CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội Sở
3.2.4.2. Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng
Để thuận lợi trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh một cách hợp lý và có hiệu quả, Ngân hàng TMCP Quân Đội- SGD Hà Nội chia các lĩnh vực hoạt động nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng theo hai mảng khách hàng chính là khách hàng cá nhân (dân cư) và khách hàng doanh nghiệp (các Tổ chức kinh tế).
Bảng 3.9: Cơ cấu vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng Chỉ STT Tiêu 1 Dân cư 2 Các TCKT 3 Các TCTD Tổng VHĐ Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo hoạt động của SGD MB năm 2013-2016)
Nhìn bảng trên, có thể thấy hoạt động huy động vốn của SGD qua các năm đều đạt mức tăng trưởng khá.
Tiền gửi dân cư
Mặc dù các khoản tiền gửi từ dân cư có thể là nhỏ lẻ nhưng với số lượng đông đảo khách hàng, các khoản này tập hợp lại sẽ tạo thành nguồn vốn có quy mơ lớn, dồi dào.
Tại SGD, vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng vốn huy động được.Tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm qua các năm; chiếm 66,00% năm 2013; giảm xuống 65,54% năm 2014, vốn huy động từ dân cư chiếm 64,98% trong tổng nguồn vốn mà SGD đã huy động được, tương ứng khoảng 10480,6 tỷ đồng.
Về tốc độ tăng trưởng, năm 2014, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 1,02 lần, tương ứng với 8363,89 tỷ đồng. Năm 2016, Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực từ bối cảnh bên ngoài, nổi bật là hạn hán, thiên tai và kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm hơn so với dự báo…công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ, nhân viên, cùng những chính sách huy động vốn hợp lý và hiệu quả như đưa ra chương trình tiết kiệm dự thưởng, chính sách lãi suất,..,hoạt động huy động vốn của SGD đã đạt được kết quả khả quan, tăng 128,16% so với năm 2015, đạt giá trị 32157,11 tỷ đồng.
hàng của SGD nhìn chung có thu nhập khá. Hoạt động tiền gửi tiết kiệm có lãi suất huy động bình quân cao, kỳ hạn tiền gửi danh nghĩa của người dân thường ngắn, không quá 12 tháng, nhưng kỳ hạn trung bình lại dài, tính ổn định cao, bền vững, là nguồn chính để ngân hàng cho vay trung và dài hạn. Tính ổn định của vốn huy động từ dân cư thể hiện trên một khía cạnh, đó là luồng tiền chu chuyển thấp, ít chịu tác động bởi yếu tố thời vụ. Tuy nhiên, nguồn này lại dễ chịu ảnh hưởng của người gửi tiền trước các cú sốc do thiếu thơng tin, khả năng phân tích yếu tố. Họ có thể khơng gửi tiền vào ngân hàng nếu họ dự tính lãi suất mà ngân hàng trả cho họ khơng thực sự hấp dẫn bằng việc dùng lượng tiền đó đầu tư vào vàng, USD hay các khoản đầu tư khác như bất động sản hay chứng khốn. Vì thế nguồn tiền này phụ thuộc rất lớn vào khả năng phân tích cũng như khả năng đưa ra quyết định của khách hàng.
Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế
Tại SGD MB, nguồn tiền gửi từ các TCKT có quy mơ và tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng số nguồn vốn huy động. Tỷ trọng dao động từ 31-33%, song không ổn định trong 3 năm gần đây và có xu hướng tăng. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội gửi tại SGD là của các công ty hoạt động trong ngành Quốc phòng, các doanh nghiệp quốc doanh và ngồi quốc doanh. Năm 2014, do tình hình sản xuất của các doanh nghiệp có mối quan hệ với SGD gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tình hình biển đơng tới nền kinh tế Việt Nam, lạm phát tăng cao, nguồn tiền huy động từ các TCKT có sự giảm nhẹ 1,61% so với năm 2013 đạt giá trị 9697,97 tỷ đồng chiếm 31,70% trong tổng nguồn vốn huy động được. Tuy nhiên đến năm 2015 và năm 2016, nguồn tiền gửi của các TCKT đạt mức tăng trưởng tương đối tốt, tăng 27,45% so với năm 2014, chiếm 32,01% trong tổng nguồn vốn huy động của SGD.
