó, ngân hàng sẽ ước tính được tỷ lệ tổn thất trong dự tính qua cơng thức sau:

EL = PD x EAD x LGD

Trong đó:

LGD = (EAD - số tiền có thể thu hồi về)/ EAD

Theo phương pháp IRB, các NHTM cần phân loại nhóm tài sản có theo các loại hình cho vay với các trạng thái khác nhau thành 5 loại: cơng ty, nước ngồi, ngân hàng,

bán lẻ, cổ phiếu; tương ứng với mỗi nhóm rủi ro này, ngân hàng phải xác định chỉ tiêu EL. Với những tổn thất này, ngân hàng cần phải trích lập dự phịng RRTD để bù đắp.

d. Quản lý và xử lý rủi ro

Quản lý và xử lý rủi ro là khâu trọng tâm nhất trong công tác quản trị RRTD của một NHTM, đây chính là cái hồn của quy trình RRTD. Việc quản lý rủi ro giúp sớm phát hiện được các rủi ro xảy đến và đưa ra các biện pháp xử lý rủi ro kịp thời, nhằm giảm thiểu tối đa các tổn thất gặp phải. Khi rủi ro xảy ra, các ngân hàng thường sử dụng các biện pháp sau:

- Thu hồi nợ trước hạn: Ngân hàng có quyền chấm dứt hợp đồng tín dụng, thu hồi

nợ trước hạn nếu phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các điều khoản trong hợp đồng... có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro cho ngân hàng mà khách hàng khơng có hình thức khắc phục nào khác.

- Xử lý tài sản đảm bảo: Cho dù việc xử lý TSĐB tốn nhiều thời gian, phức tạp

nhưng khi khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ thì đây chính là nguồn thu thứ 2 của Ngân hàng để bù đắp nguồn vốn tổn thất đó. Nguồn từ thu hồi, xử lý TSĐB sẽ dùng trả gốc và lãi cho ngân hàng, nếu thừa sẽ trả lại cho khách hàng.

- Bán nợ: là hoạt động bán các khoản nợ xấu cho tổ chức chuyên mua nợ

(VAMC), đây là hình thức nhanh và đơn giản nhất để ngân hàng thu hồi vốn từ các khoản nợ xấu để tiếp tục kinh doanh.

- Chứng khốn hóa: là quá trình tập hợp các tài sản sinh lời chưa đáo hạn cho

người đầu tư dưới hình thức phát hành chứng khoán nợ, các chứng khoán này cho phép người sở hữu chúng nhận được các khoản tiền thanh toán từ người vay.

e. Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát RRTD là khâu cuối cùng trong công tác quản trị RRTD của một NHTM. Đó là một hệ thống những cơng cụ, chính sách, tiêu chuẩn và biện pháp nhằm ngăn ngừa RRTD trong một ngân hàng: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, bộ máy quản trị RRTD, các giới hạn tín dụng. Việc kiểm sốt được thực hiện theo quy trình trước, trong và sau giao dịch.

Mục đích của việc kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM là để phát hiện sớm, kịp thời các rủi ro tín dụng tiềm ẩn, đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro; đưa ra các khuyến nghị thơng qua việc đánh giá tính tn thủ của hoạt động cấp tín dụng; thống nhất trình tự, thủ tục thực hiện và phân định trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc giám sát tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng, hồn thiện tính pháp lý, bảo đảm an toàn và giảm thiểu tổn thất khi các khoản cấp tín dụng phát sinh quá hạn, tranh chấp cần xử lý.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cán bộ tín dụng phải có hiểu biết sâu sắc về kinh tế, xã hội, về sản phẩm và hoạt động ngân hàng; nắm được các quy định của Pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng; nắm vững quy định, quy trình của ngân hàng về hoạt động cấp tín dụng, nhận và quản lý TSĐB; hiểu và nắm được tình hình hệ thống khách hàng đang quản lý.

