Các kiến nghị cho sự phát triển hoạt động tín dụng xanh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) khóa luận tốt nghiệp 556 (Trang 58 - 68)

Một là, NHNN cần tiếp tục hồn thiện tiêu chí pháp lý, kế hoạch triển khai hành động để hỗ trợ hoạt động TDX. Tăng cường tính bắt buộc cho khn khổ pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư xanh, hoạt động SXKD BVMT. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần sớm xây dựng và ban hành hướng dẫn và bộ tiêu chí chung trong việc sử dụng các cơng cụ tài chính xanh theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Hai là, với vai trị góp phần tác động đến cơng tác BVMT của xã hội, các NHTM cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động phát triển xanh, ưu tiên, hỗ trợ các dự án thân thiện với môi trường.

Ba là, các NHTM cần xây dựng riêng cho mình bộ tiêu chuẩn về quản lý RRMT - xã hội dựa trên nguyên tắc của Nguyên tắc xích đạo.

Bốn là, để thực hiện quản trị rủi ro tốt, các NHTM cần tích hợp cơng tác quản lý RRMT vào trong hệ thống quản trị rủi ro của mình.

Năm là, tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động TDX. Từ đó đưa các nghiên cứu này vào các chương trình đào tạo của các NHTM để nâng cao trình độ và nhận thức của các cán bộ ngân hàng về tầm quan trọng của phát triển hoạt động TDX nói riêng và mơ hình hoạt động ngân hàng xanh trong tương lai.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu, phân tích đề tài “Phát triển hoạt động tín dụng xanh

tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, tôi nhận thấy tầm

quan trọng và tính cấp thiết của hoạt động TDX đối với các NHTM nói chung và đối với Agribank nói riêng. Việc phát triển hoạt động này có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của các ngân hàng cũng như của nền kinh tế. Do đó, nâng cao hiệu quả hoạt động TDX không chỉ là trách nhiệm của cán bộ tín dụng trực tiếp thực hiện mà cịn là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, trách nhiệm của NHNN và các cơ quan quản lý khác. Là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực cho vay NNNT, Agribank nhận thức rõ vai trị của mình cũng như các thách thức, khó khăn mà hoạt động TDX đang gặp phải. Từ đó, ngân hàng đã có những biện pháp triển khai cụ thể, thiết thực và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, trong q trình phân tích, tơi nhận thấy Agribank vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục đó là ngân hàng chưa đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư xanh do sự hạn chế về nguồn vốn; khó khăn, vướng mắc trong q trình thẩm định tín dụng do năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng cịn thấp... Sau khi nghiên cứu, đánh giá hoạt động TDX của các ngân hàng trên thế giới cũng như của một số ngân hàng tại Việt Nam, tôi đã đề xuất một số giải pháp cho Agribank trong thời gian sắp tới như: xây dựng khung pháp lý về chính sách TDX chặt chẽ, cụ thể hơn nữa; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của các cán bộ tín dụng về TDX; chủ động trong việc gia tăng nguồn vốn để có thể đa dạng các lĩnh vực đầu tư xanh. Với mong muốn phát triển hoạt động TDX ngày càng trở nên tốt hơn, tôi hy vọng các ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng sẽ thực hiện thật tốt vai trò, trách nhiệm cũng như các biện pháp của mình nhằm hướng tới mục tiêu to lớn là sự phát triền bền vững cho nền kinh tế trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 2. Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng

nghiệp, nơng thơn.

3. Quyết định 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050. 4. Quyết định 403/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành

động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020.

5. Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 24/03/2015 về thúc đẩy tăng trưởng TDX và quản lý RRMT xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.

TÀI LIỆU NỘI BỘ

6. Báo cáo thường niên của các ngân hàng.

7. Báo cáo kết quả tín dụng xanh của Agribank năm 2019

8. Báo cáo kết quả cho vay nơng nghiệp sạch của Agribank năm2019

CƠNG TRÌNH KHOA HỌC

9. Nguyễn Phú Hà, Khoa TCNH (2015), Mơ hình ngân hàng xanh - kinh nghiệm

quốc tế và bài học cho Việt Nam, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc Gia Hà Nội.

10. Trần Thị Thanh Tú & Trần Thị Hoàng Yến (2015), Đánh giá thực tiễn ngân

hàng

xanh ở Việt Nam, Khoa TCNH, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc Gia Hà Nội.

