Cơ hội và thách thức cho sự phát triển hoạt động tín dụng xanh

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) khóa luận tốt nghiệp 556 (Trang 53 - 58)

4.1.1. Xu hướng phát triển tín dụng xanh trên thế giới

TDX là một bộ phận cấu thành tài chính xanh, góp phần tích cực vào cơng cuộc BVMT và xã hội, giảm thiểu phát thải ra môi trường CO2 và các chất độc hại... Trong số các định chế tài chính đưa ra các điều kiện BVMT xã hội thì Chính sách kinh doanh bền vững và Nguyên tắc xích đạo của Tổ chức tài chính quốc tế (International Finance Corporation - IFC) được đánh giá là phù hợp nhất hiện nay trong hoạt động TDX.

Nguyên tắc xích đạo là một bộ chuẩn mực mang tính chất tự nguyện được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chuẩn mực hiện có và nhu cầu của các nhà đầu tư tài chính. Ngun tắc này được thơng báo lần đầu và tháng 06/2013 với 10 ngân hàng hưởng ứng và đến tháng 07/2009 đã có 69 ngân hàng trên thế giới tham gia. Được thực hiện theo nguyên tắc này bao gồm hơn 70% các dự án ở thị trường mới nổi và hơn 85% dự án tài trợ nói chung.

Việc tài trợ dự án là hình thức cấp vốn mà bên nhận tài trợ sẽ quan tâm chủ yếu đến nguồn thu của dự án bao gồm cả nguồn hoàn trả khoản vay, tính an tồn và độ tin cậy của khoản vay đó; điều này có thể dẫn đến việc bỏ qua các tác động và rủi ro của dự án đó tới mơi trường xã hội. Do đó, các Định chế Tài chính Tham gia Nguyên tắc Xích đạo (The Equator Principles Financial Institutions - EPFIs) đã áp dụng nguyên tắc này để đảm bảo các dự án được đầu tư sẽ cố gắng phấn đấu thực hiện các trách nhiệm xã hội cũng như hoạt động quản lý mơi trường bền vững. Vì vậy có thể ngăn ngừa hoặc giảm bớt được các tác động tiêu cực của dự án đến hệ sinh thái và cộng đồng.

Những quy định của Nguyên tắc xích đạo là bản ngun tắc đóng vài trị nền tảng, khn khổ cho việc thực hiện chính sách, quy định, tiêu chuẩn về môi trường xã hội của mỗi thành viên EPFIs. EPFIs sẽ không chấp nhận và thực hiện cho vay đối với những dự án mà bên nhận tài trợ không hoặc khơng tn thủ các điều kiện, quy định của các chính sách xã hội - môi trường và của Nguyên tắc xích đạo.

4.1.2. Cơ hội và thách thức cho phát triển hoạt động tín dụng xanh* Cơ hội: * Cơ hội:

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập như hiện nay, sự phát triển hoạt động TDX đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển chung của các NHTM như:

- Tính tồn cầu của hoạt động TDX giúp các NHTM Việt Nam nhận được nhiều đề nghị hợp tác từ các ngân hàng nước ngồi về việc triển khai thực hiện các gói cho xuất khẩu thơng qua hình thức cho vay hợp vốn, cho vay 2 bước... Ví dụ như trong năm 2019, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã cho vay Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 200 triệu USD khơng có TSBĐ cho các dự án năng lượng tái tạo như các dự án điện gió, điện mặt trời góp phần BVMT.

- Bên cạnh đó, khi các NHTM tuân thủ tốt các quy định về BVMT, xã hội sẽ giúp họ có cơ hội hợp tác với các nước có nền kinh tế phát triển và tiêu chuẩn khắt khe về môi trường như Nhật Bản hay EU.

* Thách thức

Mặc dù có tiềm năng rất lớn và mang lại cơ hội đổi mới cơng nghệ cho nền kinh tế hiện nay, song tín dụng cịn găp phải một số trở ngại sau:

- Tăng trưởng xanh, tài chính xanh, ngân hàng xanh hay TDX là những cụm từ đã được nhắc đến từ lâu, tuy nhiên với nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam, đó vẫn là những lĩnh vực cịn mới mẻ. Có thể thấy các quy định pháp luật của Việt Nam còn dàn trải, hành lang pháp lý chưa đầy đủ. Đối tượng mà các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay đang tập trung chủ yếu là trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp làm ảnh hướng xấu tới mơi trường. Điều này có thể dẫn đến việc chủ quan của các cán bộ tín dụng trong việc thẩm định khoản vay mà bỏ qua các đánh giá về RRMT. Một quyết định có tính chất pháp lý đóng vai trị quan trọng trong việc xác định các trách nhiệm có liên quan của ngân hàng trước những sự cố mơi trường. Từ đó, ngân hàng sẽ cẩn trọng hơn trong việc ra quyết định cho vay của mình để nguồn vốn vừa có thể đến tay các nhà đầu tư, vừa có thể đảm bảo các điều kiện, quy định về BVMT.

- Chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng chưa thực sự tốt, hệ thống quản lý rủi ro chưa thực sự hồn chỉnh: thiếu năng lực thể chế, thiếu thơng tin KH và cam kết từ đội ngũ quản lý cấp cao, hạn chế về năng lực đánh giá rủi ro của các cán bộ

ngân hàng... Do chưa có quy định cụ thể về hệ thống quản lý RRMT nên phần lớn các cán bộ tín dụng đánh giá cơ bản tác động mơi trường của các dự án dựa trên kinh nghiệm của mình. Việc đánh giá tác động mơi trường chỉ được xem như một việc làm cần thiết để xin giấy phép hoạt động, thay vì tính tốn những tác động tiêu cực có thể xảy ra. Tuy nhiên để xây dựng được một hệ thống quản lý rủi ro hoàn chỉnh, ngân hàng sẽ phải gặp một số khó khăn liên quan đến các chi phí như: chi phí hành chính để xây dựng mơi trường và duy trì hệ thống quản lý, chi phí th chuyên gia tư vấn, chi phí đào tạo cán bộ quản lý. Việc phải bỏ ra một nguồn chi phí lớn như vậy là lý do khiến cho các ngân hàng chưa thực sự mặn mà với việc xây dựng, áp dụng các nội dung quản lý một cách triệt để, hợp lý và nghiêm túc.

- Nguồn lực tài chính eo hẹp: Nguồn vốn cần để thực hiện TDX là rất lớn bởi vì các dự án thường phát sinh thêm chi phí đầu tư để đáp ứng các điều kiện nhằm làm giảm rủi ro liên quan đến mơi trường xã hội, từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế. Mặt khác thời gian để thực hiện các dự án này thường quá dài, TSBĐ không chắc chắn, yêu cầu thẩm định cao, trong khi nguồn vốn tại các huy động của các NHTM thường là ngắn hạn, huy động vốn theo chi phí vốn thương mại trên thị trường nên có chi phí cao. Do đó, các ngân hàng cịn mang tâm lý e ngại khi thực hiện cho vay các dự án TDX.

4.1.3. Chủ trương và chính sách của Việt Nam cho phát triển tín dụng xanh

TDX là một giải pháp để nâng cao trách nhiệm của hoạt động sản xuất, hướng tới sự thân thiện với môi trường, không làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, bảo đảm phát triển bền vững. TDX đã và đang chứng minh là hướng đi tất yếu của ngành tài chính tồn cầu. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành khung pháp lý dành cho TDX, Chính phủ Việt Nam đã triển khai những chính sách và chủ trương cụ thể.

Thực hiện nhiệm vụ số 37 tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020, NHNN đã xây dựng một số văn bản quy định tín dụng như: Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/03/2015 về thúc đẩy tăng trưởng TDX và quản lý RRMT - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm

2020 tại Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 06/08/2015; tại Quyết định số 986/QĐ-TTG ngày 8/8/2018 đã lồng ghép nội dung về định hướng phát triển TDX - ngân hàng xanh vào nội dung Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...

Từ các vản bản quy định trên, các TCTD cần thực hiện, xây dựng và hoàn thiện thể chế tín dụng để phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững, tập trung nguồn lực để đầu tư, tài trợ cho các dự án, phương án SXKD vì mơi trường xã hội. Ngồi ra, các TCTD cũng cần ưu tiên cấp tín dụng xanh cho các ngành kinh tế thực hiện bảo tồn, phát triển và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả; sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sử dụng các thiết bị, sản phẩm thân thiện với môi trường. Bên cạnh đấy, các TCTD cần chủ động nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý RRMT thơng qua các chính sách, nguồn lực, quy trình và thủ tục cấp tín dụng, để tăng cường sự phối hợp trong cơng tác BVMT và quản lý tín dụng.

