- Nâng cao hiệu quả cung cấp thơng tin của các đại sứ quán, thương
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng của gạo xuất khẩu
Cơng nghệ chế biến xay xát, đánh bóng gạo hiện nay, Việt Nam cơ
bản đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường châu Phi (trang thiết bị hiện đại, công suất máy xay xát), như vậy, chất lượng gạo chế biến chỉ còn phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào và thời gian cần thiết để hạt lúa có thể chuyển hóa hồn tồn trước khi chế biến là 1,5 - 2 tháng lưu kho. Khâu
này còn yếu, hầu hết các nhà máy mua lúa tới đâu chế biến tới đó, khơng có điều kiện kho bãi và khả năng dự trữ. Nhà nước cần xây dựng hệ thống dự trữ quốc gia gồm hệ thống các kho chứa lớn trung bình từ 50.000 tấn trở lên hoặc hệ thống silo chứa lúa tại các khu vực trọng điểm (đồng bằng
sơng Cửu Long và đồng bằng sơng Hồng) với công nghệ hiện đại.
Cần làm tốt các khâu điều tra nghiên cứu, tổ chức thông tin đầy đủ và kịp thời về các thị trường; xúc tiến thương mại và marketing, xây dựng thương hiệu và quảng bá mạnh hơn nữa sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường gạo quốc tế.
Phấn đấu giảm tối đa các chi phí dịch vụ xuất khẩu gạo như bốc xếp, thủ tục hải quan (điểm này cần cĩ sự tham gia và chỉ đạo của các các cơ quan
nhà nước: cơ quan thuế, hải quan...), giảm bớt các thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian làm thủ tục xuất hàng cho các doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu lúa gạo cĩ chất lượng cao, phải từ khâu đầu tư nghiên cứu và triển khai chương trình giống lúa quốc gia; qui hoạch vùng sản xuất lứa chât lượng cao, tổ chức chế biến tiêu thụ. Nhà nước tăng cường hỗ trợ cơng tác nghiên cứu các chương trình về lúa, các chương trình đổi mới cơng nghệ sau thu hoạch và chế biến nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch (hiện nay tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của chúng ta từ 12 - 15%, trong khi con số này của Thái Lan chỉ từ 5 - 7%), qua đĩ làm tăng gia tăng giá trị của ngành lúa gạo. Khuyến khích hình thành các trung tâm chế biến, nhằm từng bước hiện đại hĩa hệ thống sau thu hoạch.