dụng
của Ngân hàng. Trên nguyên tắc có thể nói là tiền vay phải đƣợc bảo đảm bằng tài
sản dƣới hình thức thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của bên thứ ba. Tài sản đảm bảo
là nguồn thu cuối cùng của ngân hàng một khi khách hàng không trả đƣợc nợ cho
Ngân hàng, và đây cũng là nguồn thu không mong muốn của Ngân hàng. Do vậy,
không nên xem tài sản đảm bảo là sự an toàn cho Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng
cũng cần linh hoạt hơn trong việc xem xét tính pháp lý của tài sản đảm bảo nhƣ giấy
tờ đất, nhà thơng nhất thiết phải có sổ đỏ, sổ hồng thì mới đƣợc đảm bảo mà một số
trƣờng hợp chỉ cần có hợp đồng mua bán là đƣợc (ví dụ nhƣ đất mua dự án hay nhà
chung cƣ…).
Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, tài sản thế chấp thƣờng là bất động
sản nhƣ đất đai, nhà cửa. Các bất động sản thì phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế
xã hội, các chính sách của Ngân hàng nhà nƣớc, do đó có thể sẽ xảy ra những biến
động lớn, những trƣờng hợp lừa đảo hoặc có tiếp tay của cán bộ tín dụng Ngân hàng
làm cho Ngân hàng khơng thu hồi đƣợc nợ. Vì vậy, khi xem xét để cấp tín dụng cho
khách hàng, Ngân hàng cần chú trọng vào các yếu tố khác nhƣ: tình hình tài chính,
tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng cạnh tranh của DN, năng lực quản lý và
kinh nghiệm của ban lãnh đạo DN, các yếu tố này mới quyết định khách hàng có trả
đƣợc nợ cho Ngân hàng hay khơng.
Việc chú trọng vào các yếu tố đã nêu trên đây sẽ làm giảm đƣợc các khoản
nợ xấu, đồng thời cũng làm tăng khả năng quản lý rủi ro tín dụng cho Ngân hàng và
dần dần Ngân hàng sẽ xây dựng đƣợc những tiêu chuẩn đối với các DN xin vay vốn
tín chấp, đặc biệt là đối với các DNNVV. Từ đó tăng khả năng tiếp cận vốn vay từ
Ngân hàng của các DNNVV có hoạt động kinh doanh hiệu quả, có dự án kinh
doanh tốt nhƣng khơng có hoặc khơng đủ tài sản đảm bảo.