11. Trọng Triết (2015), TDX, Mơ hình tăng trưởng mới cho Việt Nam, Viện chiến lược và chính sách tài chính, Bộ tài chính.

B. TRANG THƠNG TIN ĐIỆN TỬ

12. http://tapchimoitruong.vn

13. http://www.ifc.org/wps/wcm/connect/topics_ext_content/ifc_external_corpora

te_site/cb_home/news/feature_vietnam_aug2012

14. http://www.nature. org. vn/vn/tailieu/Equator_Principles_Vietnamese_Web.pdf

15. https://tinnhanhchungkhoan.vn/ngan-hang/thuc-te-trien-khai-tin-dung-xanh- tai-viet-nam-301060.html 16. https://vnexpress.net/nhung-chinh-sach-ho-tro-nong-nghiep-noi-bat-cua- agribank-3758307.html 17. https://www.agribank.com.vn/ 18. https://sbv.gov.vn/ 51

PHỤ LỤC

NGUYÊN TẮC XÍCH ĐẠO Phạm vi áp dụng

Nguyên tắc Xích Đạo được áp dụng cho tất cả các dự án mới được tài trợ trên phạm vi tồn cầu có tổng vốn đầu tư từ 10 triệu USD trở lên và áp dụng đối với mọi ngành cơng nghiệp. Ngồi ra, tuy ngun tắc này khơng áp dụng đối với những dự án có hiệu lực từ trước, song EPFIs sẽ áp dụng để xem xét tài trợ các dự án mở rộng hay nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có trong trường hợp quy mơ và phạm vi của những dự án này có thể gây ra những tác động lớn về xã hội và môi trường hoặc làm thay đổi đáng kể mức độ và bản chất của các tác động hiện tại.

Những nguyên tắc này cũng được mở rộng đối với các hoạt động tư vấn tài trợ dự án. Trong trường hợp này, EPFIs cam kết giúp KH hiểu rõ nội dung, phương hương thức áp dụng và lợi ích từ việc tuân thủ những nguyên tắc này cho các dự án tương lai; đồng thời yêu cầu KH gửi tới EPFIs bản cam kết tuân thủ các yêu cầu của Ngun tắc Xích đạo trước khi tìm kiếm nguồn tài trợ.

Nội dung của Nguyên tắc xích đạo

Nguyên tắc Xích đạo là bộ chuẩn mực mang tính chất tự nguyện được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chuẩn mực hiện có và nhu cầu của các nhà đầu tư tài chính. Các nhà đầu tư tài chính ở Việt Nam có thể lựa chọn áp dụng thơng qua hai hình thức:

- Sử dụng toàn bộ các nguyên tắc này, đăng ký tham gia với Hiệp hội Nguyên tắc Xích đạo và tuyên bố rộng rãi.

- Tham khảo để tự xây dựng bộ chuẩn mực riêng phù hợp với nhu cầu của mình.

EPFIs chỉ cung cấp khoản vay cho các dự án cam kết tuân thủ các nguyên tắc từ 1 đến 9 dưới đây:

Nguyên tắc 1: Xem xét và phân loại

Khi một dự án đề xuất xin tài trợ, như một bước xem xét và thẩm định nội bộ, EPFIs sẽ căn cứ vào các tiêu chuẩn lược duyệt môi trường và xã hội của IFC (Chú thích I) để phân loại dự án dựa trên mức độ của các tác động và rủi ro tiềm ẩn về xã hội và môi trường.

Nguyên tắc 2: Đánh giá tác động môi trường và xã hội

Với mỗi dự án thuộc nhóm A hay nhóm B, bên nhận tài trợ phải thực hiện q trình Đánh giá tác động Mơi trường và Xã hội phù hợp và thỏa mãn các yêu cầu của EPFIs. Báo cáo đánh giá tác động phải xác định được các tác động và rủi ro về xã hội và mơi trường có liên quan đến dự án (có thể bao gồm các vấn đề được liệt kê trong Chú thích II). Báo cáo đánh giá này cũng phải đề xuất được các biện pháp giảm thiểu và quản lý tác động phù hợp với bản chất và quy mô của dự án.

Nguyên tắc 3: Các tiêu chuẩn môi trường và xã hội thích hợp.

