Kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh từ các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) khóa luận tốt nghiệp 556 (Trang 30 - 34)

2.1.1. Kinh nghiệm của Bangladesh

Tuy là một trong những nước kém phát triển nhất, nhưng Ngân hàng Trung ương Bangladesh là ngân hàng trung ương đầu tiên có cái nhìn và nhận thức sâu sắc với hoạt động ngân hàng xanh. Từ năm 2011, Bangladesh đã xây dựng khung quản lý RRMT và xã hội của quốc gia, Ngân hàng Trung ương nước này buộc các NHTM phải thực hiện theo khung quản lý rủi ro. NHTM của Bangladesh đang thực hiện mơ hình ngân hàng bền vững kết hợp với kinh doanh truyền thống, tất cả các NHTM đều xây dựng hệ thống quản lý RRMT và xã hội nhằm đánh giá, phân loại dự án vay. Để thực hiện thành cơng mơ hình phát triển bền vững, hệ thống NHTM Bangladesh đã có nhiều nỗ lực nhằm xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống ESMS, và có những giải pháp thiết kế, quảng bá các sản phẩm có tính bền vững. Ngồi ra, nhiều NHTM ở Bangladesh đã xây dựng bộ phận ngân hàng xanh (Green Banking Unit - GBU) và đã thơng qua các hướng dẫn chính sách đối với hoạt động tín dụng xanh. Hướng dẫn này cũng yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện việc đào tạo nâng cao nhận thức của nhân viên về các vấn đề môi trường xã hội, các ngân hàng tự xây dựng chính sách cụ thể cho từng ngành nghề. Cùng với đó, Ngân hàng Trung ương Bangladesh có những hành động cụ thể góp phần thúc đẩy thực hiện chính sách quản lý RRMT - xã hội thành công như: công bố các danh sách thực hiện tốt nhất để các ngân hàng khác thực hiện theo; các ngân hàng tốt sẽ được ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi khi mở các chi nhánh mới, tạo điều kiện cho các ngân hàng này giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thân thiện với môi trường.

2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Với sự phát triển cũng như tăng trưởng nhanh chóng, Trung Quốc đã và đang phải đánh đổi bằng những tổn thất môi trường rất lớn. Và hiện nay ô nhiễm môi trường và sử dụng năng lượng kém hiệu quả đang trực tiếp đe dọa phát triển kinh tế và ổn định xã hội cũng như hình ảnh của Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế.

Hiện các ngân hàng Trung Quốc đã nhận thức rõ hơn về sự cần thiết các KH doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật Trung Quốc về đánh giá mơi trường và ơ nhiễm. Xuất phát từ thực tế đó, vào năm 2007, Ủy ban điều tiết Ngân hàng Trung Quốc (CBRC), Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc (PBoC) cùng ban hành Chính sách TDX, thể hiện quyết tâm chính trị và khuyến khích các ngân hàng Trung Quốc tăng tín dụng vào các DN có nỗ lực tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải.

- Chính sách TDX - Thơng điệp mạnh mẽ gửi đến ngành ngân hàng. Theo chính sách này:

+ Tất cả các doanh nghiệp nào không thực hiện các đánh giá môi trường bắt buộc hoặc không qua được các sát hạch về ô nhiễm sẽ bị các ngân hàng từ chối cho vay.

+ Các doanh nghiệp đang có tài khoản TDNH mà bị phát hiện có các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường sẽ bị ngân hàng thu hồi lại các khoản vay.

Để đảm bảo chính sách này được triển khai thực hiện, Bộ Bảo Vệ Môi Trường Trung Quốc đã thiết lập và duy trì một “danh sách đen” liệt kê các doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Các ngân hàng không được phép cho các doanh nghiệp này vay cho đến khi các doanh nghiệp đó hồn thành nghĩa vụ bảo vệ mơi trường và được chính thức ra khỏi “danh sách đen”. Thơng tin về các doanh nghiệp này cũng được đưa vào cơ sở dữ liệu tín dụng tại Trung tâm Thơng tin Tín dụng của Trung Quốc để theo dõi và giám sát.

- Chính sách TDX khuyến khích các ngân hàng về trách nhiệm của ngành đối với bảo vệ mơi trường, góp phần bảo vệ uy tín của ngân hàng. Chính sách cũng mở ra cơ hội kinh doanh mới trong các lĩnh vực liên quan đến tiết kiệm năng lượng và giảm thải. Thêm vào đó một số ngân hàng ở Trung Quốc đã thiết lập hệ thống nội bộ, chính sách, quy trình, cơ sở dữ liệu và cơng cụ để thực hiện chính sách TDX này. Ngân hàng Cơng thương Trung Quốc (ICBC) là một điển hình trong việc thiết lập cơ sở dữ liệu gồm 47.000 KH và những thông tin về môi trường liên quan đến KH này. ICBC phân loại KH căn cứ vào tác động đối với môi trường theo 9 mức, từ “thân thiện với môi trường” đến “rủi ro đối với mơi trường”.

- Chính sách TDX - Cam kết thi hành ở cả cấp trung ương đến địa phương. Nhận thức hạn chế của cán bộ địa phương và các ngân hàng quy mô nhỏ cũng đang hạn chế độ bao phủ của chính sách TDX này.

