5 .Kết cấu đề tài
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA VAMC
2.3.1 Những thành công đạt được
Dựa trên kinh nghiệm các nước và điều kiện thực tế ở Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một VAMC theo hướng tập trung để thực hiện việc xử lý nợ xấu của các TCTD. Trong bối cảnh nền kinh tế lúc đó việc thành lập VAMC là hồn tồn đúng đắn. VAMC có thể coi là mơ hình cơng ty AMC khá tốt.
VAMC, bước đầu, đã làm giảm được nợ xấu trong nền kinh tế. Thực vậy, sau
gần 2 năm đi vào hoạt động, VAMC đã tiến hành mua được 129.000 tỉ đồng nợ xấu và thu hồi hơn 4.700 tỉ. Dù ít dù nhiều VAMC đã góp phần khơi thơng dịng chảy vốn, lành mạnh hóa hoạt động NH, tăng cường phát triển kinh tế. Nợ xấu tháng 9/2012 của các TCTD lên đến 17%. Nhưng nhờ sự nỗ lực chung, trực tiếp là NHNN, các TCTD và đặc biệt là sự tham gia của VAMC, đến tháng 10/2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9/2012 (465.000 tỉ đồng). Tỷ lệcuối năm 2014 còn khoảng 3,25%- con số thấp nhất trong năm vớitổng nợ xấu nội bảng là 145.000 tỷ đồng . Ta có thể quan sát bảng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NH trong năm 2014.
Hình 2.13: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng của hệ thống NH năm 2014
Nhưng trái ngược với kì vọng nợ xấu tiếp tục giảm xuống dưới 3% thì đến hết quý I/2015 con số này đã tăng trở lại mức 3,49%, sau khi giảm xuống mức 3,25% vào cuối năm 2014.
Là định chế mới được thành lập và đi vào hoạt động với nhiều khó khăn, thiếu thốn ban đầu về điều kiện hoạt động nhưng kết quả đạt được ban đầu của VAMC là rất đáng khích lệ, tạo nền tảng cho việc đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu trong thời gian tới,
đặc biệt là tạo được niềm tin về tính khả thi của một công cụ xử lý nợ xấu rất đặc thù. Việc VAMC đã mua được nợ xấu và tiếp nhận đề nghị bán nợ tự nguyện từ nhiều
NH bao gồm NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, NHTM yếu kém, NHTM có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% đã minh chứng các TCTD đã sẵn sàng bán nợ xấu cho VAMC và tâm lý e ngại của các TCTD trong việc bán nợ xấu cho VAMC đã được xóa bỏ đáng kể khi các TCTD đã hiểu được rõ ràng hơn những lợi ích đem lại của việc tham gia xử lý nợ xấu qua VAMC.
Không chỉ gặp thuận lợi ban đầu khi mua nợ xấu, việc bán lại nợ xấu của VAMC cho bên thứ ba cũng có những tín hiệu khả quan. Nhiều nhà đầu tư nước ngồi, các tổ chức tài chính quốc tế đã ngỏ ý muốn mua lại các khoản nợ xấu của VAMC. Các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng mua số lượng rất lớn nợ xấu của Việt Nam nhưng theo quy định hiện hành, họ chưa được phép tham gia mua nợ xấu, vốn ngoại vẫn đứng ngoài cuộc chơi xử lý nợ.
=> Như vậy, bước đầu, VAMC đã và đang tạo đà đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu ở Việt Nam.
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại
Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu về xử lý nợ xấu nhưng hoạt động của VAMC vẫn cịn gặp những khó khăn nhất định. So với thực trạng nợ xấu, tốc độ xử lý còn chậm, kết quả bán nợ, TSĐB cịn rất khiêm tốn. Q trình triển khai xử lý nợ xấu trong thời gian qua, VAMC gặp phải một số bất cập, hạn chế.
2.3.2.1 Thị trường mua bán nợ cịn chưa hồn chỉnh
Hiện Việt Nam thị trường mua bán nợ xấu rất kém phát triển. nguyên nhân là do - Hành lang pháp lý còn nhiều hạn chế: thực tế mua bán nợ trên thị trường, cơ chế xử lý cịn nhiều điểm khơng rõ ràng, nhất là chưa có hướng dẫn cụ thể về định giá khoản nợ để bán.
- Thị trường độc quyền mua: Tổ chức muốn mua nợ xấu cần phải có đăng ký kinh doanh với ngành nghề mua bán nợ. Hiện tại chỉ có VAMC, DATC ( công ty mua
bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp) và các AMC của các TCTD mới
có thể
thực hiện các giao dịch mua bán nợ xấu. Điều này làm hạn chế sự phát triển của thị
trường và tác động đến nhu cầu muốn bán nợ của các TCTD.
