Đánh giá về hoạt động phát triển tín dụng xanh tại Agribank

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) khóa luận tốt nghiệp 556 (Trang 50 - 53)

3.4.1. Ưu điểm

Thứ nhất, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDX của Agribank qua các năm đều tăng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ trích lập DPRR TDX đều giảm. Điều đó thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn của ngân hàng đối với lĩnh vực này và chất lượng TDX đang ngày càng tốt hơn.

Thứ hai, chương trình phát triển TDX của Agribank khơng giới hạn về vốn vay, nên đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp muốn tiếp cận để mở rộng quy mô SXKD nuôi trồng, xây dựng các chuỗi sản xuất tiên tiến theo chuỗi công nghệ sạch, cung ứng các sản phẩm đảm bảo chất lượng ra thị trường.

Thứ ba, với mức lãi suất ưu đãi, ngồi giúp ngân hàng tăng tính cạnh tranh thì chương trình TDX của Agribank đã góp phần hỗ trợ nhiều cho các KH gặp các rủi ro khách quan như thiên tai, dịch bệnh.

Thứ tư, Agribank có những điều kiện cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ đối với các KH vay vốn để nhằm đảm bảo an toàn, tránh những rủi ro có thể gây ra cho ngân hàng. Từ đó, mặc dù cho vay các dự án xanh có tính rủi ro cao, Agribank vẫn giữ được tỷ lệ nợ xấu trong mức cho phép.

3.4.2. Hạn chế

Một là, lĩnh vực đầu tư của ngân hàng đối với các dự án TDX còn chưa đa dạng, hầu hết các dự án trong chương trình TDX của Agribank là các dự án về nơng nghiệp, tỷ trọng các dự án trong lĩnh vực năng lượng tái tạo còn thấp.

Hai là, mặc dù hàng năm Agribank vẫn tăng trưởng về dư nợ TDX nhưng tỷ lệ tăng trưởng còn thấp.

Ba là, đối tượng áp dụng của chương trình TDX mà Agribank áp dụng là các doanh nghiệp, hợp tác xã... có quy mơ lớn nên các dự án có quy mơ nhỏ khó có cơ hội tiếp cận nguồn vốn.

Bốn là, nguồn vốn đáp ứng cho các dự án xanh của Agribank còn phần nào hạn chế và chưa đa dạng.

Năm là, vướng mắc trong việc định giá TSBĐ. Vì các tài sản hình thành từ các dự án trên đất nơng nghiệp phục vụ cho chính hoạt động sản xuất nơng nghiệp,

có giá trị đầu tư lớn nhưng việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất

cịn nhiều bất cập, gây có khó khăn cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.

Sáu là, trong quy trình cấp tín dụng xanh của Agribank, cán bộ tín dụng đóng vai trị vơ cùng quan trọng, tuy nhiên trình độ, nhận thức của một số cán bộ còn hạn chế, đặc biệt là về các điều kiện về TDX, các quy định về BVMT.

Bảy là, mức độ tập trung nguồn vốn TDX của Agribank tập trung chủ yếu ở các

tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, chưa có sự phân bổ nguồn vốn đầu tư trên cả nước.

3.4.3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, lĩnh vực đầu tư vào năng lượng tái tạo là một lĩnh vực đầu tư mới, có tiềm năng cao nhưng nguồn vốn chủ yếu là trung và dài hạn trong khi nguồn cung có giới hạn, thêm vào đó sự chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu lại không cao nên các dự án này không thu hút nguồn vốn đầu tư của ngân hàng.

Thứ hai, khó khăn trong việc định giá TSBĐ là vì việc định giá đất nơng nghiệp phải theo khung giá do Ủy ban Nhân dân tỉnh cơng bố, do đó, giá trị định giá sẽ rất thấp so với giá thị trường khi ngân hàng thẩm định cho vay.

Thứ ba, thực tế cho thấy, mặc dù đạt được các thành tựu nhất định, nhưng xét cho cùng TDX vẫn còn là một hoạt động mới và phức tạp đối với ngân hàng, đặt biệt là khâu thẩm định các yếu tố phức tạp về mặt môi trường.

Thứ tư, đối tượng của Agribank hướng tới là các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại SXKD quy mô lớn. Các đối tượng này hầu hết đều tập trung ở các vùng nơng thơn, các tỉnh thành phố có mức độ phát triển khơng nhiều. Do đó, việc thực hiện chương trình TDX ở các chi nhánh thuộc các thành phố lớn cịn hạn chế do việc khó tiếp cận KH. Bên cạnh đấy, nhiều doanh nghiệp cịn thiếu thơng tin về TDX hoặc chưa có nhu cầu sử dụng sản phẩm TDX của ngân hàng. Bên cạnh đấy, nhiều doanh nghiệp cịn thiếu thơng tin về TDX hoặc chưa có nhu cầu sử dụng sản phẩm TDX của ngân hàng.

Thứ năm, các dự án nông nghiệp xanh thường phụ thuộc nhiều vào yêu tố mơi trường tự nhiên như khí hậu, thiên tai... ngân hàng còn đang e dè trong việc cấp tín dụng đối với các dự án đó, nên tỷ lệ tăng trưởng TDX cịn thấp

* Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, tính đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng có tác động lớn tới quy trình cấp TDX tại Agribank. Tuy nhiên kinh nghiệm, năng lực và trình độ của các cán bộ tín dụng cịn hạn chế. Nhiều cán bộ tín dụng cịn bị động trong việc tìm hiểu thơng tin của KH cùng như thông tin về các quy định mới liên quan đến TDX hay BVMT.

Thứ hai, việc tập trung nguồn vốn đầu tư vào các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ là do các điều kiện tự nhiên sẵn có của các tỉnh thành này phù hợp với điều kiện triển khai các dự án xanh. Điều này sẽ tránh rủi ro cho ngân hàng hơn khi đầu tư vào các khu vực có điều kiện khơng phù hợp và tránh lãng phí nguồn vốn đầu tư.

Thứ ba, mặc dù thị phần của Agribank phát triển, tuy nhiên chi phí sử dụng vốn cao vì chưa tìm được các nguồn vốn hợp lý, đồng thời tỷ lệ thu lãi thấp do chính sách ưu đãi về lãi suất nên sự tăng trưởng tại Agribank chưa được tương xứng.

Thứ tư, nguồn vốn mà Agribank huy động được đến chủ yếu từ ngân sách nhà nước và các tổ chức tín dụng quốc tế như WB nên chưa tiếp cận nhiều dự án tiềm năng thuộc các lĩnh vực xanh khác.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) khóa luận tốt nghiệp 556 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w