NHỮNG HẠN CHẾ CỦA VẤN ĐỀ DÂN SỐ BẮC KẠN ĐỐI VỚI SỰ

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh bắc kạn giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 79 - 83)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ

2.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA VẤN ĐỀ DÂN SỐ BẮC KẠN ĐỐI VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 1999 - 2009

- Kết quả giảm sinh chưa thực sự vững chắc: Mức sinh ở các địa

phƣơng bắt đầu chững lại, ở những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo có xu hƣớng giảm chậm, tỷ lệ sinh con thứ 3 khơng chỉ ở đối tƣợng nghèo, ít hiểu biết mà cả những ngƣời khá giả, có hiểu biết. Tỷ lệ nạo thai cịn cao cứ 1 ca đẻ thì có 0,85 ca nạo, đây là điều đáng lo ngại. Tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ là yếu tố cản trở đến việc chấp nhận và thực hiện gia đình ít con. Tƣ tƣởng chủ quan thoả mãn với kết quả giảm sinh đã xuất hiện. Đầu tƣ cho chƣơng trình DS có xu hƣớng giảm.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sự phát triển dân số chưa chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế xã

hội của tỉnh: Thời điểm 1/4/1999 DS tỉnh là 275.165 ngƣời, năm 2009 DS là

293.286 ngƣời, tăng bình quân hàng năm là 1.866 ngƣời. Trong khi mức thu nhập bình quân đầu ngƣời rất thấp: Năm 1999 là 108 USD, năm 2009 là 399 USD mới chỉ bằng khoảng 1/3 mức bình quân của cả nƣớc. Tiềm năng gia tăng DS của tỉnh còn lớn do cơ cấu DS trẻ và số phụ nữ 15 - 49 tuổi vẫn tăng ở mức cao, trong mƣời năm tới DS của tỉnh vẫn tăng thêm trung bình mỗi năm khoảng 2.000 ngƣời. Do kinh tế tỉnh tăng trƣởng thấp nên sự tăng lên về DS sẽ ảnh hƣởng lớn đến tính bền vững và tốc độ phát triển KT - XH của tỉnh.

- Chất lượng dân số còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH - HĐH: Các tố chất về thể lực còn hạn chế, đặc biệt là chiều cao, cân nặng, sức bền. Tỷ lệ trẻ sơ sinh nặng dƣới 2.500 gram chiếm 7,7 % năm 1999, tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dƣới 2.500 gram vẫn còn chiếm 4,3% năm 2009; tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng cao, chiếm 40,1% năm 1999, năm 2009 là 28%. Vẫn còn một bộ phận DS bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ chiếm khoảng 1% DS. Tỷ lệ lao động qua đào tạo gần 20 %, làm cho khả năng tiếp thu khoa học cơng nghệ mới gặp khó khăn. Chỉ số phát triển con ngƣời của Bắc Kạn (HDI) là 0,594 xếp thứ 54 trong cả nƣớc (Tạp chí DS phát triển số 9/2001).

- Di dân tự do khơng kiểm sốt được là những thách thức đối với sự phát triển bền vững của tỉnh: Hiện tƣợng di dân tự do hàng năm chƣa quản lý

đƣợc đã làm ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững KT - XH của tỉnh. Tổng điều tra DS 1/4/1999 cho thấy: Tỷ suất di cƣ thuần tuý là: - 17,9 %, điều này nói lên số xuất cƣ nhiều hơn nhập cƣ. Thách thức lớn nhất đặt ra là thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ chun mơn phục vụ cho sự phát triển mà nguyên nhân là số ngƣời xuất cƣ (đi học, đi làm kinh tế) hầu nhƣ khơng trở về mà ở lại tìm kiếm cơ hội việc làm, cuộc sống tại các thành

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phố, thị xã khác. Thực tế này phản ánh hiện trạng phát triển KT - XH của tỉnh chƣa thực sự cân đối và chƣa có sức hút đối với ngƣời lao động địa phƣơng, đặc biệt là sức hút với bộ phận con em các dân tộc trong tỉnh đi học ở nơi khác trở về phục vụ sự phát triển của tỉnh nhà.