- Khó khăn khi xác định giá bán nợ: có 2 phương thức xác định giá bán nợ là định giá theo giá trị sổ sách và định giá theo giá trị thị trường. Hơn nữa là việc hài
hịa lợi
ích giữa bên bán và bên mua khi bên mua nợ yêu cầu giá thấp trong khi các TCTD
muốn bán với giá cao. Việc bán khoản nợ khi chưa có cơ sở định giá chính xác
là rất
phức tạp. Trong khi đó, khả năng của VAMC trong giai đoạn này khơng dễ dàng có
thể tự định giá đểbán được khoản nợ khi mà VAMC đã thực hiện mua các khoản nợ
với giá tương đối cao từ 70 đến 80% giá trị.
- Phương thức mua bán còn hạn chế: theo quy định hoạt động mua bán nợ của công ty được thực hiện dưới 2 hình thức: mua nợ theo giá trị ghi sổ bằng TPĐB do
VAMC phát hành và mua nợ theo giá thị trường bằng nguồn vốn không phải là TPĐB.
Nhưng thực tế hoạt động VAMC chỉ đang thực hiện theo cách thứ nhất, chưa có khoản
nợ nào được mua bán theo giá thị trường. Đối với một thị trường hàng hóa, cần sự
phong phú và đa dạng, mua bán trao đổi chỉ bằng một hình thức là quá đơn giản
và sẽ
trả nợ TCTD, tuy nhiên, sau khi bán tài sản, giá trị thu hồi không đủ trả nợ TCTD, khách hàng khơng cịn nguồn lực để trả nợ TCTD. Vì vậy, khách hàng thường không chấp nhận định giá tài sản theo mức giá thị trường mà luôn yêu cầu phải đủ để trả nợ gốc và lãi. Mặt khác, một số trường hợp TCTD khơng phối hợp để bán nợ, tài sản do có vấn đề trong q trình vay vốn.
Như vậy việc tiến hành thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản kết quả còn khiêm tốn, mà thực chất phần lớn giá trị thu hồi là do nỗ lực của TCTD tự thực hiện (VAMC đã tiến hành uỷ quyền thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo cho TCTD).
2.3.2.3 Thi hành án chậm
Điểm nghẽn nữa cần được lưu ý trong quá trình xử lý nợ là việc thi hành án chậm trễ. Nguyên nhân là do:
- Các khoản vay liên quan tới nhiều TCTD
- Liên quan tới nhiều loại tài sản khó phát mại như tài sản chưa được xác minh, đang trong tranh chấp, TSĐB ở các TCTD khác chưa được xử lý
- Liên quan tới khách hàng: bỏ trốn, tẩu tán tài sản thế chấp...
- Liên quan đến đơn vị thi hành án: đơi khi TCTD đã có yêu cầu xử lý hồ sơ nhưng đơn vị thi hành án vẫn chưa tiến hành thực hiện.
Nói chung việc thi hành án chậm trễ khiến cho TSĐB bị hư hỏng, giảm giá trị, chi phí phát sinh tăng dễn đến khả năng thu hồi vốn kém đã khiến VAMC bị động trong cuộc chơi mua bán nợ.
2.3.2.4 Một số điểm khúc mắc khác
a, Quy mô công ty và nguồn vốn xử lý nợ quá nhỏ
Khi ra đời VAMC chỉ vỏn vẹn có 500 tỷ đồng vốn điều lệ do Nhà nước cấp so với con số nợ xấu 47.000 tỷ. Kể cả hiện nay vốn điều lệ đã tăng lên 2000 tỷ nhưng so với con số nợ xấu cần phải mua tính tới cuối năm nay là 200.000 tỷ ( năm 2015 mục tiêu mua lại 80.000 tỷ) thì khơng hề đáng kể. Quy mơ cơng ty q nhỏ làm hạn chế số lượng và phương thức giao dịch trên thị trường khiến quá trình xử lý nợ xấu dài thêm.
b, Việc tiến hành cơ cấu nợ, miễn giảm lãi
Hoạt động này còn nhiều hạn chế, do nhiều nguyên nhân:
- TCTD không muốn xem xét miễn giảm lãi, cơ cấu khoản nợ cho khách hàng, thậm chí nhiều khách hàng có đơn đề nghị xem xét cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, xây dựng
phương án tiếp tục kinh doanh song khơng được đáp ứng vì khoản nợ có TSĐB giá trị kém, khách hàng phát sinh nợ xấu ở nhiều TCTD.