Tiền gửi này thường là tiền gửi giao dịch hoặc có kỳ hạn ngắn, hưởng lãi suất thấp. Do đó, đây là nguồn vốn có chi phí thấp, quy mơ lớn, sử dụng linh hoạt, tạo một lượng vốn lớn để ngân hàng cho vay và đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên, nguồn vốn này không vững chắc. Ngân hàng phụ thuộc quá nhiều vào tình hình sản xuất kinh doanh của đối tác và vào các quyết định đầu tư, đặc biệt là của các công ty lớn. Hiện nay, SGD đã xác định các khách hàng trọng tâm, có chính sách khuyến khích linh hoạt, vận dụng lãi suất mềm dẻo, nhiều hình thức sáng tạo nhằm duy trì và thu hút thêm các khách hàng mới.
Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng
Nguồn này có quy mơ và tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn huy động được của SGD và chủ yếu là nguồn trong thanh tốn, ngân hàng thường khơng sử dụng nhiều nguồn này để cho vay và đầu tư. Các TCTD thường chỉ gửi một lượng vốn nhất định để đảm bảo thanh toán vãng lai. Đối với thị trường liên ngân hàng, độ hấp dẫn của lãi suất khơng đóng vai trò quan trọng lắm. Điều quan trọng hơn là chất lượng dịch vụ liên ngân hàng, khả năng sẵn sàng chi trả khi khách hàng có nhu cầu. Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo cùng việc áp dụng cơng nghệ ngân hàng tiên tiến vào hoạt động kinh doanh, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, SGD vẫn huy động được một lượng vốn tương đối ổn định, tuy còn khiêm tốn từ thị trường liên ngân hàng này.
Nhìn chung, khoản tiền này đang có xu hướng tăng mạnh. Năm 2013, vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chỉ chiếm 1% tổng nguồn vốn huy động tăng tỷ trọng gấp 3 lần năm 2015 chiếm 3,01% tương ứng với 1161,57 tỷ đồng. Năm 2016, giá trị vốn huy động từ các TCTD đạt mức tăng trưởng chậm tăng 1,29% so với 2015 ứng với 1369,57 tỷ đồng, chiếm 3,06% tổng nguồn vốn huy động.
Mặc dù khoản tiền này thường chiếm tỷ trọng nhỏ và dùng để sử dụng linh hoạt nhưng lại có ý nghĩa vơ cùng to lớn. Khoản tiền này thường dùng vào mục đích thanh tốn, tạo sự lưu thơng giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống các NHTM, đảm bảo cho khâu thanh toán, chi trả được thực hiện một cách nhanh chóng 3.2.4.3.
Cơ cấu vốn huy động theo bản chất các nghiệp vụ
Tại Việt Nam, thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán và sử dụng vàng, bất động sản hoặc các ngoại tệ mạnh làm phương tiện cất giữ tiền còn rất phổ biến trong dân chúng. Do vậy, việc đa dạng hố các phương thức huy động có ý nghĩa vơ cùng quan trọng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn phù hợp với điều kiện và mong muốn của mình. Nhận thức được xu hướng trên, các NHTM nói chung và SGD nói riêng đã cố gắng đa dạng hố các hình thức huy động vốn nhằm đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn. Cơ cấu vốn huy động theo nghiệp vụ huy động được tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 3.10: Cơ cấu vốn huy động theo các nghiệp vụ huy động vốn Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2013 Chỉ tiêu TGTT 6824,9 Tỷ trọng 22,85 TG có kỳ hạn 22451,99 Tỷ trọng 75,17 TGTK 591,39 Tỷ trọng 1,98 Tổng VHĐ 29868,28 Tỷ trọng 100
Tiền gửi thanh tốn
Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy trong năm 2014, lượng tiền gửi thanh toán chỉ tăng nhẹ, tăng lên 1,54% so với năm 2013, tương ứng tăng lên 104,41 tỷ đồng, đạt mức giá trị 6929,31 tỷ đồng và chiếm 22,65% trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, tới năm 2015- 2016, tốc độ tăng của lượng tiền gửi thanh toán nhanh hơn, năm 2015 tăng 16,96% so với năm 2014 tương ứng tăng 1179,40 và với tốc độ tăng mạnh nhất vào năm 2016 đã nâng tổng giá trị tiền gửi thanh toán lên 11211,45 tỷ đồng, chiếm 21,71% tổng vốn huy động.