2.1.3. Kinh nghiệm của Mỹ

Mỹ là một trong những quốc gia đầu tiên có quy định về trách nhiệm đối với môi trường không chỉ đối với doanh nghiệp gây ơ nhiễm mà cịn của các bên liên quan khác, trong đó bao gồm cả ngân hàng cho vay vốn các cơng trình, dự án gây ơ nhiễm khi thơng qua Đạo luật Bồi hồn Mơi trường Toàn diện (CER-CLA) vào năm 1980. Năm 1986, Ngân hàng Maryland và Cơng ty Tín thác đã bị Văn phịng Bảo vệ mơi trường Hoa Kỳ buộc tội vì nắm giữ các tài sản gây ô nhiễm môi trường được chuyển giao bởi KH vay. Ngân hàng này sau đó đã thua kiện và phải thanh tốn cho Văn phịng bảo vệ mơi trường Hoa Kỳ các chi phí làm sạch mơi trường. Hay vào năm 1990 đã xảy ra một vụ kiện kinh điển trong ngành tài chính Hoa Kỳ, đó là Tập đồn tài chính Fleet Factors đã bị tịa án Hoa Kỳ ra phán quyết phải thực hiện bồi hồn mơi trường do đầu tư có liên đới trực tiếp đến một cơng trình gây ơ nhiễm. Từ ngày Luật CER-CLA được thông qua, tại Mỹ đã có hàng trăm trường hợp tương tự phải bồi hồn. Bên cạnh đó, những quy định nghiêm ngặt về bồi hồn mơi trường cũng tác động đến các ngân hàng vì nếu phải bồi hồn mơi trường thì chủ đầu tư dự án sẽ mất khả năng trả nợ ngân hàng. Viện Quốc tế về Phát triển bền vững (IISD) dẫn kết quả một cuộc điều tra của Hiệp hội Ngân hàng Hoa kỳ cho biết, sau vụ Fleet Factors, 63% ngân hàng ở Mỹ đã từ chối cấp vốn cho các dự án mà họ cho là có rủi ro về mơi trường và 46% trong số các ngân hàng này quyết định chấm dứt tài trợ cho một số ngành hay gây ô nhiễm môi trường.

2.2. Kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh từ các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, các NHTM Việt Nam đã xây dựng quy trình thẩm định RRMT và xã hội trong các quy định nội bộ, đồng thời lồng ghép hoạt động TDX trong chiến lược phát triển của mình; một số ngân hàng chủ động tham gia các dự án của các tổ chức tài chính quốc tế về bảo vệ môi trường và cấp TDX, cụ thể như sau:

2.2.1. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín

Từ năm 2003, khi trở thành một trong những ngân hàng Việt Nam đầu tiên đủ điều kiện tiếp cận các nguồn vốn từ Cơng ty tài chính Quốc tế (IFC), Cơng ty phát triển tài chính Hà Lan (FMO) và ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) đã gần như là đơn vị tiên phong xây dựng hệ thống quản lý môi trường - xã hội. Các đối tác này đều đặt ra những yêu cầu bắt buộc Sacombank phải cam kết nguyên tắc dùng các nguồn vốn ủy thác đúng mục đích, khơng làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội. Sacombank khơng những phủ kín mạng lưới tại những địa bàn có lợi thế về tài nguyên như Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên mà còn mở rộng mạng lưới hoạt động trên tồn khu vực Đơng Dương. Trong những năm vừa qua, đây là khu vực phát triển mạnh mẽ các dự án đầu tư dựa vào khai thác tài nguyên như thủy điện, khai khống trồng cao su, mía đường hay chăn ni.

Ngày 10/12/2012, Sacombank chính thức tiếp nhận và trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS) theo chuẩn mực quốc tế do Price waterhouse Coopers (PwC) Hà Lan tư vấn nhằm tăng cường quản lý các tác động đến môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đến các KH.

Quy trình đánh giá mơi trường của Sacombank bắt đầu ngay khi các dự án tiềm năng do Sacombank tài trợ được xác định. Các KH của Sacombank và theo quy định của pháp luật đồng thời có trách nhiệm thực hiện theo khuyến cáo đánh giá mơi trường. Bên cạnh danh mục 12 ngành nghề loại trừ khơng cấp phát tín dụng, Sacombank cũng đã căn cứ vào bốn nhân tố gồm: lĩnh vực kinh doanh, địa bàn hoạt động, tính nhạy cảm và phạm vi tác động để chia các dự án đầu tư theo ba cấp độ. Đó là các dự án loại A có độ RRMT cao, dự án loại B có rủi ro trung bình và dự án loại C có khả năng tác động thấp đến mơi trường. Sacombank cũng tham gia giám sát việc triển khai các biện pháp giảm thiểu RRMT đã thỏa thuận với KH nhằm giảm tối thiểu các ảnh hưởng của dự án đến môi trường và xã hội.

Đặc biệt Sacombank cũng dành những khoản tín dụng ưu đãi cho những dự án tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải, các ngành sản xuất và ứng dụng thiết bị, sản phẩm bảo vệ môi trường. Với sự đầu tư nghiên cứu và xây dựng các hệ thống

chính sách quản lý mơi trường xã hội được thiết lập, cùng với kế hoạch triển khai các gói TDX trên phạm vi tồn hệ thống, Sacombank đang thể hiện những nỗ lực hướng đến một ngân hàng xanh.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) khóa luận tốt nghiệp 556 (Trang 30 - 34)

w