Đánh giá chung tình hính phát triển hoạt động tín dụng xanh tại ngân

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) khóa luận tốt nghiệp 556 (Trang 36 - 37)

ngân hàng thương mại

* Thành tựu đạt được:

Với những nỗ lực của cả NHNN và các NHTM, hoạt động TDX đã có những chuyển biến tích cực. Các ngân hàng đã tập trung để xây dựng một chiến lược riêng đảm bảo sự phát triển hiệu quả của TDX bằng cách sử dụng những bộ nguyên tắc liên quan về môi trường - xã hội đang được các ngân hàng trên thế giới sử dụng làm căn cứ xét duyệt tài trợ các dự án hoặc tham khảo để tự xây dựng bộ chuẩn mực riêng phù hợp với nhu cầu của mình.

Đến hết tháng 6/2019, dư nợ tín dụng đối với các dự án xanh đạt khoảng 317.600 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2018; trong đó dư nợ trung dài hạn chiếm 76% dư nợ TDX, lãi suất cho vay các lĩnh vực xanh ngắn hạn là 5-8%/năm, trung - dài hạn là 9-12%/năm. Dư nợ tín dụng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, chiếm 45% tổng dư nợ TDX, năng lượng tái tạo sạch, năng lượng sạch chiếm 17%; quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn chiếm 11% và lâm nghiệp bền vững chiếm 5%.

Bên cạnh đó, trong năm 2019 đã có 19 TCTD đã xây dựng chiến lược quản lý RRMT và xã hội; 13 TCTD tích hợp nội dung quản lý RRMT và xã hội trong thẩm định TDX; 10 TCTD đã xây dựng sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho các ngành/lĩnh vực xanh và dành nguồn vốn huy động của ngân hàng để cấp tín dụng cho các lĩnh vực này với kỳ hạn chủ yếu là trung và dài hạn, có sự ưu đãi về lãi suất cho các dự án xanh; 17 TCTD sử dụng Sổ tay đánh giá RRMT và xã hội cho 10 ngành kinh tế do NHNN và IFC phối hợp ban hành tháng 8/2018.

* Khó khăn, thách thức cịn tồn tại:

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động TDX hiện còn đang gặp một số khó khăn như sau:

- Các dự án đầu tư vào các ngành/lĩnh vực xanh, nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng tại Việt Nam đòi hòi thời gian hồn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro thị trường cao, nên cần các ưu đãi về thời hạn và chi phí vốn vay. Trong khi đó, nguồn vốn huy động của các NHTM thường là ngắn hạn và chi phí sử dụng vốn cao. Vậy nên để có thể cung cấp các khoản tín dụng các với thời hạn dài và lãi suất ưu đãi cho các ngành/lĩnh vực xanh, các NHTM cần được hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn dài hạn, ưu đãi hoặc có thể chia sẻ lãi suất vay giữa các NHTM.

- Để có thể thu hút và phát huy được tác dụng của nguồn vốn TDX, đòi hỏi đồng bộ các giải pháp, cơ chế từ chính sách thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, đến quy hoạch, chiến lược phát triển của từng ngành, lĩnh vực.

- Bên cạnh đó, nhận thức và năng lực nhận thức của các NHTM về việc phát triển các sản phẩm TDX mới ở bước đầu và cịn hạn chế. Vì vậy cần hỗ trợ nhằm tăng cường năng lực cho các NHTM trong việc lựa chọn, thẩm định, giám sát các khoản cấp TDX.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) khóa luận tốt nghiệp 556 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w