Nội dung cơ bản về phát triển dịchvụ ngân hàng bán lẻ tại NHTM

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 499 (Trang 25 - 29)

1.2.1. Quan điểm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ:

Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng định hướng đến 2020 do Thủ Tướng Chính phủ đã phê chuẩn ngày 24/5/2006 trong đó nêu rõ quan điểm có tính ngun tắc về phát triển dịch vụ ngân hàng như sau:

- Phát triển dịch vụ ngân hàng gắn liền với tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng (NHNN và các TCTD), đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

thống ngân hàng và nền kinh tế.

- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời chủ động mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới.

- Phát triển dịch vụ ngân hàng là nội dung quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các TCTD và là mục tiêu trong chính sách quản lý, giám sát của NHNN. Các TCTD chủ động nghiên cứu và triển khai các dịch vụ ngân hàng theo nhu cầu thị trường, không trái với pháp luật và phù hợp với năng lực của TCTD.

- Chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng hướng tới mở rộng khả năng "cung" dịch vụ ngân hàng, đồng thời góp phần kích "cầu" về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế: Thơng qua uy tín và thương hiệu của TCTD; Nhân lực có trình độ cao; Cơng nghệ kỹ thuật hiện đại; Quản trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế; Tài chính lành mạnh.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Để đánh giá mức độ phát triển của DVNHBL, ta cần đi vào nghiên cứu những chỉ tiêu về mặt định tính và định lượng.

1.2.2.1. về mặt định tính:

Trên thế giới, người ta dựa vào các tiêu chí sau để đánh giá mức độ phát triển DVNHBL:

o Giá trị thương hiệu

o Tính bền vững của nguồn thu o Tính rõ ràng của chiến lược o Năng lực quản lý rủi ro o Khả năng tạo sản phẩm o Thâm nhập thị trường o Đầu tư vào nguồn nhân lực

1.2.2.2. về mặt định lượng:

Để đánh giá mức độ phát triển của DVNHBL ở mặt định lượng cần đi nghiên cứu các tiêu chí sau:

- Tỷ lệ % thu nhập bán lẻ= (Thu nhập từ DVNHBL/ Tổng thu nhập) x 100% Chỉ tiêu này phán ánh 100% tổng thu nhập thì có bao nhiêu phần trăm là thu từ DVNHBL.

- Tỷ lệ % dư nợ cho vay cá nhân= (Dư nợ cho vay cá nhân/ Tổng dư nợ) x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100% tổng dư nợ thì có bao nhiêu phần trăm là dư nợ cho vay cá nhân.

- Tỷ lệ % huy động vốn từ dân cư = (Huy động vốn từ dân cư/ Tổng huy động vốn)x100%

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100% tổng huy động vốn thì có bao nhiêu phần trăm là huy động vốn từ dân cư.

- Mức tăng số lượng khách hàng = số lượng KH năm sau(t)- số lượng KH năm trước đó(t-1).

Chỉ tiêu này phản ánh sự gia tăng số lượng khách hàng của năm sau so với năm trước đó.

- Mức tăng số lượng thẻ phát hành = Số lượng thẻ PH năm sau- số lượng thẻ PH năm trước.

Chỉ tiêu này phản ánh sự gia tăng số lượng thẻ phát hành năm sau so với năm trước đó.

1.2.3. Điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam

Ở Việt Nam, nền kinh tế của chúng ta chưa thể so sánh với các nước phát triển, thị trường bán lẻ của chúng ta còn đang ở giai đoạn bắt đầu, vì thế mà cịn rất nhiều vấn đề trước mắt cần quan tâm và thực hiện, nổi bật là:

Thứ nhất, về quy mơ vốn sở hữu: Tiềm lực tài chính đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì hoạt động và phát triển lâu bền dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Trong đó nguồn vốn có tác dụng hỗ trợ cho Ngân hàng để đổi mới công nghệ, tăng cường nghiên cứu và đưa ra sản phẩm dịch vụ mới, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường và mở rộng thị phần. Các ngân hàng tiên tiến với tiềm

lực tài chính mạnh, nguồn vốn lớn sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ đa dạng hóa đa tiện ích với nhiều nhóm đối tượng khác nhau.

Thứ hai, về mạng lưới chi nhánh và các kênh phân phối hiện đại, “bán lẻ chính là vấn đề của phân phối, trong triển khai các hoạt động tìm hiểu, xúc tiến, nghiên cứu, thử nghiệm các sản phẩm, phát hiện và phát triển các kênh phân phối hiện đại- mà nổi bật là kinh doanh qua mạng” (Jean Pual Votron, Ngân hàng Foties). Chính vì thế, bên cạnh việc mở rộng hệ thống chi nhánh mạng lưới thì cần phải chú trọng quan tâm phát triển đến kênh phân phối hiện đại như BSMS, BIMB...có như thế mới đưa được sản phẩm dịch vụ bán lẻ tới đa số người dân với nhiều thành phần khác nhau.

Thứ ba, về nguồn nhân lực: chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trị khơng kém phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các ngân hàng nhất là trong lĩnh vực phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, vì con người là vốn quý nhất của các doanh nghiệp. Đôi với ngân hàng, đó là trình độ, đạo đức, cung cấp ý tưởng sáng tạo, sang kiến, chuyển tải và phân tích thơng tin tín hiệu, trực tiếp thực hiện các chiến lược kinh doanh.

Thứ tư, sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cũng là yêu tố và điều kiện để các NHTM phát triển DVNHBL. Các ngân hàng cần phải nắm bắt thông tin, nhất là cơng nghệ mới có liên quan đến phân phối, tài chính và bán lẻ để có thể khai thác và ứng dụng các thành tựu công nghệ mới cho vào hoạt động kinh doanh, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng và tiện ích cho khách hàng.

Thứ năm, chiến lược của NHTM: dịch vụ ngân hàng nói chung và DVNHBL nói riêng phụ thuộc vào chiến lược phát triển của các ngân hàng trong tương lai của mỗi ngân hàng, bên cạnh những khách hàng truyền thống sẽ thu hút được thêm nhiều khách hàng mới.

Thứ sáu, danh tiếng và uy tín của ngân hàng: điều này tạo hình ảnh tốt cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút được thêm nhiều khách hàng mới.

Thứ bảy, trình độ dân trí và khả năng thu nhập của người dân cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển DVNHBL. Khi mà khả năng thu nhập của họ

ngày càng tăng, điều đó đồng nghĩa với việc địi hỏi các dich vụ ngân hàng mới cao hơn, nhiều tiện ích hơn và trình độ sử dụng dịch vụ đó cũng sẽ tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 499 (Trang 25 - 29)

w