Các biện pháp cụ thể ngân hàng có thể sử dụng để kiểm sốt RRTD như sau:

+ Sử dụng hạn mức tín dụng: là biện pháp mà ngân hàng giới hạn số tiền tối đa mà

ngân hàng có thể cung cấp cho một khách hàng trong một thời gian nhất định. Hạn mức tín dụng phụ thuộc vào các yếu tố như: nhu cầu vay của khách hàng, tính chất, quy mộ của phương án sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo,... khi ngân hàng cung cấp hạn mức tín dụng phù hợp sẽ giúp cho khách hàng sử dụng nguồn vốn một cách khoa học. Bên cạnh nguồn vốn từ ngân hàng, khách hàng phải có một lượng vốn tự có tương ứng, điều này làm nâng cao ý thức trong phương án kinh doanh và tăng ý thức trả nợ của khách hàng.

+ Thẩm định trước và trong khi cho vay: Việc thẩm định giúp cho ngân hàng có

thể đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng trước khi ra quyết định có cho vay hay khơng.

+ Kiểm sốt trước và sau khi giải ngân: Để hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn

vay sai mục đích và kiểm sốt mức độ RRTD trong quá trình vay vốn thì các ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá lại các hoạt động sử dụng vốn của khách hàng để kịp thời điều chỉnh các sai sót và quản lý sử dụng vốn của khách hàng.

+ Đa dạng hóa danh mục cho vay: Ngân hàng cho vay theo nhiều ngành nghề, lĩnh

vực khác nhau làm giảm rủi ro tập trung có thể xảy đến nếu một ngành nghề nào đó thất bại. Đa dạng hóa là phương pháp phịng ngừa rủi ro hữu hiệu do rủi ro được san sẻ cho nhiều lĩnh vực khác nhau.

+ Mua bảo hiểm khoản vay: Đây là biện pháp thường được các NHTM sử dụng

nhằm giảm thiểu tổn thất xảy ra. Tùy theo loại hình bảo hiểm mà ngân hàng sẽ nhận được mức bồi thường khi rủi ro xảy ra.

Tóm lại, Năm bước trong quy trình RRTD có quan hệ chặt chẽ với nhau và quyết

định rất lớn tới hiệu quả quản trị RRTD. Trong năm bước này, bước hai và bước bốn được coi là bước quan trọng nhất. Bởi vì, khi phát hiện rủi ro càng sớm, chủ động trong quản lý và xử lý rủi ro thì càng giảm thiểu được tổn thất trong hoạt động tín dụng. 1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng

- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ = (Dư nợ năm (T+1) - Dư nợ năm T)/Tổng dư nợ năm T

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ phản ánh tỷ lệ dư nợ tăng lên so với tổng dư nợ năm trước [9]. Với một ngân hàng có hoạt động hiệu quả và ổn định, tỷ lệ này sẽ duy trì ở mức dương và có xu hướng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này ở mức quá thấp, thậm chí là tăng trưởng âm, điều này chứng tỏ hoạt động ngân hàng đang gặp phải những hạn chế khiến việc mở rộng cho vay gặp cản trở. Trong trường hợp tín dụng tăng trưởng nóng, tỷ lệ này sẽ ln ở mức cao, điều này cho thấy ngân hàng đang thực hiện chính sách mở rộng hoạt động tín dụng. Với mức tăng trưởng tín dụng cao, ngân hàng sẽ nhanh chóng đạt được tăng trưởng doanh thu. Mặt khác, tăng trưởng tín dụng cao cũng khiến ngân hàng chịu rủi ro lớn hơn do các giới hạn của thị trường hay chính năng lực thẩm định tín dụng và giám sát của ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ

Nợ quá hạn là các khoản nợ được phân vào các nhóm từ 2 đến 5, khi khách hàng chậm trả nợ từ 10 ngày trở lên hoặc khi khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn [9].

Chỉ tiêu nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường chất lượng tín dụng. Các ngân hàng có chỉ số này thấp cho thấy chất lượng tín dụng cao và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do thực hiện các khâu trong quy trình tín dụng, cịn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đáo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định,...

- Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = Số dư nợ xấu/ Tổng dư nợ

Nợ xấu là các khoản nợ được phân vào các nhóm từ 3 đến 5, đối với các khách

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 648 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w