5. Kết cấu đề tài
3.2.3. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các CBTD
Để việc cấp tín dụng đạt hiệu quả cao cần phải có những cán bộ hiểu rõ về sản phẩm, có kỹ năng bán hàng, tư vấn, đủ năng lực thẩm định, ra quyết định cũng như tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Muốn vậy, SHB cần tổ chức các khoá đào tạo, bổi dưỡng CBTD về CVTD, kỹ năng bán hàng đặc biệt là đối với các cán bộ ở các chi nhánh và phịng giao dịch trực thuộc. Từ đó nâng cao kỹ năng thẩm định, tạo phong cách chuyên nghiệp góp phần nâng cao chất lượng và mở rộng CVTD. Bởi CBTD được coi là đại sứ của mỗi ngân hàng, là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn khách hàng thực hiện theo đúng qui định của ngân hàng. Họ khơng chỉ có vai trị quyết định về số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng mà cịn góp phần tạo nên hình ảnh của ngân hàng trong tâm trí khách hàng. Vì vậy, trong khi sản phẩm của các ngân hàng gần như tương đồng nhau thì tác phong làm việc nhanh nhẹn, có năng lực, hiểu biết và thái độ phục cụ của CBTD sẽ tạo ra sự khác biệt giữa ngân hàng này với ngân hàng khác.
Việc nâng cao trình độ CBTD cịn giúp rút ngắn thời gian nhận hồ sơ và xét duyệt cho vay. Do khả năng thẩm định của CBTD được nâng cao, thời gian xét duyệt một món vay sẽ được rút bớt lại mà vẫn đảm bảo an tồn. Điều này sẽ góp phần thoả mãn nhanh chóng nhu cầu khách hàng, khơng làm lỡ mất thời cơ của khách đồng thời ngân hàng cũng có thể phục vụ được nhiều khách hàng hơn.
77