- Từ phía khách hàng: khách hàng chưa đưa ra được phương án sản xuất - kinh doanh khả thi, chưa chứng minh được tình hình tài chính, cũng như thu xếp vốn
để đầu
tư tiếp.
- Từ phía VAMC: Cơng ty khơng thể chủ động tiến hành miễn giảm lãi cho khách hàng khi TCTD chưa thống nhất vì TCTD vẫn phải chịu mọi rủi ro đối với
khoản nợ xấu mua bằng TPĐB, việc quyết định miễn giảm lãi ảnh hưởng trực
tiếp tới
tình hình tài chính của các TCTD. c, Khách hàng chây ỳ trong việc trả nợ
Khách hàng dựa vào lý do đã bán nợ cho VAMC để kéo dài việc trả nợ, không hợp tác với TCTD, thậm chí có u cầu VAMC thực hiện cơ cấu nợ, miễn giảm lãi trong khi khơng có phương án kinh doanh khả thi, không đáp ứng được điều kiện theo quy định.
d, Sự phối hợp khơng chặt chẽ từ phía NH và VAMC
Về phía TCTD, việc bán nợ cho VAMC chỉ giúp giảm nợ xấu về tỷ lệ theo quy định, TCTD vẫn phải chịu trách nhiệm như trích dự phịng rủi ro, thu hồi nợ, bán nợ, bán TSĐB thậm chí gánh chịu hậu quả nếu xảy ra thất thoát. Do vậy, TCTD vẫn xác định quyền chủ nợ của họ sau 5 năm sẽ thu hồi, dẫn đến sự hợp tác khơng chặt chẽ, thậm chí khơng cần VAMC xử lý nợ xấu đã bán.
e, Khơng có động cơ để VAMC xử lý nợ xấu
- VAMC khơng có quyền chủ động xử lý những khoản nợ xấu mua bằng TSĐB. Do vậy, trên danh nghĩa, TCTD vẫn có quyền quyết định đối với tài sản thế chấp của
khoản nợ, VAMC khơng có nhiều vai trị định đoạt TSĐB của các khoản nợ xấu đã
mua. Thực tế cho thấy, nếu TCTD phối hợp chặt chẽ với VAMC thì Cơng ty thể hiện
NHNN đã tái cấp vốn đó. Như vậy rủi ro của VAMC khi không xử lý được nợ gần như bằng khơng.
- VAMC hồn tồn sử dụng tiền NHNN cấp để xử lý nợ xấu nên gần như khơng có áp lực thua lỗ để nỗ lực hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó thời gian hoạt động của VAMC không bị ấn định trước nên cũng không có áp lực buộc VAMC phải xử lý nợ nhanh chóng và chi phí thấp nhất.
f, Nguồn vốn ngoại cịn ngồi cuộc chơi
Khi nguồn vốn trong nước là khơng đủ thì nguồn vốn ngoại bơm vào là một điều cần thiết. Trong thời gian qua, rất nhiều tổ chức quốc tế, nhà đầu tư nước ngồi đến làm việc với VAMC để tìm hiểu thực tế hoạt động của VAMC, khuôn khổ pháp lý trong việc triển khai xử lý nợ, bán các khoản nợ xấu đã mua bằng tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu hệ thống pháp luật tại Việt Nam đối với các vấn đề liên quan đến mua bán và xử lý nợ, về sở hữu đất đai, về tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò còn hạn chế của VAMC trong việc quyết định các vấn đề về bán nợ, bán TSĐB... các nhà đầu tư chỉ mới tiếp cận để tìm hiểu bước đầu mà chưa chính thức đặt vấn đề cụ thể.
2.3.3 Những thách thức cho VAMC
2.3.3.1 Về phía VAMC
Thứ nhất, VAMC có quyền u cầu các TCTD cung cấp số sách, thông tin hoạt
động; đồng thời, những TCTD có mức nợ xấu trên 3% có nghĩa vụ bán nợ xấu cho VAMC. Có thể dẫn đến trường hợp VAMC cố gắng mua thật nhiều nợ xấu nhờ vào quyền lực của mình, nhưng khi mua rồi lại khơng tích cực tìm ra phương pháp xử lý thích hợp, đến khi trả lại nợ xấu cho NH thì “nợ đã xấu lại càng thêm xấu”.
Thứ hai, mặc dù có nhiều nhà đầu tư nước ngồi ngỏ ý mua nợ xấu nhưng nếu cứ
bán cho các nhà đầu tư này nhằm nhanh chóng loại bỏ nợ xấu có thể dẫn đến rủi ro biến động dòng vốn FPI vào ra tài khoản vốn của Việt Nam, tạo ra sức ép và thanh khoản ngoại tệ cho hệ thống NH Việt Nam.