Tiền gửi thanh toán là khoản tiền mà chủ yếu là của các doanh nghiệp và các tổ chức khác gửi vào ngân hàng nhằm mục tiêu thanh toán, chi trả cho việc mua bán hàng hoá dịch vụ được nhanh chóng, thuận tiện, chính xác. Nguồn tiền gửi này thường đi kèm các dịch vụ như thanh tốn và phải trả phí. Đây là nguồn tiền có quy mơ lớn thứ hai trong tổng nguồn vốn huy động, tăng qua các năm, song có tính thất thường, kỳ hạn gửi trung bình thường rất ngắn. Lượng tiền này biến động theo từng thời điểm; các doanh nghiệp, cá nhân gửi tiền vào có thể rút ra hoặc chuyển khoản vào bất cứ thời điểm nào tuỳ thuộc vào nhu cầu cần vốn kinh doanh, nên nguồn tiền này thường được ngân hàng dùng để cho vay ngắn hạn. Đây là mảng thị trường tiềm năng đi kèm với ưu điểm chi phí vốn rẻ, được thu phí dịch vụ, là nguồn ngắn hạn nhưng khơng quá nhạy cảm với lãi suất mà chỉ phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiền gửi thanh tốn vẫn cịn chiếm một tỷ trọng tương đối khiêm tốn trong tổng nguồn vốn của SGD. Chính vì vậy,SGD nên tập trung khai thác thị trường đầy tiềm năng này, đặc biệt mảng thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển nhanh trong nền kinh tế nước ta.
Tiền gửi có kỳ hạn.
Trong khoảng thời gian 2013-2016,lượng tiền gửi này có xu hướng tăng song không ổn định qua các năm; tỷ trọng dao động từ 72-75%. Năm 2014 lượng tiền gửi này giảm nhẹ 1,74% so với năm 2013, đạt giá trị 22060,60 tỷ đồng. Năm 2016, con số này đạt 38987,17 tỷ đồng, tăng 33,20% so với năm 2015.
Đây là khoản tiền nhàn rỗi mà các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội gửi 54
vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn nhằm mục đích sinh lãi. Các khoản tiền này thường được gửi vào ngân hàng với kỳ hạn ngắn và khơng được hưởng các dịch vụ về thanh tốn đi kèm. Khoản tiền này mang lại nguồn vốn ổn định cho SGD trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhận thức được vai trị của nguồn tiền này, SGD ln tích cực trong việc tiếp cận khách hàng, đa dạng hoá cả về hình thức và lãi suất huy động. Do vậy, tỷ trọng của nguồn này luôn ổn định và tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là điểm mà SGD cần phát huy để tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn nhằm giữ vững được cơ cấu huy động vốn hợp lý.
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn huy động truyền thống và đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng, là khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân đem gửi vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Mặc dù tiền gửi này thường có kỳ hạn danh nghĩa ngắn, khơng quá 12 tháng, nhưng kỳ hạn trung bình lại dài, có tính ổn định cao, ít chịu tác động bởi yếu tố thời vụ, là nguồn chính để ngân hàng cho vay trung và dài hạn.
Tại SGD MB, lượng tiền gửi tiết kiệm có xu hướng tăng đáng kể. Nếu như tiền gửi tiết kiệm năm 2013 là 591,39 tỷ đồng, thì năm 2014, con số này là 1603,07 tỷ đồng, tăng 421,95 tỷ đồng, vượt 170,77% so với năm 2013.Tuy nhiên đến năm 2015, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm là 1235,61 tỷ đồng, giảm 22,76% so với năm 2014 và tiếp tục tăng nhẹ vào năm 2016 với mức tăng 16,63% so với năm 2015 tương ứng với tăng 205,5 tỷ đồng. Tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm nhỏ, trong 3 năm gần đây chỉ chiếm khoảng 2-5% tổng nguồn vốn huy động.