4.2. Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xanh cho Agribank trong

thời gian sắp tới

* về cơ chế chính sách:

Từ việc phân tích kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các NHTM trong nước cũng như thực trạng hoạt động TDX tại Agribank, có thể thấy việc xây dựng một khung chính sách chặt chẽ, cụ thể là điều cấp thiết đối với ngân hàng. Bên cạnh việc ưu tiên các dự án xanh, ngân hàng cũng cần phải cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định tín dụng đối với các dự án này dựa trên các quy định có sẵn. Thêm vào đó, một chính sách cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ có thể làm giảm tính phụ thuộc vào quyết định chủ quan của cán bộ tín dụng.

- Tiếp tục hồn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ có liên quan đến cấp tín dụng, đảm bảo chặt chẽ nhưng phải linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ các chi nhánh, tuân thủ các quy định của NHNN.

- Xử lý nhanh chóng và kịp thời các khoản vay vượt quyền, các đề xuất liên quan đến cơng tác tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh. Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định việc cấp tín dụng tại các chi nhánh và Hội sở, hạn chế tối đa

việc tra soát bổ sung nhiều lần những nội dung liên quan đến báo cáo thẩm định nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của KH, nâng cao hoạt động quản lý rủi ro...

- Để phịng ngừa rủi ro tín dụng, các dự án xanh có tổng mức đầu tư lớn được đánh giá có mức độ rủi ro cao cần được điều chỉnh mức vốn tự có tham gia cho phù hợp.

* Gia tăng nguồn vốn huy động:

Như đã phân tích ở trên, các dự án xanh, thân thiện với môi trường thường địi hỏi vốn lớn, thời gian hồn vốn lâu, vì có nhiều dự án phải thay đổi cả quy trình sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến vào SXKD, trong khi nguồn vốn tự có hay nguồn vốn huy động từ dân cư của ngân hàng lại có hạn. Vậy nên để khắc phục tình trạng này, Agribank cần đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút các nguồn đầu tư lớn với chi phí thấp từ các tổ chức quốc tế. Nhưng để đáp ứng tốt các điều kiện khắt khe của các tổ chức quốc tế khi thực hiện rót vốn, ngân hàng trước hế cần phải nâng cao, chất lượng hoạt động cũng như các sản phẩm, dịch vụ mình. Từ việc gia tăng nguồn vốn, ngân hàng có thể đa dạng hơn nữa các sản phẩm, dịch vụ cũng như đối tượng đầu tư của mình, đáp ứng kịp thời nhu cầu của KH.

* Đa dạng hóa danh mục các sản phẩm:

Mặc dù Agribank đang chiếm phần lớn thị phần về TDX trên thị trường, tuy nhiên lại chỉ tập trung vào lĩnh vực nơng nghiệp. Vì vậy trong tương lai, để có thể tiếp tục giữ vững vị trí của mình Agribank cần đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của

mình để tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Ngồi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, ngân hàng cần tìm hiểu, đầu tư thêm vào các lĩnh vực xanh khác như năng lượng tái tạo, năng lượng tiết kiệm, xử lý rác thải, xử lý nguồn nước. Agribank có thể xây dựng các chính sách riêng biệt, dành riêng cho các dự án xanh như có thể có mức giảm lãi suất cao hơn nữa hay nhiều ưu đãi về thuế để tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trên thị trường và thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp.

* Đào tạo, nâng cao đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên mơn, nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp:

Các quyết định của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến q trình tín dụng của ngân hàng. Bởi vậy nếu khơng có hàng rào kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ và ngăn chặn rủi ro tín dụng từ trong nội bộ thì các rủi ro liên quan đến quy trình

nghiệp vụ, rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng sẽ ngày càng gia tăng và một khi xảy ra thì sẽ gây ảnh hưởng rất nặng nề sự hoạt động của ngân hàng. Vì thế cần thường xuyên giám sát quản lý, theo dõi cán bộ ngân hàng nhất là cán bộ tín dụng, những người quyết định trực tiếp đến việc cho vay. Mặt khác, việc thẩm định các dự án xanh thường khá phức tạp, đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có chun mơn cao cũng như sự am hiểu về khách hàng, về tính chất đặc thù của dự án.

* Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tín dụng xanh:

Cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ ngân hàng về tín dụng xanh để họ có thể nắm rõ và thực hiện đúng. Ngồi ra, ngân hàng cũng cần đóng vai trị là nhà tư vấn để tư vấn thêm cho các doanh nghiệp về ý thức, trách nhiệm BVMT, cũng như giúp họ nắm được các điều kiện vay vốn của chương trình TDX để từ đó học có thể điều chỉnh các hoạt động của mình sao cho phù hợp và tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tín dụng xanh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank) khóa luận tốt nghiệp 556 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w