- Cơ cấu dân số trẻ đang chuyển dần sang cơ cấu dân số già tạo ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Do giảm sinh

nhanh và tuổi thọ tăng, DS của tỉnh bắt đầu chuyển sang q trình già hố. Số ngƣời dƣới 15 tuổi giảm 36,1% năm 1999 xuống 24,5% năm 2009, nhƣng vẫn ở mức cao, tạo nên những thách thức lớn cho gia đình và xã hội trong việc ni dạy, giáo dục đào tạo và tạo việc làm cho thế hệ trẻ. Ngƣời già từ 60 tuổi trở lên tăng từ 7% năm 1999 lên 8,2% năm 2009, tỉ lệ ngƣời già cao làm tăng nhu cầu phúc lợi xã hội và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ngƣời già. Số ngƣời từ 15 - 59 tuổi tăng từ 56,9% năm 1999 lên 67,3% năm 2009. Đây là tiềm năng lớn cho sự phát triển, nếu lực lƣợng này đƣợc đào tạo và sử dụng hợp lý. Ngƣợc lại, chính lực lƣợng này sẽ là áp lực lớn cho sự phát triển nếu khơng đƣợc đào tạo thích hợp và khơng có đủ việc làm ổn định.

Nhƣ vậy, ngoài những kết quả đã đƣợc về phát triển dân số, cịn có những hạn chế cần khắc phục.

Tiểu kết chƣơng 2.

- Biến động dân số của tỉnh Bắc Kạn chịu ảnh hƣởng của rất nhiều các nhân tố. Bao gồm nhóm nhân tố tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đất đai, sơng ngịi…) và nhóm nhân tố KT - XH (tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, chính sách DS, phong tục tập quán và tâm lý xã hội…). Nhƣng ảnh hƣởng nhiều nhất đến BĐDS tỉnh Bắc Kạn là nhóm nhân tố KT - XH.

- Một số đặc điểm cơ bản của BĐDS tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999 - 2009: + Quy mô DS tỉnh Bắc Kạn nhỏ, là tỉnh có quy mơ dân số nhỏ nhất vùng Đông Bắc và trong cả nƣớc (dân số năm 2009 là 293.826 ngƣời).

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tỷ lệ gia tăng dân số bình quân tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1999 - 2009 là 0,7%, thấp hơn mức bình quân của cả nƣớc 0,5%.

+ Tất cả các đơn vị hành chính trong tỉnh có hiện tƣợng mất cân bằng giới tính ở nhóm tuổi sơ sinh (tỷ số giới tính trung bình tồn tỉnh là 101,7 nam/100 nữ, cao hơn so với mức bình qn chung của cả nƣớc). Na Rì có tỷ số giới tính cao nhất, thấp nhất là huyện Pác Nặm.

+ Tỷ suất sinh và tỷ suất tử đã giảm nhanh.

+ Là tỉnh có kết cấu DS trẻ đang có xu hƣớng già hóa.

+ Dân cƣ phân bố khơng đồng đều và có sự khác biệt rõ giữa các huyện và thị xã (đông nhất là huyện Chợ Đồn chiếm 16,38% tổng dân số toàn tỉnh, thấp nhất huyện Ngân Sơn chiếm 9,42% tổng dân số toàn tỉnh).

+ Dân cƣ vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn (trên 80%) . + Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng.

+ Tỷ suất nhập cƣ ngoại tỉnh thấp hơn tỷ suất xuất cƣ đi tỉnh khác. - Vấn đề DS Bắc Kạn đối với sự phát triển của tỉnh còn nhiều hạn chế: + Kết quả giảm sinh chƣa thực sự vững chắc.

+ Sự phát triển DS chƣa chƣa phù hợp với sự phát triển KT - XH của tỉnh. + Chất lƣợng DS còn thấp chƣa đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho sự nghiệp CNH - HĐH.

+ Di dân tự do khơng kiểm sốt đƣợc là những thách thức đối với sự phát triển bền vững của tỉnh.

+ Cơ cấu DS trẻ đang chuyển dần sang cơ cấu DS già tạo ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển KT - XH.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ

Một phần của tài liệu biến động dân số tỉnh bắc kạn giai đoạn 1999 - 2009 (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)