Thứ ba, một điều VAMC cần tính đến nữa là các cơng ty, tổ chức mua lại nợ, nếu
mục đích kiếm lời nhanh, cách thanh lý chủ yếu sẽ là bán tháo tài sản thế chấp chứ không phải giúp doanh nghiệp nợ tái cấu trúc lại dòng tiền và sản xuất để biến số nợ
xấu đó dần thành nợ khơng xấu. Trong trường hợp này tác động vào nền kinh tế sẽ rất tiêu cực.
2.3.3.2 Về phía các NHTM
về cơ bản, các NH có mức nợ xấu cao muốn bán nợ cho VAMC. Tuy vậy, cũng có nhiều yếu tổ cản trở mong muốn này, cụ thể:
Thứ nhất, đối với các NH đã trích lập đầy đủ dự phòng, việc bán nợ lại làm tăng
số trích lập dự phịng, bởi lúc này giá trị của TSĐB sẽ khơng được tính đến khi phải trích lập lại dự phòng.
Thứ hai, bán nợ cho VAMC đồng nghĩa với việc thừa nhận NH có vấn đề về nợ
xấu (dù sự thật có thể khơng như vậy), điều này sẽ giảm uy tín đáng kể của NH.
Thứ ba, những khoản nợ xấu mà VAMC mua đều là những khoản nợ có TSĐB
khi bán nợ, NH sẽ khơng cịn quyền xử lý các khoản nợ này nữa, trong khi NH chưa rõ VAMC có tích cực xử lý các khoản nợ này hay khơng, bởi nếu khơng xử lý thì sau một thời gian NH phải tiếp tục chịu trách nhiệm về khoản nợ này (những khoản nợ mà khả năng thu hồi gần như bằng 0) và phải hoàn trả lại số tiền đã được NHNN tái cấp vốn.
Thứ tư, các NH chưa rõ tiêu chuẩn để được tái cấp vốn, tỷ lệ tái cấp vốn tương
ứng với giá trị TPĐB nhận được từ VAMC. Các quy định của luật dường như cho thấy NHNN sẽ tự quyết về các nội dung này tùy theo tình hình kinh tế vĩ mơ và tiếng nói của các NH có thể sẽ khơng có nhiều trọng lượng.
Thứ năm, VAMC chỉ xử lý những khoản nợ có TSĐB, trong khi vẫn cịn một
lượng không nhỏ các khoản nợ xấu mà NH đã cho vay theo các điều khoản dễ dãi và khơng có bảo đảm, đây lại chính là phần nợ xấu mà NH muốn xử lý nhất. Hiện tại, các NH đang cố gắng xử lý những khoản nợ này bằng cách yêu cầu thế chấp bổ sung nhưng rất hạn chế và cách duy nhất có hiệu lực là tăng trích lập dự phịng rủi ro và gần như chấp nhận suy giảm lợi nhuận và mất vốn.
Thứ sáu, trong trường hợp buộc phải bán nợ thì với khoản vốn nhận được từ tái
chiết khấu, NH sẽ có tiềm năng cho vay những món nợ có rủi ro cao nhằm đạt lãi suất cao thay vì thận trọng để bù vào những khoản bị buộc phải trích lập và vịng xốy nợ lại lặp lại. Ngồi ra, trong q trình xử lý nợ xấu này, khi NH đem TPĐB đến NHNN để xin tái cấp vốn cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra lạm phát (trước mắt nguy cơ ngày có
thể khơng q lớn vì thanh khoản của hệ thống NH hiện thời rất tốt, thậm chí có những ý kiến cho rằng ngân hàng đang “ế vốn”).
2.3.3.3 Từ hệ thống pháp lý
Việc xử lý nợ xấu chắc chắn gắn chặt với bộ khung pháp lý về xử lý nợ của hệ thống tư pháp Việt Nam. Hệ thống pháp lý thuận lợi phải đảm bảo nhanh chóng phá sản các doanh nghiệp khơng cịn khả năng trả nợ, thanh lý tài sản đảm bảo nhanh và bảo vệ quyền lợi của chủ nợ. Quá trình xử lý nợ xấu gắn liền với hiệu quả hoạt động của khn khổ pháp luật, đẩy nhanh q trình tố tụng sẽ giảm thiểu chi phí thu hồi nợ, ảnh hưởng quyết định đến việc xử lý nợ cũng như tính tích cực của chủ nợ lẫn con nợ trong quá trình giải quyết. Tuy vậy đây là một trong những điểm nghẽn của hệ thốngtư pháp trong rất nhiều năm và chưa có dấu hiệu sẽ hồn chỉnh trong thời gian tới.