Đối với những dự án được triển khai ở các nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hoặc ở các nước OECD khơng thuộc nhóm thu nhập cao (được liệt kê trong Cơ sở dữ liệu Các chỉ số Phát triển của Ngân hàng Thế giới - The World Bank Devel- opment Indicators Database), các tiêu chuẩn thực thi của IFC (Chú thích III), hướng dẫn EHS cho từng ngành công nghiệp (Hướng dẫn EHS - Chú thích IV) sẽ được sử dụng để tham khảo trong quá trình đánh giá. Quá trình đánh giá phải đảm bảo thỏa mãn toàn bộ các quy định của EPFIs đối với dự án đầu tư, hoặc chỉ sai lệch không đáng kể trong giới hạn cho phép khi đối chiếu với các tiêu chuẩn thực thi của IFC hay hướng dẫn EHS tương ứng. Quy định đối với việc tham vấn cộng đồng và cấp phép ở các nước OECD thu nhập cao (được liệt kê trong Cơ sở dữ liệu Các chỉ số Phát triển của Ngân hàng Thế giới) nhìn chung đều đạt hoặc đạt trên yêu cầu của Các tiêu chuẩn thực thi IFC (Chú thích III) và Hướng dẫn EHS (Chú thích IV).

Như vậy, để tránh trùng lặp và đơn giản hóa, q trình đánh giá dự án của EPFIs cùng với việc tuân thủ luật pháp của quốc gia và quy định của địa phương ở các nước OECD thu nhập cao được cân nhắc để thay thế cho Tiêu chuẩn thực thi IFC, Hướng dẫn EHS và các yêu cầu tương ứng khác được nêu chi tiết trong các Nguyên tắc 4, 5 và 6 dưới đây. Tuy nhiên đối với các dự án này, EPFIs vẫn phân loại và xem xét mức độ phù hợp của dự án đối với các nguyên tắc 1 và 2 ở trên. Ngoài ra, việc tuân thủ luật pháp, quy định liên quan đến các vấn đề môi trường và xã hội của nước sở tại cũng cần được xem xét trong quá trình, đánh giá đối với cả hai trường hợp trên.

Nguyên tắc 4: Kế hoạch hành động và Hệ thống quản lý.

Đối với những dự án thuộc nhóm A và B được triển khai tại các nước không thuộc khối OECD hoặc các nước OECD khơng thuộc nhóm có thu nhập cao (được liệt kê trong Cơ sở Dữ liệu các Chỉ số Phát triển của Ngân hàng Thế giới), bên nhận tài trợ phải chuẩn bị Kế hoạch hành động (AP). Bản Kế hoạch hành động phải đáp ứng được các kết quả dự kiến và đưa ra kết luận từ quá trình đánh giá. Bản kế hoạch hành động phải mơ tả và xác định được các hoạt động ưu tiên trong khâu triển khai các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, các hoạt động điều chỉnh và biện pháp giám sát cần thiết nhằm quản lý các tác động và rủi ro. Bên nhận tài trợ sẽ xây dựng, duy trì hay thiết lập một hệ thống quản lý các tác động, rủi ro và các hoạt động điều chỉnh cần thiết nhằm tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường và xã hội tại nước sở tại cùng các yêu cầu trong các tiêu chuẩn thực thi IFC và hướng dẫn EHS đã được xác định trong kế hoạch hành động.

Đối với những dự án được triển khai tại các nước OECD thu nhập cao, EPFIs có thể yêu cầu phát triển kế hoạch hành động dựa trên luật pháp và các quy định liên quan của nước sở tại.

Nguyên tắc 5: Tham vấn và Công khai thông tin.

Đối với tất cả các dự án thuộc nhóm A và nhóm B được triển khai tại các nước không thuộc khối OECD và các nước OECD khơng thuộc nhóm có thu nhập cao (được xác định theo Dữ liệu các Chỉ số Phát triển của Ngân hàng Thế giới), chính phủ bên nhận tài trợ hoặc chuyên gia từ một cơ quan độc lập sẽ phải tham vấn cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng bởi dự án theo phương thức phù hợp với văn hóa địa phương. Đối với những dự án có thể gây những tác động đáng kể, bên nhận tài trợ phải đảm bảo quá trình tham vấn cộng đồng theo nguyên tắc đồng thuận, tự do, báo trước và được cung cấp thông tin (FPIC). Đồng thời, quá trình này cũng cần thúc đẩy sự tham gia của người dân, đáp ứng hợp lý mối quan tâm của họ nhằm đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của EPFI.

