CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ
3.4. KIẾN NGHỊ
3.4.1. Đối với Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn
- Trong điều kiện KT - XH của tỉnh chƣa phát triển, cịn nhiều hộ gia đình nghèo, lối sống nơng nghiệp cịn phổ biến, tỷ lệ DS nơng thơn cịn cao thì cơng tác DS - KHHGĐ cịn hết sức khó khăn, phức tạp. Đề nghị Cấp uỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đảng, Chính quyền, các ngành, đồn thể, Tổ chức chính trị, xã hội các cấp cần thống nhất nhận thức đầy đủ về tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác DS - KHHGĐ để thƣờng xuyên, kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác DS - KHHGĐ theo tinh thần Nghị quyết 47 - NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 27 - NQ/TU ngày 14 tháng 4 năm 2009 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn Khoá IX đã đề ra.
- Mức sinh tuy đã giảm nhƣng chƣa ổn định, việc duy trì mục tiêu mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con là hết sức khó khăn trong điều kiện của kinh tế chậm phát triển, cơ sở vật chất, kỹ thuật và xã hội chƣa đảm bảo cho quy mơ gia đình ít con, phong tục tập quán, tâm lý của nhân dân chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng nho giáo về sinh con. Qui mô DS của tỉnh tuy nhỏ, mật độ DS tuy khơng cao nhƣng do tỉnh cịn nhiều khó khăn, thu nhập bình qn cịn thấp thì việc duy trì vững chắc mục tiêu mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và lâu dài cho đến khi hoàn thành sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc vào năm 2020.
- Đối với các xã vùng sâu vùng cao, vùng khó khăn đề nghị giảm tiêu chuẩn tuyển dụng đối với cán bộ chuyên trách cấp xã để duy trì đội ngũ cán bộ chuyên trách DS xã đã có nhiều năm cống hiến cho chƣơng trình DS - KHHGĐ của tỉnh nay vẫn có nguyện vọng tiếp tục tham gia công tác.
- Đối với tỉnh trong giai đoạn tới cần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho nhân dân, thu hút lao động từ nơi khác đến làm tăng DS cơ học.