Nhược điểm lớn nhất của tiền gửi tiết kiệm là vấn đề lãi suất.Do mấy năm gần đây, lạm phát tăng cao, nên để bù đắp thiệt hại do lạm phát, SGD nói riêng cũng như các NHTM khác nói chung đang phải tiến hành tăng lãi suất huy động. Điều đó làm tăng chi phí huy động và lãi suât cho vay của ngân hàng, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Lượng tiền gửi tiết kiệm tại SGD tuy có sự tăng lên nhưng vẫn còn rất khiêm tốn, tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Do vậy, cần có sự đa dạng hố các hình thức huy động, quan tâm hơn đến chính sách lãi suất nhằm thu hút khách hàng, đảm bảo quyền lợi và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng
3.2.4.4. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền
Một trong những lí do mà người dân khơng yên tâm gửi tiền tại các ngân hàng là tâm lý e ngại sự trượt giá của bản tệ. Do đó, họ chọn cách giữ tiền hiệu quả hơn là mua vàng,bất động sản hoặc bản tệ mạnh. Hiểu rõ tâm lý của khách hàng và cũng nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong thanh toán, SGD đã liên tục triển khai các hình thức huy động, trong đó bao gồm cả huy động bằng nội tệ và ngoại tệ.
Vốn huy động bằng nội tệ
Bảng 3.11: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền
Đơn vị: Tỷ đồng S T Chỉ tiêu T 1 Nội tệ Tỷ trọng 2 Ngoại tệ Tỷ trọng Tổng VHĐ
(Nguồn: Báo cáo hoạt động của SGD MB năm 2013-2016)
Qua bảng số liệu 2.9 ta thấy, trong tổng nguồn vốn mà SGD huy động được thì đồng nội tệ vẫn chiếm ưu thế hơn cả, quy mô vốn huy động bằng nội tệ không ngừng tăng qua các năm, từ 27532,58 tỷ đồng năm 2013 tăng lên 28145,54 tỷ đồng năm 2014, và con số này đã đạt mức 35639,72 tỷ đồng vào năm 2015. Tỷ trọng của đồng nội tệ so với tổng nguồn vốn huy động được đều trên 90% mỗi năm và dao động gần như không đáng kể. Năm 2015, vốn huy động bằng nội tệ tăng nhanh 26,62% tương ứng tăng 7494,18 tỷ đồng so với năm 2014. Năm 2016, nguồn này đạt mức tăng trưởng ngoạn mục, tăng 31,85% tương ứng tăng 3129,97 tỷ đồng, nâng tổng giá trị bằng VNĐ lên 46990,81 tỷ đồng, chiếm 91% tổng nguồn vốn huy động. Nhìn chung những năm qua nền kinh tế tồn cầu vẫn tăng trưởng chậm, đối mặt với khơng ít thách thức…. Ở trong nước, chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ
thắt chặt, ổn định lãi suất huy động để giảm nguồn tiền lưu thơng bên ngồi, chính vì vậy lượng tiền gửi tăng trưởng tương đối ổn định.
SGD hoạt động trên địa bàn tập trung rất đông dân cư, doanh nghiệp vừa và nhỏ, do vậy nhu cầu vốn nội tệ rất lớn. SGD cũng xác định việc huy động và cho vay vốn nội tệ là nhiệm vụ số một có tính chất quyết định với việc phát triển kinh doanh. Trong môi trường lãi suất cạnh tranh, cũng như sự cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ giữa các ngân hàng trong nước, SGD đã phải đa dạng hố các hình thức huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm khuyến mãi…nhằm để thu hút thêm khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ. SGD đã thu hút được một số lớn nội tệ thông qua tiền gửi của cá nhân và tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, đặc biệt là một số doanh nghiệp chuyên sản xuất thép, inox Sơn Hà, doanh nghiệp chuyên sản xuất chăn ga gối đệm Everhome, thức ăn gia súc Úc…Chính vì thế, mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng nguồn vốn huy động bằng nội tệ vẫn tăng cao và chiếm tỷ trọng khá ổn định, tạo nguồn tài trợ cho các dự án bằng đồng nội tệ.
Vốn huy động bằng ngoại tệ
Bên cạnh việc huy động bằng đồng nội tệ, SGD cũng rất quan tâm đến việc huy động bằng đồng ngoại tệ. Mặc dù trong thời gian qua, lãi suất đồng USD trên thị trường luôn biến động, nhưng ngân hàng vẫn huy động được lượng ngoại tệ khá lớn và tăng đáng kể qua các năm. Trong năm 2014, ngân hàng vẫn huy động được 1022,25 tỷ đồng ngoại tệ, tăng 4,79% so với năm 2013. Đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ mạnh hơn, tăng 21,48% so với năm 2014,