5 .Kết cấu đề tài
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VAMC TỪ KHI THÀNH LẬP TỚ
2.2.3 Hoạt động xử lý nợ xấu đã mua
Cuối năm 2013, VAMC mua được 39.000 tỷ nợ xấu và thu hồi được 200 tỉ. Trong năm 2014 hai con số này là 82.000 tỷ và 4.200 tỷ đồng, nếu tính cả khoản nợ trên 300 tỉ đồng của Agribank đang bán chỉ chờ chuyển tiền về thì con số này là 4.500 tỉ. Số nợ xấu đã xử lý được gồm xử lý TSĐB, bán nợ tập trung chủ yếu cho các khoản mua nợ của 2013. So với kế hoạch thu hồi nợ, bán tài sản là 2.500 tỷ đồng thì việc thực hiện là vượt kế hoạch. Hết quý I/2015 là 8000 tỷ, con số thu hồi chưa được thống kê nhưngkế hoạch năm 2015 sẽ mua 80.000 tỷ nợ xấu và xử lý gấp đôi hoặc gấp rưỡi so với xử lý năm 2014, tức là khoảng 8.000 tỷ - 10.000 tỷ.
Hình 2.12 Tỷ lệ thu hồi nợ xấu thơng qua VAMC
Có vẻ như cả năm 2013 và 2014, hai kết quả mua nợ và thu hồi nợ của VAMC đều vượt chỉ tiêu đầu năm. So sánh sự tăng mạnh của tỷ lệ thu hồi nợ về giá trị tương đối, tăng lên gấp đôi từ năm 2014 sang 2015, ta thấy dường như VAMC đang tích cực đẩy mạnh việc xử lý nợ sau khi thu mua, đỉnh điểm là dự báo năm nay sẽ thu hồi được 12.5% số nợ đã mua trong năm.
Tuy nhiên, con số dù ấn tượng đến đâu, đến cuối năm 2014 thị trường vẫn chưa hết hoài nghi về khả năng xử lý nợ của đơn vị chuyên trách này khiđã sử dụng các biện pháp xử lý nợ xấu linh hoạt như phát mại, đấu giá, bán tài sản, bán khoản nợ thơng qua hình thức xử lý trực tiếp hoặc ủy quyền cho các TCTD. Cụ thể VAMC đã thực hiện một loạt các hoạt động xử lý nợ xấu đã mua:
- Một số khoản nợ xấu có TSĐB là dự án còn dở dang sẽ được VAMC tiếp tục cho vay để hoàn thành dự án.
- Một số doanh nghiệp có khoản đầu tư trái ngành nhưng hoạt động xản xuất kinh doanh chính vẫn được duy trì, doanh nghiệp được vay trở lại để phát triển hoạt động.
- Ủy quyền các nội dung liên quan đến khởi kiện cho một số TCTD đang tiến hành khởi kiện, thi hành án với một số khách hàng cụ thể.
- Tổ chức theo dõi, quản lý, thu giữ hồ sơ, giám sát các khoản nợ xấu đã mua. - Nghiên cứu cơ chế phối hợp với TCTD bán nợ để xử lý các khoản nợ xấu đã
- Triển khai nghiên cứu cơ chế mua bán nợ xấu theo giá thị trường, hình thành thị trường mua bán nợ xấu theo thực tiễn, kinh nghiệm và đề xuất của các tổ chức quốc tế.
- Bước đầu tiên phân loại, củng cố hồ sơ pháp lý đối với các khoản nợ có TSĐB lớn, các dự án có khả năng bán nợ/ TSĐB để giới thiệu cho nhà đầu tư quan tâm. - Tiến hành phân nhóm,lập danh mục các khoản nợ thành 3 nhóm chính: bất động sản, chế biến chăn ni, sản xuất cơng nghiệp dựa vào tiêu chí các khoản nợ có
giá trị
lớn, TSĐB là những dự án bất động sản hoặc các khoản nợ có nhà máy sản xuất. Các biện pháp xử lý nợ tưởng chừng rất khả quan, mang lại hiệu quả song dường như chưa phát huy tác dụng khi tổng số nợ thu hồi được chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với số nợ mà công ty mua về, kết quả thu thực sự còn hạn chế. Nguyên nhân của việc này nằm ở chỗ những vướng mắc trong cơ chế xử lý TSĐB, những hạn chế trên thị trường mua bán nợ, cộng với việc VAMC mua nợ với giá quá cao, khiến cho việc bán nợ gặp khó khăn khi khơng tìm được tiếng nói chung với các nhà đầu tư trên thị trường.
Mua đã khó, việc VAMC bán nợ lại càng khó hơn vì từ trước đến nay, VAMC mới chỉ gom nợ để đấy nhưng chưa biết bán lại cho ai, bán như thế nào.Có vẻ như đến thời điểm hiện tại việc VAMC làm tốt nhất đang chỉ là mua nợ, còn hoạt động xử lý nợ vẫn rất khiêm tốn. Nói cách khác, phần nhiều các khoản nợ đang chỉ chuyển đổi sở hữu từ túi NH sang túi của VAMC chứ chưa được xử lý dứt điểm, nhưng điều quan trọng là VAMC đã giảm mức độ nguy hại của các khoản nợ này đến nền kinh tế, tạo điều kiên lưu thơng dịng vốn. Đó mới là mục tiêu chính sách mà NHNN đang hướng tới.. Lý giải cho việc này là xử lý nợ xấu là một việc khó khăn khi mà nền kinh tế cịn vừa đi lên từ suy thối, cần lộ trình và khơng thể vội, kể cả năm 2015 việc chính VAMC làm vẫn là gom nợ, còn việc xử lý nợ sẽ chỉ thực sự quyết liệt vào năm 2016. Năm 2015 có thể ví như cơ hội nỗ lực cuối cùng với những doanh nghiệp khó khăn. Cùng lúc đó, đây là thời gian VAMC chờ đợi những cơ chế xử lý nợ được bổ sung.
Đã có những phối hợp giữa VAMC với NH trong giải quyết nợ xấu, nhưng vì cịn nhiều vướng mắc trong cơ chế, hiện công tác xử lý nợ vẫn phụ thuộc khá nhiều vào sự chủ động của NH.Ngoài bán nợ cho VAMC, bản thân từng NH cũng cần phải áp dụng những giải pháp để thu hồi nợ xấu. Không đề cập số nợ xấu cụ thể phải xử lý của từng NH nhưng để đưa tỉ lệ nợ xấu về dưới 3%, theo một lãnh đạo NHNN, hệ thống NH
Hiện VAMC đang xây dựng kế hoạch mua thí điểm một số khoản nợ theo giá thị trường, thay vì bằng TPĐB, hướng đến hình thành một thị trường mua bán nợ tại Việt Nam. Thị trường cũng chờ đợi những cơ chế mới về xử lý TSĐB, có như vậy mới kỳ vọng có được bước tiến thực chất trong xử lý nợ xấu và nợ xấu mới kéo được về mục tiêu đặt ra được.