5. Kết cấu đề tài
1.1. ĐẶC ĐIỂM CVTD
1.1.2.2. Qui trình CVTD tại NHTM
Qui trình tín dụng của hoạt động CVTD tại NHTM gồm 6 bước: (1) Lập hồ sơ cấp tín dụng (2) Phân tích tín dụng (3) Quyết định tín dụng (4) Giải ngân (5) Giám sát tín dụng và thu nợ. (6) Thanh lý hợp đồng tín dụng.
Nội dung cụ thể của từng bước như sau:
• Bước 1: Lập hồ sơ cấp tín dụng
Khi khách hàng đề xuất yêu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ các điều kiện vay vốn ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành. Nếu khách hàng chấp thuận thì hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn để ngân hàng chính thức nghiên cứu thẩm định. Tuỳ theo yêu cầu vay vốn cụ thể của khách hàng, cán bộ tín dụng căn cứ vào chế độ thể lệ tín dụng của từng loại cho vay để hướng dẫn nguời vay thành lập hồ sơ vay vốn. Về cơ bản, hồ sơ vay vốn bao gồm:
Hồ sơ pháp lý: Đối với khách hàng vay lần đầu, ngân hàng cần yêu cầu đầy
đủ các giấy tờ có liên quan đến hồ sơ pháp lý như: CMND, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận tình trạng độc thân,...Đối với những khách hàng đã có quan hệ vay vốn với ngân hàng thì các ngân hàng c ần phải kiểm tra tính hiệu lực của các giấy tờ pháp lý.
18
Hồ sơ tài chính: chứng minh nguồn trả nợ của khách hàng, bao gồm hợp
đồng lao động, sao kê lương qua tài khoản/bảng lương, bảng kê thu nhập,.....
Hồ sơ vay vốn: Đối với khách hàng là cá nhân thường bao gồm giấy đề nghị
vay vốn, giấy tờ liên quan đến bảo đảm tiền vay.
Tuy nhiên, tuỳ đối tượng vay, mục đích vay...mà có cần hồ sơ TSĐB hay không. Chẳng hạn như đối với cho vay tiêu dùng tín chấp thì sẽ khơng cần có TSĐB.
• Bước 2: Phân tích tín dụng.
Theo quan điểm của IBRD (Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng thế giới): Phân tích tín dụng là q trình xem xét liệu tiền cho vay ra có được hồn trả lại khơng và liệu người vay có sẵn lịng hay thiện chí trả nợ hay không.
Theo quan điểm của BIS (Ngân hàng thanh tốn quốc tế): Phân tích tín dụng là q trình đánh giá nhằm đảm bảo sự hiểu biết thông suốt về người vay, mục đích và cơ cấu khoản vay cũng như nguồn thanh tốn cho khoản vay.
Mục đích của phân tích tín dụng: Hạn chế tình trạng thơng tin khơng cân xứng; Đánh giá chính xác mức độ rủi ro của khách hàng; Đánh giá chính xác nhu cầu vay vốn của khách hàng.
• Bước 3: Quyết định tín dụng
Cơ sở ra quyết định tín dụng: Ngồi các thơng tin được chuyển sang từ giai đoạn trước, người ra quyết định còn phải dựa vào những cơ sở như thông tin cập nhật từ thị trường, các cơ quan có liên quan ; Chính sách tín dụng của ngân hàng,
19
những qui định hoạt động tín dụng của nhà nước; Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định; Kết quả thẩm định tín dụng.
Nội dung quyết định tín dụng:
Quyết định mức cho vay: căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của
khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng và giá trị TSĐB (nếu có).
Quyết định thời hạn cho vay: Đối với vay tiêu dùng, thời hạn cho vay phụ
thuộc vào giá trị khoản vay, mục đích tiêu dùng, nguồn trả nợ trực tiếp. Ví dụ, thời hạn cho vay mua nhà thường dài hơn thời hạn cho vay tiêu dùng khác.
Quyết định lãi suât cho vay.
• Bước 4: Giải ngân
Đây là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng hay phát ti ền vay trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng.
Cơ sở giải ngân: Chủ yếu là kế hoạch sử dụng vốn tín dụng đã được nêu trong hợp đồng tín dụng. Một khoản tín dụng có thể giải ngân một lần tồn bộ số tiền vay hoặc giải ngân thành nhiều đợt tuỳ thuộc vào thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Ngồi ra, việc giải ngân còn dựa vào tài liệu liên quan đến sử dụng tiền vay: hợp đồng cung ứng vật tư hàng hoá dịch vụ, bảng kê các khoản chi tiết, kế hoạch chi phí,....
Phương pháp giải ngân:
o Thanh toán bằng tiền mặt/giải ngân trực tiếp vào tài khoản của đối tác: cho vay mua ô tô, mua nhà dự án.
o Giải ngân vào tài khoản TGTT của khách hàng: thấu chi, thẻ tín dụng.. • Bước 5: Giám sát tín dụng và thu nợ
20
Mục đích giám sát: Ngăn ngừa những hành vi vi phạm vủa khách hàng, hạn chế xu hướng rủi ro đạo đức nhằm đảm bảo an tồn tín dụng; Phát hiện kịp thời những biểu hiện vi phạm, qua đó có biện pháp xử lý thích hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của ngân hàng.
Nội dung giám sát: Theo dõi khoản vay; Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay; Theo dõi, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và bảo đảm tín dụng của khách hàng. Đối với trường hợp đảm bảo bằng tài sản, ngân hàng kiểm tra hiện trạng của tài sản (với những tài sản do người vay trực tiếp sử dụng, quản lý) và đánh giá lại TSĐB theo giá hiện hành, nếu thấy cần thiết yêu cầu khách hàng thực hiện bổ sung. Một điều quan trọng của ngân hàng trong giai đoạn này là phải xếp hạng tín dụng khách hàng theo mức độ rủi ro để trích lập dự phịng rủi ro cho phù hợp
Thu hồi nợ: Tuỳ theo tính chất mà có nhiều phương pháp thu nợ khác nhau như thu nợ gốc và lãi một lần ở kỳ hạn trả nợ cuối cùng (ngày đáo hạn); thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi định kỳ; Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn, phụ thuộc vào khả năng và phưong pháp tính lãi mà số tiền ở mỗi kỳ hạn trả có thể bằng nhau hoặc khác biệt nhau.
• Bước 6: Thanh lý hợp đồng
Thanh lý tín dụng là hành vi hoặc q trình giải trừ các nghĩa vụ và quyền lợi của cá chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng tín dụng.
Có hai hình thức thanh lý tín dụng:
- Thanh lý tín dụng mặc nhiên: Đây là hình thức việc chấm dứt hiệu lực của hợp đồng tín dụng khi khoản nợ đã được hoàn trả đầy đủ.
21
- Thanh lý tín dụng bắt buộc: Đây là hình thức ngân hàng dựa vào các cơ sở pháp lý để tìm kiếm các nguồn bù đắp nhằm xử lý nợ do khách hàng không tự giác thực hiên nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.