Để thực hiện nguyên tắc này, hồ sơ Đánh giá tác động và bản Kế hoạch hành động, hoặc các báo cáo tóm tắt bằng tiếng địa phương và phù hợp với văn hóa địa phương sẽ được bên nhận tài trợ cơng bố rộng rãi trong một khoảng thời gian tối thiểu thích hợp. Bên nhận tài trợ có trách nhiệm biên soạn báo cáo đánh giá gồm các thơng tin về q trình tham vấn, các kết quả tham vấn và các hoạt động đã được

thống nhất trong quá trình tham vấn. Đối với các dự án có thể gây ra các tác động tiêu cực về mặt môi trường và xã hội, việc thông báo cần được thực hiện sớm và cập nhật thường xuyên trong quá trình đánh giá và trong tất cả các sự kiện , trước khi dự án được khởi công.

Nguyên tắc 6: Cơ chế khiếu nại.

Đối với tất cả các dự án thuộc nhóm A và nhóm B được triển khai tại các nước không thuộc khối OECD hoặc các nước OECD khơng thuộc nhóm có thu nhập cao (xác định bởi Cơ sở dữ liệu Chỉ số Phát triển của Ngân hàng Thế giới), để đảm bảo sự tham vấn, tính cơng khai và sự tham gia của cộng đồng dân cư xuyên suốt quá trình xây dựng và vận hành dự án, bên nhận tài trợ sẽ đánh giá mức độ rủi ro và các tác động tiêu cực nhằm xây dựng được một Cơ chế khiếu nại như một phần của hệ thống quản lý. Điều này cho phép bên nhận tài trợ nhận và triển khai các giải pháp phù hợp, đáp ứng các quan ngại và khiếu nại của các cá nhân, các nhóm trong cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng. Bên nhận tài trợ sẽ thông báo cho cộng đồng địa phương bị ảnh hưởng về cơ chế khiếu nại trong quá trình tham gia và đảm bảo rằng cơ chế này sẽ giải quyết được các vấn đề một cách minh bạch, phù hợp với văn hóa địa phương và dễ tiếp cận với tất cả các đối tượng trong cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng.

Nguyên tắc 7: Đánh giá độc lập

Với tất cả các dự án thuộc nhóm A và một số dự án thích hợp thuộc nhóm B, một chun gia độc lập về môi trường hoặc xã hội sẽ xem xét bản Đánh giá tác động, Kế hoạch hành động và Kết quả quá trình tham vấn nhằm giúp EPFIs thẩm định và đánh giá sự tuân thủ Nguyên tắc Xích đạo.

Nguyên tắc 8: Các điểu khoản giao kèo

Điểm mạnh nổi bật của bộ Nguyên tắc là tính thống nhất giữa các điều khoản đi kèm với yêu cầu thực thi. Đối với dự án thuộc nhóm A và B, bên nhận tài trợ phải cam kết thực thi các điều khoản sau trong hồ sơ xin tài trợ:

- Tuân thủ luật pháp và tất cả các quy định về xã hội và môi trường của nước sở tại.

- Tuân thủ Kế hoạch hành động (ở nơi có thể áp dụng) trong q trình xây dựng và vận hành dự án.

- Cung cấp các báo cáo định kỳ theo mẫu chuẩn của EPFIs (tần suất nộp báo cáo định kỳ tùy thuộc vào mức độ tác động của dự án, hoặc theo quy định của luật pháp, nhưng khơng ít hơn một lần mỗi năm). Báo cáo có thể do nội bộ bên nhận tài trợ hoặc chuyên gia độc lập thực hiện nhưng phải đảm bảo các yêu cầu: i) phù hợp với Ke hoạch hành động (nếu áp dụng), ii) cung cấp các bằng chứng thể hiện sự tuân thủ luật pháp và quy định về môi trường và xã hội của nước sở tại và của địa phương nơi triển khai dự án. - Hoạt động tháo dỡ và thu dọn sau khi cơng trình

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) khóa luận tốt nghiệp 556 (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w