Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 648 (Trang 76 - 78)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO QTRR TÍN DỤNG TẠI NHTMCP SÀI GỊN

3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên

Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất trong tất cả mọi việc, đặc biệt là quản trị RRTD. Để nâng cao cơng tác quản trị RRTD thì Ngân hàng cần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, lựa chọn những cán bộ có trình độ chun mơn và đạo đức tốt để bố trí vào các bộ phận liên quan đến q trình cấp tín dụng. Sacombank - chi nhánh Thăng Long có một đội ngũ nhân viên trẻ, kinh nghiệm về nghiệp vụ và kỹ năng thực tế cịn hạn chế. Do đó, việc thường xun nâng cao trình độ chun mơn cho các nhân viên để có thể thẩm định trước khi làm hồ sơ cho vay và ra quyết định cấp tín dụng được chính xác và đảm bảo an tồn hơn.

Dựa trên kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng nhân sự của Vietinbank trong Chương 1 của bài khoá luận này, CN nên tổ chức “các khố học tăng cường tính thực tiễn cũng như thơng lệ chuẩn quốc tế để giúp học viên ứng dụng kiến thức trong thực tế cơng việc; xây dựng lộ trình cơng danh, nghề nghiệp, khung đào tạo bắt buộc tại các vị trí để giúp cán bộ biết mình cần học gì; phát triển mạnh mẽ chương trình góc nhìn thực

tế thơng qua chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn với sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ Ban lãnh đạo, các chuyên gia cao cấp từ đó giúp các học viên hiểu sâu sắc hơn về các vấn đề và định hướng việc ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cơng việc hiệu quả hơn” [26].

Ngồi ra, CN có thể định kỳ tổ chức các buổi bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng thơng qua các cuộc thi tình huống, chia sẻ kinh nghiệm trong nội bộ Chi nhánh qua các cuộc họp,... hoặc đề xuất đội ngũ nhân sự tham gia các khố đào tạo của khu vực phía Bắc hoặc các chương trình đạo tạo trực tiếp (E - learning) có sẵn do bộ phận Đào tạo của Sacombank thiết kế.

Chi nhánh phải có kế hoạch luân chuyển cán bộ định kỳ, tránh để cán bộ làm một vị trí hoặc làm tại một địa bàn q lâu để vừa có thể nâng cao trình độ nghiệp vụ về nhiều vị trí khác nhau giống như cách mà BIDV - một ngân hàng thuộc “Big 4 Bank” đã sử dụng , vừa có thể ngăn ngừa các rủi ro chủ quan, đạo đức. Mỗi lần luân chuyển cán bộ là một lần rà sốt lại cơng việc cho vay của cán bộ đó. Q trình ln chuyển cán bộ đảm bảo không ảnh hưởng đến khách hàng những giữa các cán bộ tiếp nhận hồ sơ của nhau phải có sự kiểm tra chặt chẽ, nếu để xảy ra rủi ro thì cán bộ tiếp nhận chịu trách nhiệm do khơng kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiếp nhận hồ sơ khách hàng. Việc bố trí cán bộ mới, kinh nghiệm cịn hạn chế thì ln cần có sự hướng dẫn của các cán bộ dày dặn kinh nghiệm. Các cán bộ lãnh đạo cũng phải bố trí, sắp xếp nhân sự sao cho đúng người, đúng việc, giao cho đội ngũ nhân sự các cơng việc phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của họ để tránh những rủi ro khơng đáng có xảy đến.

Thêm vào đó, CN cần tham khảo yêu cầu tuyển dụng của một số Ngân hàng lớn như Vietinbank, Vietcombank, BIDV.để có thể tuyển dụng, chọn lọc nguồn nhận sự chất lượng hơn, đặc biệt là các CBTD, CBTD và các cán bộ làm công tác QTRR. Các cán bộ phải đạt được một số yêu cầu về trình độ kiến thức khắt khe như sau:

(i) Tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành tài chính - ngân hàng (ii) Đã có kinh nghiệm ít nhất 1 năm ở vị trí tuyển dụng

(iii) Có kiến thức tốt về nghiệp vụ Ngân hàng và hiểu biết về quản trị rủi ro theo thơng lệ quốc tế Basel II

(iv) Có khả năng sử dung tiếng anh, tin học văn phòng thành thạo (v) Khả năng làm việc nhóm tốt

(vi) Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lý tình huống nhạy bén phục vụ việc phân tích, thẩm định, kiểm tra, giám sát tín dụng

Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo cũng phải xây dựng những chính sách khen thưởng, kỷ luật minh bạch, rõ ràng cho các cán bộ nhân viên dựa trên hiệu quả công việc của họ. Đối với các cán bộ làm việc có kết quả tốt cần được có chế độ khen thưởng thích đáng để thúc đẩy cán bộ làm việc tích cực hơn. Tuy nhiên, đối với các cán bộ vi phạm kỷ luật thì phải có chính sách kỷ luật nghiêm minh để lấy đó làm tấm gương cho các cán bộ nhân viên khác, nhờ đó mới có thể nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ trong công việc.

Mặt khác, Ngân hàng cũng cần phải xây dựng mơi trường văn hố ngân hàng tạo nên sự gắn bó giữa nhân viên với Ngân hàng và với đồng nghiệp của mình. Bởi trong cơng tác quản trị rủi ro, việc có một đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm là rất cần thiết, nếu Chi nhánh giữ chân được các cán bộ có kinh nghiệm, năng lực tốt, đặc biệt là các cán bộ thẩm định và tín dụng thì chắc chắn cơng tác quản trị rủi ro tín dụng sẽ hồn thiện hơn, nâng cao tỷ lệ nhân viên có thâm niên cơng tác dài hạn tại Ngân hàng thay vì các nhân viên có thâm niên công tác ngắn như hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 648 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w